1. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
– Trường hợp 1: cạnh – cạnh – cạnh: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh tương ứng của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
- Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày?
- Phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt
- Top 10 địa điểm du lịch Sơn Tây thú vị nhất bạn nên trải nghiệm
- Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc
- 5 cách nấu cháo cá thu ngon cho bé ăn dặm, mẹ hết lo con lười ăn
Xét ∆ABC và ∆DFE có:
AB = DF (gt)
AC = DE (gt)
BC = FE (gt)
Suy ra ∆ABC = ∆DFE (c-c-c)
(Các cặp góc tương ứng)
– Trường hợp 2: cạnh – góc – cạnh: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa tương ứng của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Xét ∆ABC và ∆DFE có:
AB = DF (gt)
(gt)
BC = FE (gt)
Suy ra ∆ABC = ∆DFE (c-g-c)
( Các cặp góc tương ứng)
Xem thêm : Thời gian làm việc của bảo hiểm xã hội trong tuần
(Cạnh tương ứng)
– Trường hợp 3: góc – cạnh – góc: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề tương ứng của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Xét ∆ABC và ∆DFE có:
(gt)
AB = DF(gt)
(gt)
Suy ra ∆ABC = ∆DFE (g-c-g)
( Góc tương ứng)
(Các cặp cạnh tương ứng)
2. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
– Trường hợp 1: cạnh góc vuông – cạnh góc vuông: Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
– Trường hợp 2: cạnh góc vuông – góc nhọn: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn tương ứng của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
– Trường hợp 3: cạnh huyền – góc nhọn: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn tương ứng của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
3. Ứng dụng
Chúng ta thường vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để:
- Chứng minh: hai tam giác bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau; hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song; ba điểm thẳng hàng; …
- Tính: các độ dài đoạn thẳng; tính số đo góc; tính chu vi; diện tích; …
- So sánh: các độ dài đoạn thẳng; so sánh các góc; …
4. Ví dụ minh họa
Bài toán 1: Cho tam giác ABC; M là trung điểm BC; N là 1 điểm trong tam giác sao cho NB = NC.
Chứng minh: ∆NMB = ∆ NMC.
Xem thêm : Chồng 1989 vợ 1994 sinh con năm 2024 có tốt không?
Hướng dẫn giải :
Xét ∆NMB và ∆ NMC có:
MB = MC (do M là trung điểm BC)
NB = NC (gt)
Chung cạnh MN
Suy ra ∆NMB = ∆ NMC (c-c-c) (đpcm)
Bài toán 2: Cho ΔABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA, lấy điểm E sao cho ME = MA.
Chứng minh AC // BE.
Xét ΔAMC và ΔEMB có
(gt)
(đối đỉnh)
( M là trung điểm BC)
Suy ra ΔAMC = ΔEMB (c-g-c)
(Góc tương ứng)
Mà hai góc này là hai góc so le trong suy ra AC // BE (Đpcm)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp