Trong thế hệ trẻ hiện nay có hai khuynh hướng đối lập nhau, một bên mong muốn được tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và một bên tìm mọi cách để xin miễn, hoãn việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy, pháp luật nghĩa vụ quân sự hiện nay quy định như thế nào về vấn đề trên? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến 7 trường hợp tạm hoãn gọi nghĩa vụ quân sự. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
7 trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự
1. Các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
(1) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
(2) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
(3) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
(4) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
(5) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
(6) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
(7) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
(8) Dân quân thường trực.
2. Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự
Xem thêm : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(1) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
(2) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
(3) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
(4) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
(5) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định.
3. Trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
– Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
– Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
– Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Xem thêm : Kem tẩy ria mép cho nữ review
– Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
(Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019)
4. Xử lý trong trường hợp trốn nghĩa vụ quân sự
Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi lẩn tránh của công dân có nghĩa vụ tham gia nhập ngũ khi đến độ tuổi nhập ngũ. Đó là hành vi không chấp hành, không tham gia, bỏ đi khỏi địa phương, … khi có lệnh gọi nhập ngũ.
Đối với trường hợp trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ hiện nay thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 7, Nghị định 120/2013/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi nêu trên.
– Xử lý hình sự
Căn cứ Điều 332, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
- Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Như vậy, trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục tục trốn tránh nhập ngũ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về 7 trường hợp tạm hoãn gọi nghĩa vụ quân sự, miễn nghĩa vụ quân sự. Để hiểu rõ hơn những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ với ACC để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp