Categories: Tổng hợp

Bà bầu ăn rau má được không, có tốt cho sức khỏe hay không?

Published by

Có bầu ăn rau má được không là một câu hỏi phổ biến được nhiều mẹ bầu quan tâm. Rau má, với hương vị ngọt dịu thanh mát, đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn trong chế độ ăn của nhiều người. Tuy nhiên, khi mang thai, nhiều mẹ cũng thường “khó tính” hơn trong việc lựa chọn thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy, bà bầu có ăn được rau má không? Rau má có tốt cho bà bầu không? Ngay trong bài viết sau, các bác sĩ tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome sẽ giúp mẹ giải đáp xem có thai ăn rau má được không, cũng như tư vấn sâu hơn về những lưu ý quan trọng khi ăn rau má trong thai kỳ mà mẹ không nên bỏ lỡ.

Rau má (tên khoa học: centella asiatica), thường được chế biến nhiều loại thức uống giải khát đa dạng, chẳng hạn như: nước ép rau má nguyên chất, nước ép rau má đậu xanh, rau má nước dừa, rau má sữa, rau má sầu riêng, v.v…. Bên cạnh đó, rau má còn được dùng để chế biến nên nhiều món ăn mặn như canh rau má, rau má xào, cháo cá rau má,… rất bổ dưỡng. Vậy, bà bầu có được ăn rau má không?

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Trước khi tìm hiểu về việc có bầu ăn rau má được không, mẹ cần nắm rõ về về thành phần dinh dưỡng của loại rau này. Nhìn chung, rau má là một nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2, B3 cùng các loại khoáng chất phong phú (sắt, canxi, phốt-pho, magiê, natri và kali).

Về thành phần dinh dưỡng đa lượng, trung bình trong 100g rau má chứa 40 calo, trong đó bao gồm 6.7g chất đường bột (gồm 5.4g chất xơ không hòa tan, 0.5g chất xơ hòa tan), 2.4g chất đạm và. 0.2g chất béo. Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng cụ thể trong 100g rau má bao gồm:

Ngoài những dưỡng chất trên, rau má còn nổi tiếng vì chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng thuộc nhóm triterpenoid saponin, trong đó bao gồm:

  • Asiaticoside (AS): Giúp cơ thể kháng viêm, tăng cường khả năng chống vi khuẩn, chống vi-rút và khôi phục hàng rào bảo vệ trên làn da.
  • Madecassoside (MS): Giúp kháng viêm bằng cách ức chế sự sản sinh quá mức các cytokine – các “sứ giả” gây viêm, từ đó giảm các căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.

Không những thế, rau má còn chứa nhiều hóa chất thực vật (phytochemical) đặc biệt, bao gồm beta-carotene, lutein, neoxanthin và zeaxanthin,… giúp bảo vệ tế bào con người không bị tổn thương trước sự tấn công của các gốc tự do. Vậy, có bầu ăn rau má được không?

Bà bầu ăn rau má được không?

Bà bầu ăn rau má ĐƯỢC vì chúng không chứa bất kỳ hợp chất nào gây bất lợi cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, rau má hoàn toàn là một loại rau an toàn để mẹ có thể an tâm tiêu thụ trong thai kỳ. Cụ thể, rau má không chứa:

  • Các chất gây co thắt tử cung: Có thể khiến mẹ bị bong nhau thai sớm (sinh non);
  • Các chất gây tăng huyết áp, mỡ máu: Có thể khiến mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, đái tháo đường hoặc mắc bệnh tim mạch trong thai kỳ.

Bà bầu ăn rau má có tốt không?

Bà bầu ăn rau má RẤT TỐT, miễn là mẹ ăn chúng với một lượng vừa phải, không ăn quá nhiều và không ăn thường xuyên nhằm đảm bảo sự đa dạng trong khẩu phần ăn, giúp cơ thể không bị mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất. Khi được tiêu thụ đúng cách, rau má có thể đem đến cho mẹ bầu những lợi ích sức khỏe sau:

1. Giảm lo âu, thêm hạnh phúc khi mang thai

Lo âu và căng thẳng là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải trải qua trong thai kỳ bởi trong giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố diễn ra rất mạnh mẽ, khiến mẹ thường xuyên bị mất ngủ, buồn nôn, rối loạn dinh dưỡng và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác.

May mắn thay, rau má được chứng minh là một loại rau có tác dụng thư giãn và chống lo âu hiệu quả, bao gồm cả những trạng thái lo âu cấp tính và mãn tính. Cụ thể, tác dụng của rau má có thể bao gồm:

  • Cải thiện tâm trạng: Trong các thử nghiệm trên người, tiêu thụ rau má hàng ngày cho thấy tác dụng làm gia tăng cảm giác tỉnh táo và sự tập trung. Rau má cũng có tác động tích cực đến việc cải thiện kiểm soát cơn giận. Những tác dụng xoa dịu tinh thần này thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi uống rau má.
  • Chống lo âu do mất ngủ: Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rau má làm giảm hành vi gây lo lắng ở những đối tượng bị thiếu ngủ trong 72 giờ.
  • Chống giật mình: Trên những nghiên cứu ở người, rau má cũng cho thấy tác dụng chống lo âu, hốt hoảng, đặc biệt là tác dụng chống giật mình – một phản xạ thường thấy ở mẹ bầu khi bị kích thích bởi những âm thanh to và bất ngờ.

Nhờ đó, tiêu thụ rau má giúp mẹ bầu có được nhiều phút giây an thần, định tâm để trải nghiệm được một thai kỳ bình yên và hạnh phúc trọn vẹn. Như vậy, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn chưa biết rau má có tốt cho bà bầu không thì câu trả lời là .

2. Ram má giúp cải thiện hệ tuần hoàn

Khi thai nhi càng lớn, mẹ bầu càng dành nhiều để gian để ngồi hoặc nằm; bởi lúc này, việc đi lại thường xuyên là điều không dễ dàng đối với mẹ. Tình trạng ít vận động thể chất sẽ khiến tuần hoàn máu của mẹ bị suy yếu. Đặc biệt, một vài mạch máu có thể bị mất tính đàn hồi, khiến máu bị ứ đọng lại ở các khớp chân kèm theo một vài dịch lỏng bị rò rỉ ra khỏi mạch máu. Đây là lúc bệnh suy giãn tĩnh mạch khởi phát, làm cho chân của mẹ trở nên nặng nề, đau nhức và xuất hiện biến chứng phù nề.

Tuyệt vời thay, rau má là một loại rau được chứng minh có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức bền và giảm tính thẩm thấu của thành mạch. Nhờ đó, ăn rau má không những giúp mẹ cải thiện được tuần hoàn máu và còn giúp mẹ ngăn ngừa hoặc chấm dứt được tình trạng phù nề do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây nên.

3. Lợi tiểu, chữa bệnh tiết niệu

Có bầu ăn rau má được không khi mẹ đang bị viêm đường tiết niệu? Câu trả lời là ĐƯỢC vì rau má chứa nhiều kali, đem lại tác dụng lợi tiểu, giúp thanh lọc hệ bài tiết. Trung bình 100g rau má có thể cung cấp cho mẹ bầu 10% nhu cầu khuyến nghị kali hàng ngày dành cho người trưởng thành.

Vào cơ thể, kali có tác dụng kích thích thận tăng cường lọc máu để bài tiết muối và đẩy nước ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, tiêu thụ rau má giúp điều hòa lại tình trạng tiểu tiện trong thai kỳ. Không những thế, rau má còn chứa nhiều asiatic acid (AA) – một hợp chất có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và tiểu không tự chủ do căng thẳng.

Nhờ đó, tiêu thụ rau má không những đem đến tác dụng lợi tiểu mà còn giúp mẹ nâng cao sức khỏe tổng thể của hệ bài tiết, đồng thời ngăn ngừa được tình trạng tích nước quá mức trong cơ thể – một yếu tố rủi ro dễ gây nên chứng phù nề tay chân phổ biến ở mẹ bầu 3 tháng cuối.

4. Chữa lành vết thương, xóa mờ sẹo xấu

Theo nghiên cứu, sự hiện diện của 4 hợp chất axit asiatica (AA), asiaticoside (AS), madecassoside (MS) và axit madecassic (MA) trong rau má có khả năng kích thích cơ thể tăng cường tổng hợp collagen, đồng thời cải thiện chức năng tuần hoàn máu nội mô. Nhờ đó, tiêu thụ rau má được chứng minh giúp cơ thể chữa lành được tới 3 loại vết thương khác nhau, bao gồm: vết cắt sâu từ vật sắc nhọn, vết rách do mô bị nhiễm trùng và vết mài mòn do chấn thương từ những vật thể cùn.

5. Hạ sốt

Có bầu ăn rau má được không khi mẹ thường xuyên bị sốt vì cảm cúm? Câu trả lời là ĐƯỢC vì theo nghiên cứu, hợp chất asiaticoside (AS) chứa trong rau má có tác dụng hạ sốt và kháng viêm bằng cách ức chế các chất trung gian gây viêm khi cơ thể nhiễm bệnh từ vi trùng, vi khuẩn.

Tuy tác dụng hạ sốt của rau má chỉ bằng 2.2% hiệu quả hạ sốt của paracetamol – một loại thuốc hạ sốt phổ biến được bày bán tại Việt Nam nhưng bù lại, việc tiêu thụ rau má trong thai kỳ lại rất an toàn đối với sức khỏe của gan và thai nhi.

Theo Bộ Y tế, việc tiêu thụ paracetamol trong thai kỳ làm tăng nguy cơ tổn thương gan, đồng thời góp phần khiến trẻ sinh ra bị rối loạn nhận thức hành vi, bao gồm cả chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Do đó, nếu trong thai kỳ, mẹ chỉ bị sốt nhẹ vì các bệnh viêm nhiễm, hãy ưu tiên tiêu thụ rau má thay vì uống paracetamol.

6. Nhuận tràng, giảm táo bón thai kỳ

Mẹ bầu ăn rau má được không khi cơ thể thường xuyên bị táo bón? Câu trả lời là ĐƯỢC vì rau má chứa nhiều chất xơ. Trung bình 100g rau má cung cấp cho mẹ bầu 5.9g chất xơ – tức 21% nhu cầu khuyến nghị chất xơ hàng ngày dành cho người trưởng thành. Trong 5.9g chất xơ đó, rau má cung cấp cho mẹ khoảng 5.4g chất xơ không hòa tan và 0.5g hòa tan.

Vào hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan sẽ hút nước để làm mềm phân, đồng thời “bôi trơn” đường ruột, khiến phân di chuyển dễ dàng hơn. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan giúp mẹ thay đổi kết cấu phân, giúp phân trở nên tơi xốp hơn. Từ đó, tiêu thụ rau má giúp mẹ bầu nhuận tràng, dứt điểm được chứng táo bón và thậm chí là ngăn ngừa được bệnh trĩ hậu thai kỳ một cách hiệu quả.

7. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Mẹ bầu ăn rau má được không khi có tiền sử mắc bệnh tim mạch? Câu trả lời là ĐƯỢC vì rau má không những giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa được các bệnh lý về tim mạch mà còn hỗ trợ điều hòa hệ thống tuần hoàn. Cụ thể:

  • Axit asiatica (AA): Một hợp chất chứa trong rau má đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn các chứng rối loạn tại tim và động mạch chủ, bao gồm: tình trạng phì đại tâm thất trái, xơ hóa cơ tim, lắng đọng collagen làm dày thành động mạch chủ.
  • Asiaticoside (AS): Một chất chống oxy hóa chứa trong rau má đã được báo cáo là có tác dụng điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa tình trạng phì đại tâm thất ngay cả khi mẹ bị tăng huyết áp.

Nhờ đó, tiêu thụ rau má trong thai kỳ giúp mẹ bảo vệ được sức khỏe tim mạch một cách toàn diện.

8. Đẹp da và chống lão hóa

Mẹ bầu ăn rau má được không khi đang bị rạn da bụng? Câu trả lời là ĐƯỢC vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh về tác dụng làm đẹp da của rau má trong việc điều trị da lão hóa, da sần vỏ cam (cellulite) và rạn da vùng bụng – một tình trạng da liễu phổ biến thường xuất hiện ở vùng bụng của mẹ bầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Cụ thể:

  • Chống lão hóa và rạn da: Hai hợp chất madecassoside (MS) và asiaticoside (AS) trong rau má được chứng minh giúp da tăng sinh collagen loại I – một loại protein thường bị suy giảm do tuổi tác, khiến da dễ bị chảy xệ. Nhờ đó, tiêu thụ rau má giúp da khôi phục độ đàn hồi hơn, đem lại tác dụng điều trị rạn da và chống lão hóa theo thời gian.
  • Chống da sần vỏ cam: Da sần vỏ cam là tình trạng xảy ra khi khối lượng mỡ ở vùng bắp tay và bắp đùi sau của mẹ bầu tăng nhanh trong thai kỳ, khiến các mạch máu nhỏ bị co thắt, gây xơ cứng mỡ và làm cho vùng da ở đó trở nên sần sùi. May mắn thay, các hợp chất triterpenes chứa trong má có thể kích thích mạch máu liên kết, hỗ trợ điều trị tình trạng da sần vỏ cam hữu hiệu với hiệu quả điều trị có thể lên tới 85%.

Phụ nữ mang thai ăn rau má sao cho đúng?

Tất cả lợi ích sức khỏe của rau má chỉ phát huy tác dụng khi mẹ ăn rau má đúng cách. Để tiêu thụ rau má đúng cách, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ăn vừa phải: Mẹ bầu không nên ăn quá 240g rau má / ngày. Tốt nhất, mẹ chỉ nên tiêu thụ 200g rau má / ngày. Bởi lẽ, chỉ cần tiêu thụ 200g rau má là đã có thể cung cấp cho mẹ bầu vừa đủ 100% hàm lượng khuyến nghị sắt và vitamin A dành cho mẹ bầu trong thai kỳ. Việc tiêu thụ vitamin A và sắt quá liều có thể làm tăng nguy cơ gây dị dạng thai nhi hoặc bị ngộ độc sắt.
  • Ăn luân phiên: Tiêu thụ rau má quá nhiều có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng do thiếu hụt vi chất từ các loại thực phẩm khác. Do đó, để đảm bảo tính đa dạng trong khẩu phần ăn, mẹ chỉ nên ăn rau má từ 1 – 2 lần / tuần, đồng thời kết hợp luân phiên ăn nhiều loại rau khác nhau để cân bằng vi chất.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Là một loại rau mọc sát đất với tán lá thấp, rau má rất dễ tiếp xúc với khói bụi, nguồn nước ô nhiễm, hóa chất bảo vệ thực vật, các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, trước khi ăn, mẹ bầu cần rửa sạch rau má dưới nước, ngâm rau trong dung dịch nước muối hoặc giấm loãng để sát khuẩn. Đồng thời, khi chế biến, mẹ cần nấu chín rau để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Chế biến đa dạng: Rau má có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ canh rau má, xào rau má, đến cháo rau má. Điều này giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn và tránh cảm giác ngán.

Mẹo chọn rau má tươi và an toàn cho mẹ bầu

Rau má tươi và an toàn không những chứa nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn giúp mẹ chế biến ra được nhiều món ăn ngon miệng hơn. Để chọn được rau má tươi và an toàn, mẹ cần:

  • Quan sát màu lá: Rau má càng có màu xanh tươi thì càng tốt. Đặc biệt, mẹ cần tránh tiêu thụ các loại rau má có lá màu xanh sẫm, thâm đen, có dấu hiệu dập úng, hư hỏng hoặc ố vàng.
  • Quan sát thân và cành: Thân và cành của rau má nên cứng cáp, đều màu, không có dấu hiệu bị sâu mọt. Tốt nhất, mẹ nên chon rau má có thân mềm mại, không bị nứt nẻ hoặc xỉn màu.
  • Mua từ nguồn tin cậy: Mua rau từ các nguồn tin cậy như siêu thị hoặc các cửa hàng có uy tín, nơi có quy định chặt chẽ về vệ sinh và an toàn thực phẩm sẽ giúp mẹ dễ dàng tìm được loại rau má sạch, đạt chuẩn VietGap theo quy định về rau sạch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.

Các món ngon với rau má cho mẹ bầu

Rau má có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp cho các mẹ bầu. Dưới đây là danh sách gợi ý một số món ngon với rau má cho mẹ bầu:

  • Canh rau má: Món canh này thường chế biến với rau má với thịt lợn băm, hoặc nước cốt sườn heo và một chút gia vị. Rau má cung cấp chất xơ và vitamin, trong khi thịt lợn hoặc sườn heo là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào để thai nhi phát triển toàn diện.. Món canh này rất thanh mát, dễ tiêu và thích hợp để mẹ bầu ăn trong những ngày hè oi ả.
  • Xào rau má với thịt bò: Đây là một món ăn đơn giản nhưng ngon miệng. Rau má được xào nhanh với thịt bò giúp giữ được độ ngọt và màu sắc tươi sáng tự nhiên của rau.
  • Cháo rau má: Cháo rau má không chỉ dễ ăn, dễ nấu mà còn rất bổ dưỡng, đặc biệt phù hợp cho những mẹ bầu đang ốm hoặc có dạ dày yếu. Để món cháo rau má thêm phần hấp dẫn, mẹ có thể nấu cháo cùng cá lóc (cá quả) hoặc cá chép. Điều này giúp làm gia tăng hương vị thanh ngọt cho món cháo.
  • Nước ép rau má: Nếu muốn thưởng thức rau má theo một cách khác, mẹ có thể thử nước ép rau má. Loại nước ép này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm mát và cân bằng điện giải cho cơ thể.

Lưu ý, trong quá trình chế biến, mẹ cần hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ hoặc gia vị mạnh, muối, đường,… để ưu tiên giữ trọn được vị ngọt tự nhiên của rau má, đồng thời giúp món ăn trở nên thân thiện với sức khỏe của mẹ bầu.

Tác hại của việc mẹ bầu ăn rau má không đúng cách

Rau má nếu không được tiêu thụ đúng cách có thể gây ra một số tác hại cho mẹ bầu như sau:

  • Ăn rau má không rõ nguồn gốc: Có thể khiến mẹ bị nhiễm các loại thuốc trừ sâu, chất bảo quản hoặc các loại vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Listeria và Salmonella. Những loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng máu, từ đó khiến thai nhi bị nhiễm trùng não bộ và ảnh hưởng đến nhận thức khi trưởng thành;
  • Ăn rau má không rửa sạch: Tương tự như việc ăn rau má không rõ nguồn gốc, tiêu thụ rau má không rửa sạch có thể khiến mẹ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm (bao gồm cả sảy thai);
  • Ăn rau má quá nhiều: Mặc dù rau má là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy, ngộ độc gan, dị dạng thai nhi vì rau má chứa chất xơ, sắt và vitamin A.
  • Ăn rau má chưa nấu chín: Không riêng gì rau má, các loại rau sống nói chung là không an toàn để mẹ bầu tiêu thụ trong thai kỳ vì nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm, hóa chất, khói bụi và kim loại nặng khá cao.

Vì vậy, khi sử dụng rau má, mẹ bầu nên lưu ý chọn rau tươi, rửa sạch, chế biến kỹ và tránh ăn quá nhiều. Đồng thời, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn rau má, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin quan trọng về giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của rau má. Hy vọng thông qua bài viết, mẹ đã biết được bà bầu có ăn được rau má không để an tâm hơn trong việc đưa rau má trở thành một phần trong chế độ ăn uống thai sản của mình.

Như vậy, câu hỏi có bầu ăn rau má được không đã có lời đáp. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rau má, miễn là ăn vừa phải và tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự phong phú về hàm lượng dinh dưỡng trong rau má không chỉ hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển của thai nhi. Nếu mẹ vẫn còn nghi ngờ chưa biết có thai ăn rau má được không, đừng ngần ngại liên hệ đến chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời.

This post was last modified on 04/02/2024 13:29

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

12 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago