Categories: Tổng hợp

Người ‘thèm’ ô mai, xí muội đến mấy thì khi ăn cũng phải nhớ kỹ những điều này

Published by

Ô mai là gì?

Ô mai (mơ đen) vốn dĩ là tên một vị thuốc được làm từ quả mơ được phơi khô cho đến khi chuyển thành màu đen và quắt lại. Ô mai còn được gọi là xí muội. Ô mai được xem là vị thuốc khá phổ biến trong y học cổ truyền của các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc…

Tuy nhiên, hiện ô mai được biết đến với ý nghĩa là một đồ ăn vặt được chế biến từ nhiều loại quả khác nhau như mơ, mận, sấu, me, cóc, khế, xoài… nhiều hơn là một vị thuốc. Những loại quả này phải được tuyển chọn kỹ lưỡng và chế biến rất cầu kỳ với nhiều loại gia vị, hương liệu khác nhau thì mới có thể làm ra được những viên ô mai ngon nhất.

Công dụng của ô mai

Trong đông y, ô mai là vị thuốc kết hợp với nhiều vị khác để chữa các chứng ho lâu năm, ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng.

Ô mai dùng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, chóng khô họng. Ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh.

Ô mai dùng với mật ong hoặc gừng củ để điều trị viêm phế quản, ho lâu ngày.

Ô mai còn ngăn ngừa giun đũa, đau bụng do giun đũa gây ra.

Chống tiêu chảy, đi tiêu lỏng, trị lỵ lâu ngày. Chống ung thư cổ tử cung. Ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh tiểu đường.

Xí muội cũng được nhiều người chiết thành dầu ngâm mơ cũng có tác dụng chữa nẻ, làm bóng tóc. Rượu ngâm từ loại thảo dược này còn có thể giúp cho cơ thể giải nhiệt tốt vào những ngày nắng nóng.

Trong ẩm thực, loại thảo dược này được dùng như một món ăn chơi và rất được nhiều người yêu thích. Xí muội cũng được xem như một loại mứt ngon, được trưng trong các ngày lễ, tết cổ truyền.

Tác hại có thể gặp phải khi ăn ô mai

Các căn bệnh tiềm tàng từ phụ gia làm ô mai

Để có được hương vị đặc trưng của ô mai và tạo màu sắc hấp dẫn, quá trình sản xuất cần đến rất nhiều chất phụ gia, đường hóa học, phẩm màu… Các chất này có thể gây hại cho chúng ta nếu ăn quá liều lượng.

Phẩm màu, nhất là các loại phẩm màu trôi nổi, không rõ nguồn gốc chính là tác nhân gây nên các căn bệnh về gan, thận.

Một số loại ô mai quá mặn còn ẩn chứa nguy cơ tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, các chất phụ gia làm ô mai không rõ nguồn gốc, hạn sử dụng… cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.

Nguy hại khi ăn ô mai kém chất lượng

Không chỉ có những nguy hiểm từ ô mai bẩn được sản xuất thủ công trong nước, chúng ta còn phải đối mặt với những nguy hại từ ô mai kém chất lượng được nhập từ bên ngoài.

Nhiều loại ô mai có chứa nhiều chất phụ gia gây độc hại cho sức khỏe của con người như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate, chất tạo màu carmine, amaranth, chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide…

Thậm chí, còn phát hiện ra trong một số loại ô mai có chứa hàm lượng chì khá lớn, vượt quá giới hạn cho phép. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người.

Ngộ độc vì ô mai bẩn

Hiện nay, các loại ô mai bẩn, ô mai có chất lượng kém được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Nguyên liệu để làm các loại ô mai này hầu hết đều không được đảm bảo.

Thậm chí, một số cuộc điều tra còn phát hiện ra các cơ sở sản xuất ô mai sử dụng các loại quả thối (như sấu, quất…) để sản xuất.

Sau khi được tẩm ướp, các nguyên liệu bẩn, kém vệ sinh này được chế biến thành những sản phẩm rất hấp dẫn mà chúng ta rất khó để phát hiện ra khi ăn.

Khi ăn phải các loại ô mai bẩn như vậy, nguy cơ bị đau bụng là rất cao. Không những thế, nó còn dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc thực phẩm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng như gan, mật, thận…

Nguy cơ ung thư

Các hóa chất được cho vào khi chế biến ô mai, nhất là chất tạo ngọt cyclamate là những chất vô cùng độc hại. Cyclamate là chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm do nguy cơ gây ung thư của nó rất cao.

Ô mai, xí muội là món quà vặt yêu thích của nhiều người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Tại các thành phố, các điểm du lịch…chúng ta có thể thấy có rất nhiều quầy hàng bày bán ô mai, xí muội. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên chọn mua ô mai tại những cửa hàng, cơ sở sản xuất uy tín, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần… rõ ràng, không nên sử dụng các sản phẩm ô mai trôi nổi trên thị trường để đảm bảo sức khỏe.

This post was last modified on 18/03/2024 21:43

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago