Là những nhà trị liệu hoạt động chúng tôi quan tâm tới các phương thức mà qua đó khả năng chúng ta hiểu được bản thân mình và môi trường xung quanh sẽ tác động lên hành động của bản thân trong các lĩnh vực như vui chơi, trường học, kĩ năng sống, mối quan hệ, chăm sóc bản thân, học tập.
Những nhà trị liệu hoạt động thường được yêu cầu nghiên cứu các vấn đề về giác quan. Những vấn đề này có thể hạn chế khả năng tương tác của một cá nhân với người khác, với môi trường xung quanh và trong việc thực hiện các hoạt động có ý nghĩa. Chúng tôi tập trung vào việc đưa ra lời khuyên hoặc nâng cao nhận thức về cách thức mà các vấn đề về giác quan có thể giúp các cá nhân gắn kết hơn trong các hoạt động. Mọi chiến lược đưa ra đều phải được thực hiện bởi người chăm sóc chính của trẻ. Cuốn sách nhỏ này được thiết kế nhằm chia sẻ thông tin và giúp những người quan tâm tới trẻ có vấn đề cảm giác có thể lên kế hoạch trong ngày cho trẻ.
Bạn đang xem: HIỂU BIẾT VỀ HÀNH VI GIÁC QUAN
Nội dung:
Hiểu biết về các vấn đề giác quan
Đọc các tín hiệu về các vấn đề giác quan
Các lời khuyên/chiến lược dành cho phụ huynh và người chăm sóc
Các chiến lược cụ thể
Khi các hành vi giác quan trở thành một thách thức
Hiểu về vấn đề cảm giác
Cuộc sống đầy những trải nghiệm về mặt giác quan. Tất cả chúng ta đều phản ứng lại các thông tin giác quan. Ta chạm, di chuyển, nhìn, nghe, nếm và ngửi.
Ta nhận biết hoặc cảm nhận một cách vô thức vị trí của cơ thể và cách mà chúng ta tương tác với môi trường. Khi chúng ta hiểu các thông tin giác quan một cách dễ dàng, điều này tác động tới hành vi của ta ở tầng vô thức. Ví dụ như việc tắt đồng hồ báo thức, khi chuông reo vào buổi sáng, ta với tay ra và tắt chuông mà không cần nhìn tới đồng hồ. Bộ não biết chính xác cần bao nhiêu chuyển động/lực để vươn tay ra và nhấn vào nút Tắt. Nếu nhầm chỗ, ngón tay ta cung cấp đến não bộ thông tin cần thiết để cử động thêm nữa nhằm tắt được chuông reo – hoàn toàn không cần nhìn. THÀNH CÔNG!
Cuốn sách nhỏ này được thiết kể để giúp mọi người nhận thức tốt hơn về những ảnh hưởng của thông tin giác quan và cách nó tác động tới các kĩ năng sống cũng như hành vi. Qua việc suy nghĩ và lên kế hoạch cho những trải nghiệm cảm giác tích cực, chúng ta có thể hiểu được làm thế nào để xử lý hiệu quả nhất các tình huống mà trẻ cảm thấy bị quá tải/ dưới tải. Tránh những trải nghiệm cảm giác gây khó chịu và bực bội giúp trẻ có vấn đề cảm giác bình tĩnh lại và có thể tham gia vào các hoạt động thường ngày.
Chúng ta thường xuyên phản ứng lại các tín hiệu cảm giác đến từ trong cơ thể (nội tại) và từ ngoài môi trường (bên ngoài)
Môi trường nội tại
Phản ứng điển hình
Môi trường bên ngoài:
Phản ứng đặc trưng
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu rõ được những thông tin này, hành vi của trẻ có thể không đáp ứng được mong đợi từ bên ngoài.
Nếu các thông tin cảm giác không được xử lý một cách suôn sẻ thuận lợi, chúng ta dành quá nhiều sự chú ý đến các tín hiệu giác quan không cần thiết hoặc không đủ tập trung vào các tín hiệu giác quan cần thiết để có thể thực hiện một hành động nào đó, hoặc cảm thấy bình tĩnh và tập trung. Điều này có thể gây cho chúng ta những vấn đề. Chúng ta có thể không nhận thức được đầy đủ điều gì đang xảy đến, dễ bị xao nhãng, không thoải mái, bối rối hoặc có lẽ là tức giận vô cớ bởi những tín hiệu chúng ta nhận được không đủ rõ ràng để có thể hiểu được điều gì đang xảy ra. Chúng ta có thể thích một số trải nghiệm nhất định và một kế hoạch nho nhỏ để có những trải nghiệm này sẽ giúp cho chúng ta bình tĩnh hơn, ví dụ như khi thư giãn trong bồn tắm giúp ta có được một buổi tối dễ chịu.
Đọc các tín hiệu
Trở thành một thám tử để nhận diện việc có hay không một dạng phản ứng lại thông tin giác quan sẽ giúp cho bạn lên kế hoạch cho những phản ứng không phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra các chiến lược giúp cá nhân nào đó điều chỉnh số lượng thông tin giác quan họ cần để phản ứng phù hợp nhất mà họ có thể.
Thính giác
Nhạy cảm cao
Nhạy cảm thấp
• các mức âm thanh đều bị phóng đại
• không thích tiếng ồn
• dễ bị giật mình
• thích “nhai” để giảm bớt sự ồn ào
• bị lo lắng trước những âm thanh biết trước (chuông vào lớp)
• nói to
• thích âm thanh cực kì lớn
• không thể bắt được các tín hiệu dù biết trước là sẽ xảy ra
Thị giác
Nhạy cảm quá mức
Không đủ nhạy cảm hoặc nhạy cảm dưới mức
• không thích ánh sáng;
• thích môi trường tối;
• dễ bị tín hiệu thị giác làm xao nhãng
• cần nhiều tín hiệu thị giác hơn để có thể phản ứng lại;
• thích môi trường sáng sủa, ánh sáng phản chiếu hoặc xoay tròn.
Vị giác/khứu giác
Nhạy cảm quá mức
Không đủ nhạy cảm hoặc nhạy cảm dưới mức
• không thích vị mạnh
• chỉ thích vị nhạt
• nếm hoặc ngửi đồ vật, ví dụ như quần áo
• ngửi người khác
• thích nhiệt độ nhất định nào đó ở đồ ăn, hoặc rất nóng hoặc rất lạnh
• phản ứng quá đà đối với mùi vị mới
• dễ ọe
• ăn những thứ không phải đồ ăn
• thích thực đơn nhiều đồ cứng, giòn
• thèm mùi vị mạnh
• thiếu phản ứng với các mùi mạnh, ngon hay dở
XÚC GIÁC
Cách chúng ta xử lý những tiếp xúc có tác động lớn tới cách chúng ta cảm nhận. Cùng một cảm giác có thể mang tới các phản ứng khác nhau tùy theo cách ta cảm nhận chúng. Để có thể dễ dàng hiểu được vấn đề này, hãy tưởng tượng cảm giác khi một con ruồi đậu trên tay và bạn nhẹ nhàng gạt bỏ nó đi. Cùng cảm giác đó nhưng người khác có thể cảm thấy như một con ong bắp cày đậu trên tay và phản ứng lại (rất mạnh mẽ) để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu trẻ liên tục phản ứng lại tiếp xúc cơ thể, điều này có thể gây khó khăn tới việc tập trung vào các nhiệm vụ hoặc hoạt động thông thường.
Quá nhạy cảm
Không đủ nhạy cảm hoặc nhạy cảm dưới mức
• om sòm, nhặng xị
• tránh né
• yêu hoặc ghét những cái ôm
• cho đồ vật vào mồm
• chỉ thích những kết cấu hoặc dạng quần áo nhất định
• không thích hoặc rất thích trò chơi bẩn thỉu, lộn xộn
• có thể phản ứng lại rất dữ dội khi bị đụng chạm
• cảm nhận đau đớn và rất nhạy cảm với nhiệt độ
Xem thêm : Bị ngạnh cá đâm làm sao hết nhức? Cách sơ cứu ngay lập tức để giữ mạng
• Đụng chạm thật chặt, mạnh vào người khác để phản ứng lại với các kích thích.
• đôi khi đoảng vụng
• nắm đồ vật quá chặt
• đôi khi quá gần gũi với người khác
• gặp khó khăn trong việc phản ứng lại đau đớn/nhiệt độ.
Mọi người thường biết về năm giác quan nhưng có hai giác quan khác giúp chúng ta hiểu được mọi thông tin mình nhận được. Đó là giác quan về chuyển động và nhận thức cơ thể.
CHUYỂN ĐỘNG
Quá nhạy cảm
Không đủ nhạy cảm
• ghét xoay tròn, nhảy
• dễ bị chóng mặt hoặc hoàn toàn không biết chóng mặt
• ghét những chỗ đông đúc nhiều chuyển động
• tránh hoạt động mà chân rời mặt đất (ví dụ chơi xích đu)
• luôn luôn dịch chuyển
• gặp khó khăn trong việc ngồi yên
• liên tục bồn chồn hoặc gõ tay chân
• thích chạy hơn đi
• thích hoạt động nhiều rủi ro
• nhanh nhưng không phải lúc nào cũng phối hợp tốt
NHẬN THỨC CƠ THỂ
Quá nhạy cảm
Không đủ nhạy cảm
• Không thích người khác quá gần mình
• Tạo giới hạn riêng, đôi khi không phù hợp (ví dụ trẻ luôn muốn đi cuối hàng)
• Tránh xa đám đông (ví dụ cửa hàng đông đúc hoặc hàng dài)
• hay va phải hoặc đâm vào đồ đạc/người khác
• đứng sát vào người khác
• thích ở chỗ không gian chật hẹp hoặc sát góc phòng
• nhìn chân khi đi xuống cầu thang
Lời khuyên/Chiến lược cho cha mẹ và người chăm sóc
Khi trẻ bị kích thích quá độ và cảm thấy bất an, những hoạt động/chiến lược sau có thể giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn:
Chiến lược nhanh chóng(Quick fix):
Chiến lược lâu dài (Long lasting ideas):
Các hoạt động làm dịu nhẹ thực hiện thành thói quen trong thời gian dài có thể là một phần hoạt động trong ngày.
2. Chiến lược tỉnh táo
Khi trẻ không đủ tỉnh táo để chú tâm vào một nhiệm vụ nào đó, những hoạt động/chiến lược sau có thể giúp:
Chiến lược nhanh chóng:
Chiến lược lâu dài
3. Chiến lược giác quan trong chăm sóc cá nhân
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC HÀNG NGÀY
Tính nhạy cảm về giác quan có thể dẫn đến những khó khăn trong việc tự lập thực hiện kĩ năng ngày thường ở trẻ. Những chiến lược sau đây có thể giúp trẻ trong các hoạt động cá nhân:
Mặc quần áo
Vệ sinh cá nhân
Hoạt động chung
Một vài chiến lược phi giác quan cũng có thể có tác dụng:
Chăm sóc tóc
Đi vệ sinh
Rất nhiều trẻ với độ nhạy cảm về giác quan có vấn đề về ăn uống. Những khó khăn có thể là việc nhai hoặc thể hiện dưới dạng hành vi như cắn, nghiến răng. Những khó khăn này bao gồm từ một thực đơn ăn uống rất hạn chế và giới hạn (do vị giác hoặc không thích cảm nhận/thói quen) cho tới việc ngậm đồ vật (đồ ăn hoặc không phải đồ ăn). Một số đồ ăn hoặc đồ uống khiến chúng ta cảm thấy an tâm, một số đồ khác lại khiến ta tỉnh táo. Mỗi người mỗi khác nhưng bạn và trẻ sẽ biết được điều gì phù hợp với mình. Sử dụng những thông tin này để thiết kế những giờ ăn yên bình. Giới thiệu một số hoạt động trước bữa ăn có thể giúp trẻ chấp nhận đồ ăn mới và trải nghiệm mới. Nếu trẻ bị hấp dẫn bởi một loại thực phẩm nhất định nào đó, có thể trẻ làm vậy để khiến mình tỉnh táo hoặc giúp mình bình tĩnh lại. Các hoạt động giúp kích thích miệng có thể có tác động tổ chức tới hành vi của trẻ giống như áp lực sâu dạng cắn giúp thiết lập và bình tĩnh. Việc áp dụng những ý tưởng này đúng lúc có thể giúp giảm bớt việc cắn và giúp trẻ “cảm thấy” vị trí miệng chúng, do đó các hoạt động như ăn và uống trở nên dễ dàng hơn.
TIẾP XÚC ÁP LỰC SÂU
Miệng
Áp lực nặng trên vòm miệng thường có tác dụng xoa dịu.
TRẢI NGHIỆM CÁC VỊ VÀ KẾT CẤU
Đồ ăn có thể là một cách dễ dàng để mang tới trải nghiệm về cảm giác và xúc giác ở miệng. Đồ ăn lạnh có thể hữu ích để “đánh thức” miệng trước khi ăn gì đó.
Đồ lạnh (để đánh thức)
Đồ nhai (để sắp xếp/xoa dịu)
Đồ gặm (để đánh thức)
Đồ cay (để đánh thức)
Mút và thổi
Mút và thổi trong quá trình chơi giúp “vận động” cơ miệng và tạo trải nghiệm tích cực dùng miệng (không liên quan đến ăn).
Mút
Thổi
Giật, cắn, kéo, nghiến răng
Hành vi lo lắng liên quan đến vấn đề giác quan cũng giống như các phản ứng lo lắng, nhạy cảm khác. Dưới đây là một số gợi ý xoa dịu.
Công việc thường ngày
Tạo một danh sách hoặc thiết lập những thói quen hàng ngày cụ thể luôn giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt là sau giờ tan học và trước giờ đi ngủ. Thêm vào một hoặc hai hoạt động xoa dịu thuộc chiến lược nhanh chóng (quick fix) trong các thói quen đó.
Hỗ trợ thị giác
Khi trẻ không nghe được những gì người khác nói hoặc không thể tập trung, một thời gian biểu có hỗ trợ bằng hình ảnh hoặc một danh sách viết ra những việc cần làm có thể giúp để tham khảo.
Xem thêm : Giá trị của lời xin lỗi đúng cách
Bảng kiểm môi trường
Thử xem xét môi trường xung quanh trẻ và xem có thể làm gì để giảm thiểu những tác nhân có thể gây căng thẳng đồng thời cung cấp trải nghiệm tích cực. Gia đình, hoạt động giải trí, trường học, câu lạc bộ,.. thời gian một mình và ở bên người khác cũng cần xem xét. Suy nghĩ thật cẩn thận và điều này có thể tạo ra những khác biệt tích cực. Hãy là các nhà thám tử dò xét môi trường xung quanh về khía cạnh của sự nhạy cảm và sở thích của trẻ.
Môi trường thử thách
Trẻ có thể bị kích thích tích cực hoặc tiêu cực chỉ bởi môi trường xung quanh. Đối với tất cả chúng ta, việc ánh sáng có thể quá sáng, phòng quá ồn ào, tia sáng mặt trời quá chói đều ảnh hưởng đến tâm trạng mỗi người.
Trong nhà
Xây dựng một thói quen các công việc thường ngày, thực hiện chúng một cách kiên định sẽ rất có ích và có thể giảm thiểu những tác động của việc phản ứng thái quá. Việc sắp xếp/tổ chức giúp trẻ có được cảm giác kiểm soát cách mà chúng lên kế hoạch trong ngày.
Giác quan
Chung
Bên ngoài nhà
Các trang bị sân chơi có thể được sử dụng tại gia đình, trường học hoặc ở các công viên địa phương cũng như khu vui chơi công cộng để tạo một không gian nơi trẻ có thể vui chơi và có thời gian giải lao, giải trí. Nên sử dụng các không gian công cộng vào thời điểm vắng người để giảm thiểu mức độ ồn ào và những tác nhân gây xao nhãng. Những trang thiết bị sau đây có thể giúp trẻ có trải nghiệm cảm giác:
Môi trường ồn ào, đông đúc
Sáng tạo làm vườn
Vườn tược có thể cung cấp những trải nghiệm tích cực, mang tới khoảng thời gian êm dịu cho trẻ, thời gian một mình hoặc với bạn bè, thậm chí thời gian để “xả hơi”. Khoảng thời gian này có thể được lên kế hoạch trước phù hợp với nhu cầu cá nhân, phụ thuộc vào từng trẻ và gia đình.
Một số ý sau có thể hữu ích
Khu vườn có thể là một nơi mà mọi thành viên trong gia đình chia sẻ những trải nghiệm với trẻ, hoặc đơn giản là một chốn dễ chịu, yên lắng, dịu nhẹ cho cả các thành viên khác trong gia đình.
Khi thông tin cảm giác tạo thử thách
Để xác định những tác động cảm giác có thể xảy đến với hành vi trẻ, chúng ta cần:
Một bảng biểu về hành vi và các chiến lược hữu ích:
Ngày/giờ
Nhân tố môi trường có thể xảy ra
Trải nghiệm cảm giác trước khi xảy ra sự việc
Ý tưởng xoa dịu giác quan
22/09, 4.10pm
Phòng đông đúc, tiếng nhạc ồn ào
Từ trường về nhà, một ngày dài
1. Ở trong phòng với nhạc nhẹ nhàng;
2. Giờ ăn vặt, đồ ăn nhai gặm
Thời gian leo thang
Đôi khi sự căng thẳng trong tương tác xã hội, ví dụ khi ở trường, có thể đồng nghĩa với việc trẻ đột nhiên đánh mất kiểm soát khi từ trường về nhà. Hãy đọc các dấu hiệu từ sớm để ngăn chặn sự leo thang về vấn đề giác quan. Dạy trẻ xem xét về mức độ của sự leo thang này qua một bảng thang cấp độ bằng hình ảnh cùng các chiến lược giảm nhẹ bất an từ sớm có thể có ích. Việc sử dụng tranh ảnh và thang số cũng giúp trẻ có khả năng xác định được mức độ cảm xúc của mình hơn.
