Cà rốt dồi dào vitamin A, C, canxi, sắt và chất xơ đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song nếu sử dụng sai cách, cà rốt có thể gây ra những tác hại khôn lường. Ăn cà rốt sống có tốt không hay làm thể nào để ăn cà rốt đúng cách và hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng? Cùng Vườn Nhiên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm:Lợi ích và tác hại của củ cải trắng – “nhân sâm mùa đông” có thể thành “thuốc độc” nếu dùng sai cách
Bạn đang xem: Ăn cà rốt sống có tốt không? 12 công dụng của cà rốt khi dùng đúng cách
Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota. Củ cà rốt là bộ phận được sử dụng chủ yếu. Đây thực chất là rễ cái ăn sâu vào trong đất hút chất dinh dưỡng và nước rồi phình to dần. Các củ cà rốt có kích thước to nhỏ khác nhau. Phần lá cũng có thể ăn được nhưng do có vị hơi đắng nên ít được sử dụng.
Theo thống kê, trên thế giới hiện đang có tất cả hơn 20 giống cà rốt có thể ăn được. Tùy theo màu sắc của củ cà rốt mà thực phẩm này được chia thành các loại như:
Trong đó, giống cà rốt tím và trắng là những loại xuất hiện đầu tiên. Củ cà rốt màu vàng và da cam là do bị đột biến gen phát triển thành.
Theo thống kê, trung bình cứ 100gr củ cà rốt sẽ đem lại giá trị dinh dưỡng như sau:
Năng lượng: 41kcal
Chất đạm: 0.93gr
Nước: 88.29gr
Chất béo: 0.21gr
Chất xơ: 2.8gr
Vitamin A: 835 μg
Ngoài ra, trong củ cà rốt còn chứa các loại vitamin (D, C, B-12, K, E,…) và các khoáng chất canxi 33mg, sắt 0.3mg, natri 69mg, kali 320mg,…
Nhiều người không biết nên ăn cà rốt sống hay chín sẽ tốt hơn? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ cà rốt khi được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và giải phóng nhiều carontene (tiền chất của vitamin A) cho cơ thể.
Vì vậy, cách dùng cà rốt tốt nhất là nấu chín trước khi sử dụng. Tuy nhiên, các bà nội trợ cũng không nên hầm cà rốt kỹ quá sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị phân hủy hoặc bị hòa tan hết vào trong nước.
Củ cà rốt chứa nhiều hợp chất phytochemical, trong đó chủ yếu bao gồm beta-carotene và các carotenoids. Chúng đã được chứng minh về khả năng chống ung thư tự nhiên bằng cách thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ung thư. Các nghiên cứu cũng cho thấy uống nước ép từ cà rốt thường xuyên có thể chống lại bệnh bạch cầu và giảm thiểu nguy cơ bị ung thư miệng.
Vitamin A rất cần thiết cho thị lực và cà rốt chính là nguồn cung cấp vitamin A vô cùng dồi dào cho bạn. Nếu đang gặp các vấn đề như cận thị, rối loạn thị giác, thoái hóa võng mạc… thì bạn nên bổ sung cà rốt đều đặn trong thực đơn để cải thiện sức khỏe cho đôi mắt.
Xem thêm : Phụ nữ có nốt ruồi ở ngón tay cái phải vô cùng đào hoa, đảm bảo không sợ ế
>>Xem thêm video: Bí đỏ tốt như thế nào? Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều bí đỏ?
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, sử dụng nước ép cà rốt giúp giảm 5% huyết áp tâm thu. Tác dụng tuyệt vời này của cà rốt có được là nhờ nguồn chất dinh dưỡng phong phú có trong thực phẩm này, bao gồm chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.
Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A và C, carotenoids, kali và các chất chống oxy hóa khác. Tất cả đều góp phần vào sức khỏe của tóc. Chúng kích thích tóc mọc nhanh hơn, chắc khỏe và dày mượt hơn, đồng thời cải thiện các vấn đề như rụng tóc, hói đầu.
Cà rốt chứa nhiều carotenoids. Nghiên cứu cho thấy rằng trái cây và rau quả giàu các hợp chất này có thể cải thiện làn da và diện mạo tổng thể của một người, giúp da sáng khỏe hơn. Mặc dù vậy, hãy chú ý – việc ăn quá nhiều cà rốt có thể khiến bạn bị dư thừa carotenosis và dẫn đến tình trạng vàng da.
Vitamin A trong cà rốt điều chỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa vitamin C – một chất có tác dụng tích cực trong việc tăng sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.
Đây là công dụng của cà rốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng được nhiều người biết đến. Đặc tính giòn và thô của cà rốt giúp làm sạch mảng bám trên răng và mang lại cho bạn hơi thở thơm tho hơn.
Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp làm tăng tiết nước bọt, có thể trung hòa axit citric và axit malic trong miệng gây hại đến răng và nướu.
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin A trong máu cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Cà rốt sở hữu nhiều chất dinh dưỡng này nên có thể trở thành một sự lựa chọn lý tưởng trong thực đơn của bệnh nhân bị tiểu đường.
Trong cà rốt tươi chứa 88% nước, còn lại là chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, trong đó chỉ có khoảng 25 caro. Chính vì vậy, bổ sung cà rốt chính là một cách thông minh để bạn lấp đầy bao tử, giảm cảm giác thèm ăn mà không phải lo ngại việc tích lũy quá nhiều calo khiến cân nặng tăng lên.
Ngoài ra, chất xơ pectin trong cà rốt còn thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường khả năng chuyển hóa chất béo, duy trì cân nặng khỏe mạnh và vóc dáng lý tưởng cho bạn.
Tiêu thụ cà rốt làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Cùng với đó, thành phần chất chống oxy hóa có trong thực phẩm này còn giảm thiểu những tác hại của gốc tự do tới thành mạch, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường đại học đại học Texas – Mỹ đã phát hiện ra rằng, ăn cà rốt với liều lượng hợp lý có thể giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc của các gene làm nhiệm vụ vận chuyển canxi cung cấp đến các màng tế bào. Điều này sẽ giúp xương chắc khỏe, cứng cáp hơn và đặc biệt có lợi cho người bị loãng xương.
Cà rốt chứa glutathione, một siêu phân tử giúp giải độc, làm sạch gan. Cùng với đó, loại rau này còn có nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene. Cả hai đều kích thích và hỗ trợ chức năng gan tổng thể của bạn. Vitamin A trong cà rốt cũng chống lại các bệnh về gan.
Để chọn mua cà rốt tươi ngon, bạn cần chọn những quả có kích thước vừa phải, hình dáng thẳng thuôn dài về phía đuôi, lớp vỏ trơn láng, cầm chắc tay và hơi cứng.
Lựa chọn những củ cà rốt có màu cam đậm, sáng, cuống lá còn tươi xanh dính chặt vào thân củ.
Không chọn những củ cà rốt có cuống bị dập héo, phần thân bị dập, chảy nhớt, xuất hiện những vết thâm, dùng tay ấn vào cảm giác mềm.
Không chọn củ quá to. Phần lá, cành ở gốc và phần vai của củ to, dày vì đây là những củ già, sẽ có nhiều xơ và ít chất dinh dưỡng.
Bảo quản
Xem thêm : Phân chia tài sản chung khi đơn phương ly hôn
Ở nước ta, cà rốt được trồng quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa đông. Thực phẩm này được bày bán sẵn ngoài chợ hay siêu thị bất kì thời điểm nào trong năm với các dạng củ tươi, đông lạnh, ngâm chua ngọt hoặc đóng hộp.
Bảo quản cà rốt ở nơi khô ráo, thoáng mát sẽ giúp cà rốt tươi đến 3 tuần. Tuy nhiên, không nên bảo quản quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng trong cà rốt. Bạn nên mua một lượng vừa đủ dùng và chỉ nên bảo quản trong 1 tuần.
Nếu cần mua cà rốt tươi với số lượng nhiều, bạn nên bảo quản trong túi nhựa kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với những củ vẫn còn nguyên cuống lá trên đầu thì nên cắt bỏ phần này trước khi lưu trữ để ngăn không cho lá tiếp tục hút nước và chất dinh dưỡng từ củ.
Nếu bảo quản ở nhiệt độ bình thường, không nên bọc cà rốt trong túi nilong sẽ làm củ bị mềm, thối rữa.
Sử dụng đúng cách
Bạn nên gọt vỏ và rửa sạch cà rốt trước khi sử dụng. Đây là một loại rau đa năng. Nó có thể được tiêu thụ dưới dạng tươi, luộc, hấp cách thủy, nấu súp hoặc thêm vào các món hầm hay món súp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép cà rốt lấy nước uống. Dùng nước ép cà rốt nguyên chất hoặc phối hợp với các loại rau củ khác đều tốt cho sức khỏe.
Cà rốt nếu đã rửa qua nước hoặc cắt nhỏ thì nên chế biến ngay, không nên bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm cà rốt bị mềm, nhũng, thối rữa.
Cà rốt để lâu sẽ bị mềm, trước khi chế biến bạn nên ngâm cà rốt trong nước đá khoảng 5 – 10 phút giúp tạo độ giòn cho cà rốt.
Ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
Phụ nữ ăn nhiều hơn 300g cà rốt mỗi ngày trong một thời gian dài, dù ở dạng sống hay chín đều ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Điều này có thể gây rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như chậm kinh, chu kì kinh nguyệt kéo dài, tắc kinh, rong kinh hoặc vô kinh.
Hoạt chất hemoglobin được tìm thấy ở cà rốt nếu được tiêu thụ quá nhiều sẽ kết hợp với natri có sẵn trong cơ thể biến đổi thành methemolobine. Chất này có thể gây ngộ độc hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt chất Carotene trong cà rốt khi được cơ thể dung nạp nhiều sẽ gây nhiễm độc gan và làm biến đổi màu da, khiến da chuyển sang màu vàng bất thường.
Thành phần chất xơ trong cà rốt chủ yếu dưới dạng không hòa tan. Khi bạn ăn quá nhiều cà rốt, chất xơ sẽ bị tắc nghẽn tại ruột gây nên hiện tượng ăn không tiêu, táo bón.
Như bạn cũng thấy, bên cạnh những công dụng tuyệt vời của cà rốt thì thực phẩm này cũng có nhiều tác hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức. Để phòng tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn chỉ nên ăn cà rốt mỗi tuần 2 – 3 bữa, mỗi bữa ăn khoảng 50g là đủ.
– Tránh kết hợp cà rốt với các thực phẩm sau:
– Những đối tượng không nên ăn cà rốt:
Trên đây là những công dụng của cà rốt mà không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, khi sử dụng cà rốt, bạn nên nấu chín chứ không nên ăn cà rốt sống và tuân thủ một số vấn đề kiêng kỵ đã được khuyến cáo ở trên để không biến cà rốt thành thảm họa cho sức khỏe.
>>Xem thêm video: Cách làm nước ép cà rốt thơm ngon giảm cân sáng da để được lâu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/03/2024 13:31
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…