Categories: Tổng hợp

Bà bầu ăn mít được không và kinh nghiệm sử dụng an toàn hiệu quả

Published by

Mít là trái cây ưa thích của rất nhiều người bởi mùi vị thơm ngon đầy hấp dẫn. Không những thế, trong mít cũng chứa hàm lượng lớn nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng có quan niệm lại cho rằng mít gây nóng cơ thể, không tốt cho thai nhi, thậm chí dễ làm sảy thai. Vậy bà bầu ăn mít được không và sử dụng thế nào cho an toàn, cùng Biostime tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bà bầu ăn mít được không là thắc mắc của nhiều chị em bởi đây là loại hoa quả thơm ngon, dễ ăn

Giá trị dinh dưỡng trong quả mít

Mít là loại quả mùa hè quen thuộc và ưa thích của nhiều người, với hương vị thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Mít có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu, làm ra các món tráng miệng, món ngọt khác nhau. Các thành phần từ quả mít cũng được tận dụng để chế biến thành món ăn trong bữa cơm.

Theo nghiên cứu, 100g mít sẽ bao gồm các dưỡng chất sau đây:

  • 95 kcal Calories
  • 23.25g Carbohydrates
  • 1.72g protein
  • 0.64g chất béo
  • 1.5g chất xơ
  • 24mcg acid folic
  • 0.34mg vitamin E
  • 0.920mg B3
  • 0.105mg B1
  • 110 IU vitamin A
  • 0.23mg sắt
  • 0.13mg kẽm
  • 21mg phốt pho

Nhìn chung, mít là loại quả chứa đa dạng dinh dưỡng, nhưng cũng được biết đến là quả có đặc tính nóng trong nên đặc biệt kiêng với bà bầu. Vậy, thực tế bà bầu có ăn được mít không?

Bà bầu ăn mít được không?

Bà bầu ăn mít được không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Trong mỗi múi mít có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do vậy, mít không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng. Vậy bà bầu ăn mít có tốt không? Với mẹ bầu và thai nhi, mít mang đến nhiều lợi ích:

Giảm các vấn đề dạ dày

Thành phần của mít có chứa Vitamin A, isoflavones, saponins. Các chất này kết hợp cùng các sắc tố như Lutein, cryptoxanthin-Ay… hỗ trợ hiệu quả cho việc giảm nguy cơ mắc các bệnh dạ dày. Không những thế, chúng còn có khả năng loại bỏ các phân tử gốc tự do gây nên ung thư dạ dày.

Ngăn ngừa mệt mỏi

Theo y văn được ghi nhận, đã có những nghiên cứu chứng minh các đặc tính của mít giúp ngăn ngừa cảm giác mệt mỏi, căng thẳng. Bởi trong mít có lượng niacin và thiamine cao, nhờ đó tăng cường sự phát triển của tế bào thần kinh. Điều này làm giảm sự mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần cho mẹ bầu.

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C nổi tiếng là dưỡng chất giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm, cảm cúm, cảm lạnh. Với 13,8mg vitamin C trong một múi mít, các mẹ được tiếp nhận một lượng lớn chất chống oxy hóa, tạo thành bức tường bảo vệ sức khỏe tuyệt vời cho phụ nữ mang thai. Do đó bà bầu có nên ăn mít để bổ sung hàm lượng vitamin C này.

Trong thành phần của mít có chứa hàm lượng vitamin C cao, chính vì vậy bà bầu nên ăn mít để bổ sung loại vitamin C tự nhiên

Điều chỉnh hormone phụ nữ thai kỳ

Khi mang thai, hormone trong cơ thể bà bầu thay đổi rất nhiều. Nhất là hormone HCG tăng nhanh gây ảnh hưởng đến hormone trong tuyến giáp. Trong mít có chứa đồng – khoáng chất quan trọng cho sự sản sinh và hấp thụ hormone. Do vậy, mít có khả năng duy trì chế độ bình thường của hormone của phụ nữ mang thai.

Hỗ trợ tiêu hoá

Tình trạng táo bón rất thường gặp và gây khó chịu cho nhiều mẹ bầu. Mít nhiều đường và có tính nóng nên nhiều người khi được hỏi bà bầu ăn mít được không đã lựa chọn “không”. Tuy nhiên, với 1,5g chất xơ trong mỗi múi mít là khá cao, nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ mắc táo bón.

Ổn định huyết áp

Kali là chất có khả năng điều hòa huyết áp. Trong một múi mít có chứa đến 303mg kali cùng hàm lượng chất xơ lớn giúp làm giảm cholesterol, từ đó tránh mẹ bầu bị huyết áp cao. Huyết áp ổn định cũng ngăn ngừa được những rủi ro bất ngờ liên quan đến tim mạch cũng như hạn chế đột quỵ.

Bà bầu ăn mít giúp điều hoà huyết áp, phòng ngừa tình trạng huyết áp cao trong thai kỳ

Phòng ngừa thiếu máu

Hàm lượng sắt cao có trong mít giúp phòng ngừa thiếu máu và các bệnh rối loạn máu thông thường. Đồng thời, mít cũng hỗ trợ điều trị các chứng tắc nghẽn mạch máu hiệu quả. Vì thế, mẹ bầu có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách thêm mít vào món tráng miệng hằng ngày của mình.

Giảm nguy cơ loãng xương

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến mà phụ nữ mang thai gặp phải. Khoáng chất magie dồi dào trong mít hỗ trợ hoạt động của canxi, củng cố xương chắc khỏe. Cùng với potassium, mít giúp giảm tình trạng đau nhức ở mẹ bầu và tránh nguy cơ loãng xương, còi xương.

Giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh

Các dưỡng chất trong mít giúp các mẹ có sức khỏe tốt hơn và cũng thông qua nhau thai tác động đến thai nhi. Đặc biệt, vitamin A trong mít được hấp thụ rất tốt cho sự phát triển các tế bào, nhất là thị lực của em bé.

Với những lợi ích trên, có thể khẳng định đáp án cho thắc mắc bà bầu ăn mít được không là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn mít cũng cần chú ý nhiều điều nếu không có thể bị dị ứng, khó tiêu, tiêu chảy, rối loạn đông máu, tăng lượng đường trong máu… ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm: Bà bầu ăn đào được không? Lưu ý ăn đào khi mang thai

Kinh nghiệm sử dụng mít cho bà bầu an toàn

Trước tiên, phải khẳng định lại rằng thai phụ ăn mít không bị sảy thai. Tất nhiên, nếu ăn mít thiếu khoa học sẽ gây nên những hệ quả không tốt. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và em bé, bạn nên chú ý một số điều dưới đây:

Liều lượng sử dụng

Dù chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu nhưng các mẹ chỉ nên ăn mít vừa đủ. Theo khuyến cáo, 80 – 100 gram là lượng mít tối đa mà mẹ bầu nên tiêu thụ trong ngày. Vì ăn quá nhiều sẽ khiến bụng khó chịu cũng tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ do lượng đường lớn nạp vào cơ thể.

Trường hợp bà bầu không nên hoặc hạn chế ăn

Trong trường hợp mẹ bầu đang gặp một số vấn đề về sức khỏe dưới đây thì câu trả lời của bà bầu ăn mít được không là “không”:

  • Bị suy thận: Điều quan trọng nhất để tình trạng suy thận không nặng thêm là giảm lượng kali trong máu. Mà hàm lượng chất này trong mít lại chiếm tối đa. Do đó, người suy thận ăn mít rất dễ bị ngừng tim dẫn tới tử vong, vô cùng nguy hiểm.
  • Bị rối loạn máu: Với thai phụ mắc các chứng bệnh liên quan đến rối loạn máu, mít là loại trái cây tuyệt đối không được ăn. Bởi loại quả này khiến quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn và gây ra phản ứng tiêu cực cho cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Bị tiểu đường: Mít rất ngọt, chứa khá nhiều đường nên có thể làm thay đổi tỷ lệ đường với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Vậy nên nếu đang được cảnh báo hoặc đã ở trong tình trạng này thì bạn không nên ăn mít để tránh những biến chứng gây hại cho mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn mít

Cách chế biến

Ngoài cách ăn mít trực tiếp, các mẹ bầu cũng có thể kết hợp hay chế biến mít với nhiều nguyên liệu để làm đa dạng thực đơn mỗi ngày.

  • Kết hợp sữa chua, hoa quả: Sự kết hợp của mít với sữa chua cùng một số loại hoa quả sẽ tạo nên món sữa chua mít thơm ngon. Bạn chỉ cần cắt nhỏ trộn đều cùng sữa chua (nên dùng loại không đường hoặc ít đường), thêm thạch nếu thích là đã có một món ăn hấp dẫn rồi.
  • Làm sinh tố, làm mít sấy: Để làm sinh tố mít, bạn cho mít cùng sữa tươi không đường, một chút sữa đặc, một ít đá lạnh vào máy xay rồi xay nhuyễn hỗn hợp là xong. Để làm mít sấy, bạn có thể dùng lò nướng, nồi chiên không dầu hay chảo đều được. Trước tiên, mẹ bầu ngâm mít cùng chút muối và ít nước cốt chanh. Sau đó để ráo rồi tiến hành sấy mít với thiết bị mình có đến khi khô lại là được.
  • Làm canh mít non lá lốt: Đây là món ăn rất ngon nhưng không phải ai cũng biết. Các mẹ lấy mít non luộc sẵn, cắt miếng vừa ăn, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau khi để ráo, nấu mít non cung tôm đất, rắc thêm lá lốt và dùng nóng.

Xem thêm: Bà bầu kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm “cấm kỵ” khi mang thai

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn mít được không. Mít thực sự là loại quả tốt cho mẹ bầu với điều kiện bạn biết cách sử dụng chúng với chế độ ăn uống hợp lý. Và đừng quên chọn địa chỉ uy tín để mua được những trái mít ngon, sạch để đảm bảo an toàn cho chính bạn và bé yêu.

This post was last modified on 27/02/2024 15:16

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago