1 trái dừa bao nhiêu calo? Nước dừa từ lâu đã là một thức uống giải khát quen thuộc, có công dụng giải nhiệt hữu hiệu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Là loại nước uống quen thuộc nhưng bạn có biết 1 ly nước dừa bao nhiêu calo? Nếu đang trong thời gian giảm cân, giữ dáng thì bạn càng không nên bỏ qua bài viết này, nguồn cung cấp thông tin để bạn tính toán lượng calo chuẩn cho thực đơn ăn uống có dừa.
1 trái dừa bao nhiêu calo? Cùng ABCSport giải đáp qua những thông tin dưới đây
Xem thêm thông tin về bảng calo của các thực phẩm quen thuộc:
- Bưởi bao nhiêu calo? Cách ăn bưởi giảm cân thần tốc
- Mít bao nhiêu calo? Đang giảm cân có nên ăn mít?
- Bánh flan bao nhiêu calo? Ăn bánh flan có mập không?
- Nên ăn ổi vào lúc nào để giảm cân nhanh nhất?
1. 1 trái dừa bao nhiêu calo?
1 trái dừa bao nhiêu calo không chỉ phụ thuộc vào khối lượng, chủng loại mà còn tùy độ chín của dừa. Thông thường dừa non thì có nhiều nước, còn dừa già thì cơm dừa chiếm phần lớn.
1.1. Có bao nhiêu loại dừa? 1 trái dừa bao nhiêu calo?
Dừa là một loại quả có tính ứng dụng trong thực tiễn với nhiều công thức món ăn, thức uống, và có thể làm đồ handmade, phân bón hữu cơ từ vỏ dừa. Chúng ta thường biết đến dừa là loại nước uống có vị ngọt tự nhiên, dễ uống và hạ nhiệt hiệu quả cho những ngày nắng nóng mùa hè.
Tuy nhiên, ngoài công dụng giải khát, dừa ở Việt Nam có rất nhiều chủng loại với các đặc tính nổi bật khác nhau phù hợp cho từng mục đích sử dụng như: làm bánh, làm kem, làm nước cốt dừa,…
Có nhiều loại dừa như dừa ta, dừa sáp, dừa lá,… nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến dừa xiêm với vị ngọt mát lành thiên nhiên đặc trưng. Dừa xiêm cũng chia thành nhiều loại, tùy theo đặc tính cây trồng và khu vực địa lý có thổ nhưỡng khác nhau mà có những loại như: dừa xiêm xanh ở Đồng Bằng sông Cửu Long, dừa xiêm lục ở Bến Tre, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lửa, dừa xiêm núm,…
1 trái dừa bao nhiêu ml cũng là một trong những nhân tố quyết định đến lượng calo. Một trái dừa non thường có từ 200 – 300 ml, vậy 1 trái dừa bao nhiêu calo? Với lượng thể tích trên dưới 300 ml, 1 trái dừa chứa khoảng 60 calo. Mức năng lượng này khá khiêm tốn khi đặt lên bàn cân với các loại nước uống trái cây khác, tuy nhiên trong nước dừa lại có hàm lượng vitamin và khoáng chất canxi, magie, natri,… bổ dưỡng cho cơ thể.
Theo nghiên cứu 1 trái dừa chứa khoảng 60 calo
1.2. Calo trong 1 trái dừa thấp hơn so với các thực phẩm khác?
Trong 100 ml nước dừa chỉ có khoảng 18,9 calo, bạn có thể tham khảo thêm lượng calo của một vài thực phẩm khác để có sự lựa chọn phù hợp cho chế độ ăn hàng ngày:
- 1 quả dứa bao nhiêu calo? 100gr dứa tương đương với 50 calo, 1 quả dứa thường có khoảng 55 calo trong khi 300 ml nước ép dứa chứa 130 calo. So với 300 ml nước dừa tươi, nước dứa chứa mức năng lượng gấp 2.5 lần.
- Nước cam bao nhiêu calo? 1 quả cam có trọng lượng trung bình là 200 gram với lượng calo là 90. 1 ly nước cam thường có nguyên liệu gốc là 3 quả cam, đường, có thể có mật ong hoặc thêm hạt chia. Vậy 1 ly nước cam được ép từ 3 quả cam sẽ chứa khoảng 300 calo, cao gấp 5 – 6 lần lượng calo trong 1 ly nước dừa.
- Bưởi bao nhiêu calories? Tính calo của bưởi có nhiều cách, có thể tính theo từng giống bưởi, cũng có thể tính theo công thức món ăn,… Bưởi múi hồng có lượng calories cao gần gấp đôi bưởi trắng, lần lượt là 140 và 78 calo. Các món ngon dùng bưởi làm nguyên liệu có thể kể đến salad, gỏi, trà, nước ép.
- Gạo lứt bao nhiêu calo? Gạo lứt huyết rồng có màu đỏ nâu sẫm, là loại gạo lứt được dùng phổ biến nhất hiện nay. 100 gram gạo lứt huyết rồng khá giàu dinh dưỡng, chứa 111 calories. Gạo lứt cũng có thể dùng để nấu trà, có tác dụng giải nhiệt, đào thải độc tố cho cơ thể. Trà hay nước uống gạo lứt cho lượng calo tương đương với 1 ly nước dừa tươi, khoảng 50 – 60 calories.
So với 300 ml nước dừa tươi, nước dứa chứa mức năng lượng gấp 2.5 lần
2. Uống nước dừa giúp giảm cân?
Đã biết 1 trái dừa bao nhiêu calo nhưng bạn vẫn quan ngại không biết có nên uống nhiều nước dừa trong giai đoạn giảm cân. Sau khi so sánh với các loại nước trái cây thông dụng như nước cam vắt, nước ép dứa, chúng ta có thể nhận định rằng nước dừa chứa lượng calo nhỏ hơn rất nhiều. Đây cũng là yếu tố giúp nước dừa trở thành thức uống ưa thích của nhiều người trong giai đoạn giảm mỡ thừa, siết cân nặng.
2.1. Ăn kiêng có nên uống nước dừa không?
Các lý do chính giúp nước dừa là loại nước uống được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người đang giảm cân có thể kể đến: tác dụng kích thích cơ thể đốt nhiều chất béo, mức calo đặc biệt thấp so với các loại nước giải khát khác.
Với mức calo đó, uống nước dừa giúp giảm bao nhiêu calo một ngày? Không có câu trả lời nào thực sự đúng, bởi vì còn tùy thuộc rất nhiều vào chế độ ăn và quan trọng là mỗi người có một cơ địa khác nhau. Nước dừa chỉ cung cấp một lượng calo nhỏ, nhưng nếu bạn nạp nhiều thức ăn dầu mỡ, giàu chất béo trong cùng một ngày, thì công cuộc giảm cân cũng sẽ tan thành mây khói.
Uống nước dừa có giúp giảm cân? Trong 1 quả dừa chỉ chứa 1 lượng calo nhỏ
Xem thêm:
- Chững cân là gì? Thực đơn giảm cân cho người bị chững cân
- Đang giảm cân khi đói nên ăn gì? Top 10 gợi ý không thể bỏ qua!
- Súp cua bao nhiêu calo? Ăn bao nhiêu không béo?
- 1 chén cơm bao nhiêu calo? 5 mẹo giảm cân với cơm
2.2. Uống nước dừa lúc nào thì tốt?
Uống nước dừa trong mỗi một thời điểm sẽ mang lại tác dụng khác nhau, vậy nên uống nước dừa khi nào để có lợi cho sức khỏe nhất? Buổi sáng, sau khi vừa thức dậy là thời điểm vàng mà bạn nên bổ sung nước dừa cho cơ thể. Uống dừa tươi sáng sớm mang lại một tinh thần tỉnh táo, tiếp thêm nhiều năng lượng để bạn khởi động ngày mới. Pha nước dừa kết hợp với các loại rau củ quả là gợi ý hay cho bữa sáng của người ăn kiêng. Buổi trưa, buổi tối thì bạn nên uống nước dừa khoảng nửa tiếng sau bữa ăn, điều này giúp bổ sung vitamin và thanh lọc cơ thể.
3. Lợi ích khi uống nước dừa
Trong các phần trên, bài viết đã cung cấp thông tin về lợi ích giảm cân của nước dừa. Bên cạnh việc hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ béo phì, trong dừa còn có các chất dinh dưỡng, khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe hệ tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, sỏi thận,…
Uống nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
3.1. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cholesterol cao là một trong những nhân tố tác động xấu đến tim mạch, do cơ chế nồng độ LDL (cholesterol xấu) có thể dẫn đến hiện tượng tắc động mạch. Khi nạp nước dừa, các chất trong nước dừa có khả năng chuyển hóa LDL sang axit mật, loại axit mà cơ thể dễ dàng đảo thải ra ngoài, nhờ vậy mà giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch.
Nước dừa còn là loại thực phẩm khuyên dùng cho người cao tuổi, đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp. Một trong những tác dụng được đánh giá cao nhất của nước dừa là cải thiện huyết áp tâm thu nhờ giàu hàm lượng kali, giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa sự hình thành máu đông.
Uống nước dừa tốt cho bệnh nhân huyết áp cao
3.2. Tốt cho người bị tiểu đường
Cải thiện độ nhạy cảm với thành phần insulin: Nước dừa có chứa chất chống oxy hóa. Vì vậy nó có khả năng làm giảm các loại oxy phản ứng (gọi là ROS) và do đó cải thiện độ nhạy insulin. Nếu cơ thể bạn nhạy cảm với insulin, điều đó có nghĩa là bạn đang giảm nguy cơ tăng cân và mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các loại oxy phản ứng (ROS) còn có liên quan đến nguyên nhân của nhiều bệnh khác như lão hóa và rối loạn. Điều này có nghĩa là uống nước dừa cũng gián tiếp giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật cho cơ thể.
Theo một vài nghiên cứu trực tiếp trên chuột bạch, các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng giảm nồng độ hemoglobin A1c, giảm các loại oxy phản ứng (ROS), từ đó cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể. Cơ thể càng nhạy insulin thì quá trình trao đổi chất, đốt mỡ thừa càng tốt, chưa kể đến việc giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Câu hỏi đặt ra ở đầu bài “1 trái dừa bao nhiêu calo” cũng đã làm rõ được lượng calo khiêm tốn trong mỗi trái dừa, cứ 100 ml nước dừa thì chỉ có khoảng 1 gram chất xơ và 2.5 gram carb, nên thích hợp là là món ăn, thức uống cho người mắc hoặc nghi bị tiểu đường.
Uống nước dừa giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
3.3. Ngăn ngừa sỏi thận
Nước dừa không chỉ là thức uống cung cấp nước cho cơ thể mà tính mát của chúng còn có công dụng cải thiện các triệu chứng ở đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rát và ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận. Bởi nước dừa có công dụng đặc biệt, hiếm gặp ở bất cứ loại hoa quả, nước trái cây khác, là giúp làm giảm, làm chậm quá trình kết tinh của các chất canxi, oxalate và làm tan viên sỏi.
3.4. Nguồn cấp điện giải, bổ sung năng lượng sau tập luyện
Bảng thành phần của 240 ml nước dừa chứa 9 gam carb, 3 gam chất xơ, 2 gram protein, 10% lượng vitamin C, 15% magie, 17% kali, 11% natri cơ thể cần. Với hàm lượng giàu chất điện giải như magie, natri, canxi, kali, nước dừa làm tốt việc cung cấp nước, đặc biệt là bù nước và điện giải sau quá trình tập luyện thể dục thể thao.
Xem thêm : Thủ tục và cách đăng ký chạy Grab xe máy ở TPHCM
Ngoài ra khi cơ thể gặp tình trạng tiêu chảy, lị,..gây sụt giảm nghiêm trọng lượng nước, thì nước dừa cũng chính là giải pháp hữu hiệu.
Uống nước dừa giúp cung cấp điện giải cho cơ thể
3.5. Đẹp da
Nước dừa giúp cung cấp nước hiệu quả, chưa kể có chứa chất chống oxy hóa nên là loại nước trái cây cực kỳ tốt cho làn da. Hoạt chất cytokinin và acid lauric giúp tế bào sinh sôi, ngăn ngừa lão hóa và cân bằng độ ẩm, giúp bạn có một làn da căng bóng và giàu sức sống.
Thường xuyên uống nước dừa giúp bạn sở hữu làn da không tỳ vết
3.6. Cải thiện hệ tiêu hóa
Acid lauric không những giúp đẹp da mà còn là hoạt chất chống nấm, giun đường ruột nhờ cơ chế chuyển hóa thành monolaurin trong quá trình trao đổi chất. Ở trẻ em, đường tiêu hóa chưa hoàn toàn phát triển, uống nước dừa còn giúp tăng lợi khuẩn, hỗ trợ kháng vi rút và vi khuẩn có hại. Sử dụng nước dừa kết hợp với dầu ô liu sẽ làm tăng hiệu quả kháng khuẩn, được xem như một công thức “thần kỳ” để điều trị bệnh lý đường tiêu hóa, dạ dày.
Uống nước dừa giúp kích thích hệ tiêu hóa
4. Lưu ý khi ăn hoặc uống dừa tươi
Cũng như nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, dừa chỉ thực sự tốt khi bạn có một chế độ ăn lành mạnh và phù hợp thể trạng. Dừa giúp giảm cân hiệu quả nên cũng là loại thực phẩm cần lưu ý đối với người gầy, có tiền sử huyết áp thấp. Ngoài ra, mặc dù là “thực phẩm chức năng” hỗ trợ điều trị sỏi thận, nhưng không nên duy trì việc uống hơn 3 trái mỗi ngày để đường tiết niệu hoạt động quá nhiều, dẫn đến nguy cơ suy thận.
Nước dừa và chế phẩm từ dừa chống chỉ định với các đối tượng như:
- Phụ nữ có thai: các tháng đầu tiên trong thai kỳ, các bà mẹ nên tránh xa nước dừa, vì đây được cho là thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây sẩy thai, chưa kể gây tụt huyết áp.
- Bệnh nhân huyết áp thấp và trĩ
- Người thường xuyên mắc tiêu chảy, thân nhiệt thấp, da xanh xao, hay mệt mỏi
Nước dừa uống ngon và tốt cho sức khỏe nhất khi bạn sử dụng hết trong một lần, sau khi đã chặt cuống hoặc đổ ra cốc. Dùng lạnh sẽ cho chất lượng nước dừa ngon hơn, bạn có thể bỏ ngăn mát tủ lạnh để bảo quản dừa tươi.
Không nên uống nhiều hơn 3 trái dừa mỗi ngày
Thông tin hữu ích dành cho bạn:
- Bột mì bao nhiêu calo? Ăn 100g mỗi tuần có béo không?
- Cá viên chiên bao nhiêu calo? Ăn 100g cá viên chiên có béo không?
- 1 tô bánh canh bao nhiêu calo? Ăn bao nhiêu không béo?
Sau khi được giải đáp thắc mắc 1 trái dừa bao nhiêu calo chắc hẳn bạn đọc đã có thêm cơ sở để tính calo trong khẩu phần ăn của mình. Dinh dưỡng quyết định 70% đến việc giảm cân có thành công hay không, 30% còn lại sẽ đến từ lịch trình luyện tập thể thao. Máy chạy bộ rẻ, xe đạp tập, giàn tập thể hình đa năng là những công cụ đắc lực trợ giúp bạn nâng tầm sức khỏe và vóc dáng. Liên hệ ngay với ABCSport qua tổng đài miễn cước 1800 6852 để nhận tư vấn chi tiết và đặt mua sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp