Categories: Tổng hợp

Cho con bú có nên ăn rau răm không? Nên hỏi bác sĩ trước mẹ nhé!

Published by

Mẹ nghe nói rau răm ăn kèm trong các món trứng lộn, canh chua có thể gây mất sữa, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ ngờ ngợ điều này nên muốn tìm hiểu cho con bú có nên ăn rau răm không, nguy cơ và lợi ích nếu mẹ ăn rau răm trong giai đoạn này là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về cả mặt tốt và hại của thực phẩm này, mẹ tham khảo nhé!

Cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Cho con bú có nên ăn rau răm không? Nên hỏi bác sĩ trước mẹ nhé

1. Cho con bú có nên ăn rau răm không?

Chắc hẳn rau răm đã trở thành món rau thơm quen thuộc với mẹ bởi mùi vị thơm nồng, kích thích đầu lưỡi nhưng không biết cho con bú ăn được không. Dựa theo thành phần dinh dưỡng thì rau răm không có hại đâu mẹ ơi. Nhưng về mặt hóa học, một số nghiên cứu đã chỉ ra các chất có thể gây hại, một số khác lại chứng minh chúng có tác dụng tốt. Mẹ theo dõi thông tin cụ thể sau để nắm rõ hơn nhé:

Cho con bú có nên ăn rau răm không vẫn chưa có lời giải đáp

1 – Dựa theo thành phần dinh dưỡng:

Rau răm có nhiều khoáng chất như đạm, tinh bột, tro, canxi, sắt, nước, chất xơ, phốt pho, vitamin C, tỉ lệ thải bỏ (tỉ lệ giữa lượng thực phẩm thải đi so với lượng thu vào trong cơ thể). Các chất này đều tác dụng tốt đến sức khỏe của mẹ, cung cấp năng lượng (đến 30 kcal), tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện các bệnh ngoài da, lợi tiểu,… Mẹ theo dõi chi tiết hơn qua bảng sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 gam rau răm Đạm 4.7 g Tinh bột 2.8 g Tro 2 g Canxi 316 mg Sắt 2.2 mg Nước 86.3 g Chất xơ 3.8 g Phốt pho 55 mg Vitamin C 57 mg Tỉ lệ thải bỏ 25 g

Rau răm có nhiều khoáng chất ích lợi như đạm, tinh bột, tro, canxi, sắt,…

2 – Dựa theo thành phần hóa học:

Các thành phần hóa học trong rau răm như: flavonoid, phenylpropanoid, sesquiterpenes, sesquiterpenoids, decanal, dodecanal, decanol… giúp đỡ mẹ và bé cưng tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong đó, chất decanal được các nhà nghiên cứu từ đại học Yonsei và King Saud chứng minh giúp tăng collagen, hạn chế lão hóa và diệt khuẩn, chống oxy hóa cho mẹ và bé.

Nhưng mẹ đừng chủ quan vì một số nhà nghiên cứu lại xác nhận các chất như decanal (28%), dodecanal (44%), decanol (11%) gây tác dụng tiêu cực đến sức khỏe. Cơ quan Hóa chất Châu Âu đã phân loại dodecanal là một trong những chất gây kích ứng mắt, da thậm chí là sinh ra phản ứng dị ứng da. HDMP (Cơ sở dữ liệu về chuyển hóa ở người) nhận định decanal có khả năng gây độc với các bệnh như nhiễm độc niệu, hen suyễn, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh,…

Về mặt hóa học thì một số nghiên cứu đã chỉ ra các chất có thể gây hại, một số khác lại chứng minh chúng có tác dụng tốt

Cho đến hiện tại giới khoa học vẫn chưa có lời kết luận chính xác về việc cho con bú có nên ăn rau răm không, nếu mẹ muốn ăn rau răm trong bữa ăn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé nhé.

2. 5 nguy cơ tiềm ẩn nếu mẹ cho con bú ăn rau răm

Giai đoạn cho con bú là cột mốc quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình lớn khôn của bé cưng, do đó mẹ cần kỹ càng trong chuyện ăn uống. Nếu đang có ý định ăn rau răm, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi chúng ẩn chứa 5 nguy cơ như nhiễm độc cơ thể, khiến sữa có mùi, rối loạn chuyển hóa,… Mẹ theo dõi cụ thể hơn về các thông tin này bên dưới nhé.

5 nguy cơ tiềm ẩn nếu mẹ cho con bú ăn rau răm

2.1. Mẹ và bé có thể bị nhiễm độc

Mẹ có thể bị nhiễm độc khi ăn rau răm kèm với các món ăn như trứng lộn, canh chua,… trong giai đoạn cho con bú, thậm chí tác động trực tiếp đến bé cưng. Bởi lẽ HMDB (website chứa cơ sở dữ liệu về các chất chuyển hóa và trao đổi chất của con người) đã khẳng định rằng decanal trong rau răm có khả năng gây độc. Chất hóa học này thâm nhập vào sữa mẹ cho bé tu ti, dẫn đến việc cả hai mẹ con có khả năng mắc các bệnh về nhiễm độc niệu, hen suyễn, thậm chí dẫn đến tổn thương cho thận, tim mạch.

Mẹ và bé có thể bị nhiễm độc từ rau răm

2.2. Sữa mẹ có mùi lạ – bé từ chối ti

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, ăn rau răm còn làm sữa mẹ có mùi lạ nữa. Nguyên nhân là thành phần hóa học của rau răm có chứa α-humulene, thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ sesquiterpenoid, trang HDMP (một dự án do Viện Nghiên cứu sức khỏe Canada hỗ trợ thực hiện) cho biết hoạt chất này thường được tìm thấy trong hạt tiêu và có mùi thân gỗ đặc trưng.

Bé cưng vốn yêu thích sữa mẹ bởi mùi thơm ngọt ngào, dìu dịu. Sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi chất này sẽ tạo mùi lạ làm bé nhạy cảm, quấy khóc, không chịu ti mẹ. Vì vậy, mẹ nên ăn rau răm theo chỉ định của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến quá trình bú sữa của bé nhé.

Rau răm có thể khiến sữa mẹ có mùi lạ – bé từ chối ti

2.3. Bé có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa do ti mẹ

Việc mẹ ăn rau răm khi cho con bú dễ khiến bé cưng bị rối loạn chuyển hóa do ti mẹ, giới y khoa đã nhận định chất decanal trong rau răm có liên quan đến căn bệnh rối loạn chuyển hóa Cedilac. Theo UpToDate (hệ thống Kiến thức lâm sàng có liên kết với Nghiên cứu Y tế toàn cầu), căn bệnh này gồm các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, sụt cân,… Mẹ cho bé ti nên lưu ý hơn bởi chất này sẽ khiến bé chậm lớn, không dung nạp được đường, sữa,….

Bé có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa do ti mẹ ăn rau răm khi cho con bú

2.4. Mẹ và bé có thể bị kích ứng – dị ứng

Con được thưởng thức dòng sữa mát lành, lớn khỏe từng ngày luôn là mong ước của mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình cho con bú không tránh khỏi những nhọc nhằn làm mẹ lười ăn hoặc mệt mỏi. Mẹ nghe người này người kia khuyên nên cho thêm rau răm vào các món ăn như cháo, gỏi,… để kích thích vị giác do loại rau này có mùi nồng cay. Nhưng quan điểm này lại không đúng đâu mẹ vì nó có thể khiến hai mẹ con bị kích ứng, dị ứng.

Các bác sĩ đã định nghĩa chất β-caryophyllene và dodecanal trong rau răm sẽ gây ra dị ứng – kích ứng nếu mẹ và bé nhạy cảm với chất này. Thế nên mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn rau răm để phòng ngừa tình trạng bất thường, ảnh hưởng sức khỏe mẹ nhé.

Mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn rau răm để ngừa dị ứng cho mình và bé cưng nhé

2.5. Mẹ bị nóng trong – ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Mẹ thích các món ăn kèm rau răm nên thường xuyên thưởng thức gây nóng trong người, ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi đang cho con bú. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) rau răm là loại thực phẩm có tính nóng, ẩm, vị cay nồng đặc trưng. Mẹ ăn thực phẩm này thường xuyên sẽ tích nhiều nhiệt trong cơ thể, tình trạng kéo dài gây suy yếu sức khỏe, chất lượng sữa cũng giảm đi đáng kể.

Sức hấp dẫn từ các món ăn kèm rau răm có thể khiến mẹ bị nóng trong, sữa bị ảnh hưởng

3. 6 lợi ích mẹ cho con bú và bé có thể nhận được khi mẹ ăn rau răm

Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn là thế nhưng nếu chỉ ăn không quá 20g một lần và được các bác sĩ tư, chuyên gia tư vấn có thể ăn được, rau răm vẫn mang lại 7 lợi ích cho mẹ cho con bú ngay dưới đây:

7 lợi ích mẹ cho con bú và bé có thể nhận được khi mẹ ăn rau răm

3.1. Cải thiện chất lượng sữa – giúp sữa mẹ dồi dào

Mẹ đang cho con bú nghe “phong thanh” ăn rau răm dễ mất sữa nên nghi ngại không dám thưởng thức. Tuy nhiên, trong các thành phần hóa học của rau lại chứa lượng lớn flavonoid hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh giúp lợi sữa, thông tắc tia sữa, mẹ tăng lượng sữa dồi dào cho bé bú khỏe bú ngon hơn.

Dưỡng chất từ rau răm giúp cải thiện chất lượng sữa, cho sữa mẹ dồi dào

3.2. Có thể giảm đau – chống vi khuẩn cho mẹ và bé

Một trong những lợi ích khi mẹ ăn rau răm là có thể giảm đau, chống vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bởi lẽ chất β-caryophyllene trong thành phần hóa học của rau răm hoạt động như một viên thuốc giảm đau và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Mẹ hấp thụ chất và truyền sang bé thông qua đường ti sữa sẽ hỗ trợ tăng cường đề kháng, miễn dịch cho cả hai mẹ con.

Lợi ích khi mẹ ăn rau răm là có thể giảm đau, chống vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

3.3. Có thể chống viêm – chống oxy hóa

Mẹ cho con bú thường gặp tình trạng lão hóa da, kém sắc do không có thời gian bồi dưỡng ngoại hình. Đừng lo lắng mẹ ơi vì một nghiên cứu tại Thái Lan đã chỉ ra hoạt tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ của rau răm với các tế bào trong cơ thể.

Theo đó, mẹ trong giai đoạn cho con bú có thể nhận được lợi ích này thông qua việc hấp thụ flavonoid, β-caryophyllene trong rau răm giúp cải thiện làn da, hạn chế viêm nhiễm,… Dưỡng chất từ mẹ truyền vào cơ thể con qua đường sữa cũng hỗ trợ bé cưng ngăn ngừa thương tổn, kháng khuẩn hiệu quả đấy mẹ.

Mẹ ăn rau răm sẽ giúp chống viêm – chống oxy hóa cho cơ thể

3.4. Có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư vú

Theo PGS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa khi xảy ra ở cả người trẻ lẫn trung niên. Mẹ lo lắng nhiễm phải căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ nên mong muốn bổ sung dưỡng chất ngăn ngừa ung thư vú.

“Trộm vía” các chất có khả năng ngừa ung thư vú dễ dàng tìm thấy rau răm. Món ăn này chứa các thành phần hóa học flavonoid, β-caryophyllene với tác dụng kháng viêm, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả. Đặc tính ngừa ung thư vú của rau răm cũng được chứng minh qua nghiên cứu của Mohamaed và cộng sự vào năm 2006 nên mẹ yên tâm nhé.

Thành phần của rau răm có thể giảm thiểu nguy cơ ung thư vú

3.5. Bổ sung canxi qua sữa – giúp xương con chắc khỏe

Sau khi sinh em bé, cơ thể mẹ đau nhức do hệ xương bị ảnh hưởng ít nhiều khiến mẹ lo lắng không biết nguồn sữa chứa đủ canxi để con phát triển không. Không sao đâu ạ, mẹ dễ dàng bổ sung các chất cần thiết từ việc ăn rau răm. Theo đó, trong 100 gam rau răm, mẹ sẽ hấp thụ được 316 mg canxi, giúp con bú no bú khỏe, phát triển hệ xương của bé cưng.

Mẹ có thể dễ dàng bổ sung canxi qua sữa – giúp xương con chắc khỏe từ việc ăn rau răm

3.6. Cho mẹ và bé nguồn năng lượng dồi dào

Bổ sung rau răm vào khẩu phần ăn của mẹ đúng cách không chỉ giúp cải thiện chất lượng sữa, hạn chế nhiều bệnh mà còn đem lại cho cả mẹ và bé nguồn năng lượng dồi dào. Mẹ ăn rau răm sẽ hấp thụ được chất đạm, chất xơ, tinh bột, sắt, nước, vitamin C có trong thực phẩm, từ đó chuyển hóa thành dưỡng chất vào sữa truyền cho con.

Bổ sung rau răm vào khẩu phần ăn cho mẹ và bé nguồn năng lượng dồi dào

4. 4 loại rau củ mẹ nên ăn khi cho con bú

Ngoài rau răm, mẹ nên ăn thêm nhiều rau củ để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng khi cho con bú. Trong đó, mẹ đừng nên bỏ qua 4 loại rau củ là rau ngót, rau dền, cà chua, cải bó xôi với những tác dụng tuyệt vời, không chỉ hỗ trợ mẹ mau khỏe mà còn giúp con phát triển toàn diện do dưỡng chất sẽ đến cơ thể con thông qua sữa mẹ.

4 loại rau củ mẹ nên ăn khi cho con bú

1 – Rau ngót:

Rau ngót là “ứng cử viên” sáng giá trong danh sách các loại rau dành cho mẹ sau sinh, đang cho con bú. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, canxi,… trong rau ngót sẽ giúp mẹ tăng lượng sữa, hồi phục sức khỏe nhanh chóng và ngăn ngừa viêm nhiễm cho cả bé cưng.

Mẹ còn có thể chế biến rau ngót thành nhiều món canh rau nấu tôm, thịt bò, trứng hoặc nước ép rau ngót mát lành, dễ uống. Để dùng rau ngót đạt hiệu quả nhất, mẹ chỉ nên ăn tối đa từ 20 – 40g mỗi tuần để tránh tác dụng phụ như khó ngủ, không hấp thụ canxi,… mẹ nhé.

Rau ngót thường được các mẹ sau sinh ưa chuộng để hồi phục sức khỏe

2 – Rau dền:

Rau dền là nguồn cung dồi dào các axit amin, vitamin, khoáng chất cần thiết như canxi, chất xơ, sắt, magie,… cho mẹ và bé. Với thực phẩm này, mẹ sẽ chế biến được các món như rau dền xào nấm rơm, canh rau dền nấu khoai, nấu tôm giúp điều hòa tiêu hóa ổn định, hạn chế táo bón, giải nhiệt cơ thể khi bị nóng trong người.

Rau dền có tính hàn, thanh mát nên mẹ chỉ nên ăn khoảng 100 – 250g một lần để tránh tình trạng đầy hơi, lạnh bụng, tiêu chảy mẹ nha.

Rau dền giúp điều hòa tiêu hóa ổn định cho mẹ

3 – Cà chua:

Cà chua là một thực phẩm lành mạnh cho mẹ đang cho con bú. Thực phẩm này chứa rất nhiều nước, giàu axit folic, vitamin A, C có tác dụng cung cấp chất chống oxy hóa, bổ sung năng lượng giúp mẹ và bé hoạt động suốt ngày dài.

Theo đó, mẹ có thể chế biến cà chua thành các món salad, nước ép hay nấu chín như cá sốt cà chua, cà dồn thịt,… Bên cạnh đó, mẹ chỉ nên dùng cà chua chín với liều lượng tối đa 200 – 300g một ngày để cân bằng dưỡng chất cho mình và bé, tránh đau dạ dày, chướng bụng thôi nhé.

Cà chua giúp bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cả mẹ và bé

4 – Cải bó xôi:

Cải bó xôi đem đến dồi dào canxi, vitamin K, A và folate cho cơ thể mẹ khi đang cho con bú. Đặc biệt hơn, sau khi được nấu chín, loại cải này còn thúc đẩy quá trình hấp thụ protein, chất xơ, kém, sắt, beta-carotene, lutein… giúp mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Cải bó xôi được chế biến đa dạng thành các món salad, sinh tố, nước ép hay nấu canh thịt bò, xào nấm rơm,… Để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, mẹ chỉ nên ăn khoảng 200g cải bó xôi mỗi tuần để tránh nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, tiểu đường,…

Ăn cải bó xôi giúp mẹ trao đổi chất tốt hơn

Dưới đây là bảng tóm tắt về các loại rau và tác dụng của chúng với mẹ khi cho con bú.

Loại rau Tác dụng với mẹ khi cho con bú Rau ngót Cung cấp vitamin A, B, C, canxi,… giúp tăng lượng sữa và thời gian hồi phục, ngừa viêm nhiễm. Rau dền Cung cấp axit amin, vitamin, canxi, chất xơ, sắt, magie,… giúp điều hòa tiêu hóa, tránh táo bón, giải nhiệt. Cà chua Cung cấp nước, axit folic, vitamin A, C giúp chống oxy hóa, bổ sung năng lượng. Cải bó xôi Cung cấp canxi, vitamin K, A folate, hỗ trợ trao đổi chất, hấp thu hiệu quả protein, chất xơ, kém, sắt, beta-carotene, lutein…

Trước khi ăn các loại rau củ có lợi mẹ nên chú ý rửa thật sạch sẽ để loại bỏ tạp chất, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Để rửa rau củ đúng cách, mẹ tham khảo 2 cách dưới đây nhé:

  • Rửa với nước muối: Mẹ cho rau củ vào thau hoặc chậu rồi đổ nước cho xâm xấp mặt, thêm muối ăn và dùng tay xốc nhẹ rau vài lần cho muối hòa tan, trải đều. Sau đó, mẹ ngâm rau củ cùng muối khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại với nước 2-3 lần. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trên rau nhưng mẹ phải tốn nhiều công sức chuẩn bị và thực hiện.
  • Sử dụng nước rửa chuyên dụng: Nếu mẹ vừa muốn nhanh chóng lại an toàn, lấy đi mọi vi khuẩn gây hại, cứng đầu thì nên sử dụng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Chỉ cần 1 – 2 lần nhấn vòi thì mẹ đã rửa sạch mọi vi khuẩn bám trên rau củ hiệu quả mà không cần tốn nhiều sức. Không những thế, thành phần Alkyldiaminoethylglycine Hydrochloride lành tính trong nước rửa sẽ không để lại mùi vị lạ sau khi chế biến xong. Đặc biệt, khi mua nước rửa mẹ sẽ nhận nhiều deal khủng, giảm giá sâu đến 40% đấy. Còn chần chờ gì mà không tậu ngay cho mình mẹ ơi!
Mua ngay combo chai + túi nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy để nhận quà tặng lên đến 259k

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về việc cho con bú có nên ăn rau răm không. Rau răm có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ nhưng đồng thời cũng cung cấp cho mẹ các lợi ích đáng kể về sức khỏe. Vì hiện nay vẫn chưa có lời kết luận nào cụ thể nên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thưởng thức món ăn này để tránh những tác động không tốt nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác, mẹ để lại bình luận ngay phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp nhanh chóng nhất cho mẹ.

Published by

Bài đăng mới nhất

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

2 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

7 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

7 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

8 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn số ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC

22 giờ ago

Tử vi thứ 6 ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuất hạnh phúc, Dần gặp may

Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…

22 giờ ago