Theo Motorcyclesdata.com (trang thông tin cập nhật toàn bộ các thị trường xe hai bánh lớn trên thế giới), Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về lượng xe máy tiêu thụ hằng năm với khoảng 3 triệu chiếc.
Và theo thống kê của Dự án xây dựng chiến lược An toàn giao thông với xe máy do Quỹ hội nhập Nhật Bản – ASEAN (JAIF) tài trợ, hiện Việt Nam đang đứng đầu các nước ASEAN về tỷ lệ xe máy trên tổng số phương tiện cơ giới đường bộ.
Bạn đang xem: 10 lỗi vi phạm giao thông – Mức phạt người điểu khiển xe máy 2023
Đến nay, Việt Nam có khoảng trên 50 triệu mô tô, xe máy các loại. Mặc dù là phương tiện được sử dụng hàng ngày, nhưng khi tham gia giao thông, người đi mô tô, xe máy vẫn không tránh khỏi mắc một số lỗi vi phạm an toàn giao thông.
Dưới đây là tổng hợp 10 lỗi vi phạm giao thông đường bộ phổ biến nhất mà người đi xe máy thường hay mắc phải và mức xử phạt các lỗi vi phạm đó căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, ngày 26/5/2016 của Chính phủ:
Phạt tiền: từ 100.000 – 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: – Người điều khiển, người ngồi trên xe “không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; – Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật (Điểm i, k khoản 3 Điều 6).
Đây được hiểu là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Mức phạt của hành vi vượt đèn đỏ: từ 300.000 – 400.000 đồng (Điểm c khoản 4 Điều 6). Ngoài phạt tiền, còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 12 Điều 5; điểm b khoản 12 Điều 6).
Xem thêm : Cách Làm Trà Hoa Cúc Đường Phèn Mật Ong
Đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h, ngoài bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 12 Điều 6).
Theo Điểm i khoản 4 Điều 6 quy định: Các hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.Điểm b khoản 12 Điều 6 quy định ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng.
Phạt tiền: từ 800.000 – 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa (Theo Điểm a khoản 5 Điều 21).Đồng thời người vi phạm còn bị tạm giữ phương tiện 07 ngày (Điểm i khoản 1 Điều 78).
Theo Điểm a, b, c khoản 2 Điều 21, phạt tiền từ 80.000 – 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: – Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; – Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe; – Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
Nghị định 46 cũng quy định cụ thể mức xử phạt đối với hành vi lái xe máy sau khi uống rượu bia. Theo đó: – Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 01 – 02 triệu đồng (theo khoản 6 Điều 6). – Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 03 – 04 triệu đồng (theo điểm c khoản 8 Điều 6).
Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng nếu người điều khiển xe sử dụng điện thoại, ô (dù), thiết bị âm thanh (tai nghe…) theo điểm o, khoản 3, điều 6.
Xem thêm : 1 ngày kim đồng hồ quay mấy vòng? Cách tính đúng nhất
Người đi xe máy chuyển hướng nhưng không giảm tốc độ hoặc không bật xi nhan sẽ bị phạt từ 300.000 đồng – 400.000 đồng (theo điểm a khoản 4 Điều 6);Trường hợp chuyển làn đường nhưng không bật xi nhan bị phạt thấp hơn, từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 6).
Người tham gia giao thông điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng hoặc chạy quá tốc độ, đuổi đánh nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông. Khống chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT hoặc người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
>>> Xem thêm: Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông
Người điều khiển gây tai nạn giao thông nhưng không dừng xe và có dấu hiện bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền và không giữ nguyên hiện trạng hoặc không có ý định tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ phạt từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
Tham gia giao thông những lại bỏ cả hai tay khi đang điều khiển xe hay phương tiện giao thông, điều khiển xe bằng một bánh hoặc dùng chân điều khiển phương tiện, ngồi một bên và nằm trên xe để điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng.
Để tránh mắc phải những lỗi vi phạm giao thông trong khi tham gia giao thông, cá nhân mỗi người cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về luật giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, nên ý thức được trách nhiệm của mình để bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác.
Nguồn: https://tuyengiaothainguyen.org.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/05/2024 21:28
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024