Ví dụ: nếu con tư duy bằng hình ảnh
Cảm xúc được mô tả bằng hình ảnh
Con nên làm gì
? Bình tĩnh
Cảm thấy tích cực và có thể thực hiện nhiệm vụ
? Hơi lo lắng
Chơi đồ chơi xoay (fidget toy) hoặc Gameboy (khi đợi xếp hàng)
L Rất lo lắng hoặc tức giận
Nói với mẹ và ra khỏi môi trường đó trong vài phút
Nếu con tư duy bằng những con số
Cảm xúc
Con nên làm gì
Cảm thấy tích cực và có thể thực hiện nhiệm vụ
Chơi đồ chơi xoay (fidget toy) hoặc Gameboy (khi đợi xếp hàng)
Xin một cốc nước để bình tĩnh lại
Nói cho ai đó con cần ra ngoài vài phút. Đi tới nơi yên ắng và sử dụng các chiến lược cảm giác hữu ích
Phản ứng lại các tiếp xúc va chạm có thể dẫn đến hành vi không mong muốn.
Thử thách có thể xảy ra
Thử thách giác quan
Chiến lược
Trẻ tránh né hoặc đấm lại khi bị người khác chạm nhẹ. Trẻ phản ứng tiêu cực và đầy cảm xúc khi bị chạm nhẹ (thể hiện sự bất an)
• Nói với trẻ khi bạn chuẩn bị chạm vào trẻ. Luôn đụng chạm một cách dứt khoát. Đảm bảo với trẻ rằng bạn sẽ chạm rất dứt khoát và không dịch chuyển tay lung tung.
• Hãy chắc chắn người khác cũng tiếp xúc với trẻ một cách dứt khoát. Giải thích với họ rằng trẻ cảm thấy những đụng chạm nhẹ nhàng rất khó chịu/mạnh như thể bị đánh vậy.
• Tiếp cận trẻ từ tầm quan sát của trẻ
• Đảm bảo rằng bạn bè hay người thân thể hiện tình cảm một cách rõ ràng và trực tiếp.
Trẻ thích những tiếp xúc dứt khoát/chắc chắn. Chúng tránh né khi bị tiếp cận bằng một cái vỗ vai thân thiện hoặc bị vuốt ve.
• Nói với trẻ những gì bạn sẽ làm và làm thế nào. (Mẹ chuẩn bị ôm con thật chặt đấy.”) Tôn trọng nhu cầu được kiểm soát của trẻ.
• Coi những cái hôn trên má như một dạng tín hiệu va chạm sâu. Ôm trẻ chặt và hôn sâu, chắc.
Trẻ chối bỏ tất cả mọi người trừ mẹ hoặc người chăm sóc chính
• Hãy đảm bảo mọi người luôn tiếp cận trẻ từ phía trước và luôn chắc rằng trẻ có thể lường trước được những cái ôm hoặc việc thể hiện tình cảm từ người khác.
Hành vi tự kích thích thường ở miệng, ví dụ cắn tay, nhổ. Điều này có thể cản trở việc xây dựng các mối quan hệ
• Cung cấp càng nhiều giải thích về tình huống xung quanh càng tốt
• Sử dụng kích thích miệng thay thế, ví dụ nhai kẹo cao su, đồ ăn giòn, ống nhai, đồ chơi nhai gặm,
• Áp dụng chiến lược ăn uống xoa dịu (phần trước)
Tự kích thích, ví dụ cấu véo, đập đầu
• Áp dụng các ý tưởng xoa dịu có tác dụng lâu dài
• Áp dụng các ý tưởng xoa dịu tác dụng nhanh chóng (phần trước)
Hy vọng của chúng tôi là tổng hợp lại những hiểu biết về các vấn đề cảm giác và các chiến thuật mà chúng tôi tin là hữu ích. Những thông tin này được chia sẻ với những người chăm sóc đang tìm kiếm một cách khác để quản lý cuộc sống với các hành vi phát sinh từ cảm giác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/02/2024 09:01
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024