Xe máy là không phải là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Nó là một trong những phương tiện gia thông được đa số người dân sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ các quy định của pháp luật về việc đứng tên xe máy. Vậy pháp luật hiện hành quy định một người đứng tên được bao nhiêu xe máy? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. Do đó, nếu xe máy đảm bảo các điều kiện trên sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe sau khi thực hiện thủ tục đăng ký.
Người đứng tên xe máy là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký xe sau khi thực hiện thủ tục đăng ký xe.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.
Theo quy định tại Mục A Chương II Thông tư 58/2020/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe gồm các loại giấy tờ sau:
Đối với giấy tờ của chủ xe, Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định như sau:
– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu.
– Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang).
– Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng),
– Người nước ngoài làm việc, học tập ở Việt Nam: Xuất trình thị thực (visa) thời hạn từ một năm trở lên hoặc giấy tờ khác có giá trị thay visa.
– Chủ xe là cơ quan, tổ chức Việt Nam: Xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe. Xe doanh nghiệp quân đội phải có Giấy giới thiệu do Thủ trưởng Cục Xe – Máy, Bộ Quốc phòng ký đóng dấu
Xem thêm : Tại sao nên dùng nước giặt chuyên dụng dành cho máy giặt cửa trước?
– Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng) của người đến đăng ký xe
– Chủ xe là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ: Xuất trình căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đến đăng ký xe.
Pháp luật hiện hành không có quy định nào giới hạn số lượng sở hữu xe máy của người dân. Theo đó, một người có thể sở hữu số lượng xe máy không giới hạn về số lượng bởi lẽ theo quy định tại Điều 58 Hiến pháp và Bộ luật Dân sự 2015, công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Vì vậy, một người có thể được đứng tên nhiều xe máy mà không bị giới hạn về mặt số lượng.
Mặc dù Luật Giao thông đường bộ cũng như văn bản hướng dẫn đều không quy định cụ thể độ tuổi được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng không phải ai cũng có thể đứng tên trên loại giấy tờ này.
Về việc xác lập giao dịch dân sự, Điều 20 và Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện về độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự như sau:
Vì xe máy được xác định là động sản phải đăng ký nên người dưới 18 tuổi không thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến xe máy mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Ngoài ra, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
Xem thêm : 7 cách lập dàn ý nghị luận văn học theo từng dạng đề bài
+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
– Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Pháp luật chỉ quy định cấm người dưới 18 tuổi được tham gia điều khiển xe máy có dung tích từ 100cc, không có quy định cấm người từ đủ dưới 18 tuổi được quyền sở hữu, đứng tên xe.
Vì vậy, trong trường hợp này,người dưới 18 tuổi vẫn có thể đứng tên trên đăng ký xe theo quy định. Tuy nhiên, người từ 06 – dưới 18 tuổi có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe với điều kiện khi tham gia mua bán, tặng cho, thừa kế ô tô, xe máy được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe máy như sau:
– Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.
– Phòng Cảnh sát giao thông cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền đăng ký Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơmi rơmoóc, xe mô tô dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe quyết định tịch thu và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương.
Như vậy, đối với xe máy, tùy theo dung tích xi lanh của xe mà chủ xe xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đăng ký.
> Xem thêm: Thủ tục làm giấy tờ xe máy cần những gì?
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề một người đứng tên được bao nhiêu xe máy, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về một người đứng tên được bao nhiêu xe máy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…