Bấy giờ, Thống đốc Nam kỳ trực thuộc Bộ Thuộc địa (Ministère des Colonies), cai quản toàn bộ Nam kỳ thuộc Pháp (Cochinchine française), hoặc gọi là Nam kỳ thuộc địa, và thực thi quyền lực với Cao Miên (Cambodge, tức Campuchia ngày nay, Pháp bảo hộ từ năm 1863); Tổng Trú sứ Trung – Bắc kỳ trực thuộc Bộ Ngoại giao (Ministère des Affaires étrangères), thực thi các quyền của Cộng hòa Pháp theo Hiệp ước Giáp Thân (6.6.1884) đã ký với vương quốc Đại Nam, chịu trách nhiệm quản lý hai xứ bảo hộ Bắc kỳ và Trung kỳ, chủ trì quan hệ đối ngoại của Trung kỳ… Hai quyền lực này thể hiện cho sự đối đầu giữa phe quân sự và dân sự, từ chính trường Paris đến vương quốc Đại Nam.
“Yên Phụ, Trường Pháp – Việt”, khoảng năm 1890
Tổng Trú sứ Trung – Bắc kỳ Paul Bert chỉ tại vị gần 7 tháng, ông ta mất ngày 11.11.1886 ở Hà Nội do mang mầm bệnh sốt rét và lao lực từ khi đến Đại Nam nhậm chức, nhưng đã kịp làm một số việc như đồng ý thành lập cơ quan hành pháp phong kiến thay mặt vua Đại Nam điều hành miền Bắc là Nha Kinh lược Bắc kỳ (thông qua Dụ ngày 3.6.1886 của vua Đồng Khánh) cũng như thiết lập chức Kinh lược sứ Bắc kỳ (Vice-roi du Tonkin, người đầu tiên được bổ nhiệm là Tổng đốc Hà – Ninh Nguyễn Hữu Độ) nhằm tách Bắc kỳ ra khỏi ảnh hưởng của triều đình Huế. Nhận thấy sai lầm Pháp hóa toàn diện ở Nam kỳ nên Paul Bert mời người bạn của mình là Gustave Dumoutier đến Hà Nội “tổ chức và thanh tra các trường Pháp – Việt” để dạy tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ ở Bắc kỳ và Trung kỳ, Dumoutier sau đó trở thành Giám đốc Nha Học chính và là nhà Việt Nam học lừng danh với nhiều đóng góp quan trọng cho nghiên cứu lịch sử – văn hóa Việt Nam…
Xem thêm : Các quy định xử phạt đối với hình thức đánh bạc qua mạng
Chức Tổng trấn Gia Định thành của Lê Văn Duyệt thời vua Gia Long và vua Minh Mạng, chức Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam kỳ của Phan Thanh Giản thời vua Tự Đức hay chức Kinh lược sứ Bắc kỳ của Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Trọng Hiệp, Hoàng Cao Khải… trong tài liệu Pháp thường được ghi là Vice-roi, tức Phó vương. Đến năm 1897, khi Paul Doumer nhậm chức Toàn quyền Đông Dương (giai đoạn 1897 – 1902), ông ta cho bãi bỏ Nha Kinh lược khi thông qua Dụ ngày 26.7.1897 của vua Thành Thái, đồng thời Kinh lược sứ Bắc kỳ giao lại quyền hạn của mình cho Thống sứ Bắc kỳ.
Gần một năm sau cái chết của Paul Bert, Liên bang Đông Dương (Union indochinoise), còn có tên gọi khác là Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française) hoặc ngắn gọn hơn là Đông Pháp, được thành lập thông qua Sắc lệnh ngày 17.10.1887, trực thuộc Bộ Thuộc địa. Sắc lệnh 17.10.1887 cũng đặt ra chức danh Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur général de l’Indochine), thay mặt chính phủ Pháp cai trị toàn Liên bang Đông Dương.
Quan lại ở Bắc kỳ, những năm 1880 – 1890
Xem thêm : Tháng 3 cung gì? Mệnh gì? Tháng 3 hợp với tháng nào? Vận mệnh tháng 3
F.H.Schneider
Theo nội dung Sắc lệnh ngày 17.10.1887 thì Thống đốc Nam kỳ, Tổng Trú sứ Trung – Bắc kỳ và Khâm sứ Cao Miên đại diện cho chính quyền mẫu quốc (Pháp) tại thuộc địa và các xứ bảo hộ, cả ba viên chức này đặt dưới sự chỉ đạo của Toàn quyền Đông Dương. Thừa ủy quyền của Tổng thống Cộng hòa Pháp, Toàn quyền Đông Dương thực thi các quyền được trao, theo hiệp ước đã ký (và phê chuẩn) với Huế và Cao Miên, ở Đông Dương.
Toàn quyền Đông Dương được giao toàn quyền cai trị về hành chính, luật pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự, tài chính, thuế khóa; giữ các quyền lập pháp, lập quy, hành pháp và tư pháp ở Đông Dương với những phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được quy định rõ. Ví dụ: chỉ Toàn quyền được đặt ra các loại thuế (trực thu, gián thu…) ở Đông Dương, với các sách/báo không phải bằng tiếng Pháp xuất bản ở Đông Dương thì Toàn quyền giữ quyền ra lệnh kiểm duyệt hoặc cấm lưu hành…
Sau khi Ernest Constant nhậm chức Toàn quyền Đông Dương (tạm thời) đầu tiên vào ngày 16.11.1887, chức Thống đốc Nam kỳ đầy quyền lực trước đó được gọi mới là Phó soái Nam kỳ (Lieutenant-Gouverneur de la Cochinchine), thêm chữ “Lieutenant” phía trước chức danh cũ, nơi ở của ông ta vì thế cũng gọi là Dinh Phó soái (sau là Dinh Gia Long, nay là Bảo tàng TP.HCM).
Ban đầu, Liên bang Đông Dương gồm ba xứ Nam kỳ (xứ thuộc địa), Trung kỳ và Bắc kỳ (xứ bảo hộ) của vương quốc Đại Nam và vương quốc Cao Miên (xứ bảo hộ), đến ngày 3.10.1893 kết nạp thêm vương quốc Lào (Laos, Pháp bảo hộ từ năm 1889), Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan, nhượng địa của Pháp theo hiệp ước Pháp – Thanh (1887) là xứ thứ sáu trực thuộc Liên bang Đông Dương kể từ năm 1900. (còn tiếp)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp