Categories: Tổng hợp

Báo cáo thực hành: Tốc độ phản ứng hóa học

Published by
Video ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Đề bài

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 6%

Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm

Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống: 3ml dung dịch (H_2SO_4) nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyên

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch (H_2SO_4) 15%

+ Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau, kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

+ Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2

Lời giải chi tiết

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.

Phương trình phản ứng: (Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2).

Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl lớn hơn nồng độ HCl ống 2

Kết luận:

– Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

– Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch (H_2SO_4) có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.

Phương trình phản ứng: (Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2).

Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

Kết luận:

– Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

– Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch (H_2SO_4) có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm có khổi lượng nhỏ thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.

Phương trình phản ứng: (Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2.)

Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn

Kết luận:

– Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt.

– Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Loigiaihay.com

This post was last modified on 25/04/2024 17:44

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago