Kim chi có an toàn cho mẹ và bé?
Bạn đang xem: Bà bầu có nên ăn kim chi hay không?
Kim chi là món ăn truyền thống của ẩm thực Hàn Quốc, thường được chế biến từ cải thảo, củ cải, bắp cải… lên men cùng các loại gia vị như tỏi, gừng, ớt. Không chỉ là món ăn kèm chống ngán, kim chi còn có thể nấu thành canh và các món soup. Hiện nay món kim chi cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Nhiều người quan niệm món kim chi cũng giống với món dưa cải muối chua ở Việt Nam và bà bầu không nên ăn món ăn này. Tuy nhiên, theo VeryWell Family, phụ nữ Hàn Quốc vẫn thưởng thức kim chi trong quá trình mang thai. Một nghiên cứu trên hơn 1.000 bà bầu người Hàn Quốc cho thấy, người có chế độ ăn thực phẩm toàn phần (bao gồm kim chi) có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu không phải là người có kinh nghiệm muối kim chi tại nhà, bạn nên chọn sản phẩm của nhãn hiệu uy tín, được sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh và đã qua tiệt trùng. Quá trình lên men thực phẩm thực hiện không đúng cách, dụng cụ đựng không được làm sạch… có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Kim chi được lên men nhờ sự hỗ trợ của các vi khuẩn sinh acid lactic trong quá trình ngâm muối. Thông thường, số lượng lợi khuẩn lactic sẽ tăng lên, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại hay nấm men, nấm mốc. Dù hiếm gặp, các mầm bệnh trên vẫn có thể “tình cờ” xuất hiện và sinh sôi trong kim chi.
Xem thêm : 22 cách giảm cân dễ thực hiện, hiệu quả bất ngờ
Tuy cùng là thực phẩm lên men và chứa nhiều probiotic – các lợi khuẩn cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa, kim chi an toàn hơn các món dưa muối, cà muối. Trong một vài ngày đầu muối dưa, rau cải sống còn có vị cay, hăng, hơi đắng và chứa nhiều nitrate không tốt cho cơ thể. bà bầu ăn cà muối xổi có thể bị ngộ độc solanine bởi chất độc trong cà chưa hoàn toàn bị tiêu trừ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai sử dụng muối ăn hợp lý, hạn chế ăn mặn trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là huyết áp.
Lợi ích sức khỏe của kim chi
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kim chi góp phần hỗ trợ tiêu hóa, chống oxy hóa, góp phần kháng khuẩn và kiểm soát cholesterol. Với phụ nữ mang thai, sử dụng kim chi ở mức độ vừa phải có những lợi ích sau:
Cải thiện hệ miễn dịch
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ bị suy yếu một phần để bào thai phát triển an toàn. Các lợi khuẩn trong kim chi và thực phẩm lên men có thể hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp người mẹ chống chọi tốt hơn với mầm bệnh bên ngoài.
Xem thêm : Các Bước Skincare Sáng Và Tối Cho Các Loại Da – VITA Clinic
Tiêu hóa trơn tru
Hệ vi sinh vật đường ruột không chỉ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, mà còn giúp bạn hấp thu dưỡng chất từ thức ăn hiệu quả hơn. Táo bón cũng là hiện tượng thường gặp khi mang thai, và có thể đẩy lùi nhờ rau củ quả tươi và thực phẩm giàu probiotic như kim chi.
Hỗ trợ phòng ngừa nhiễm nấm
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi (estrogen tăng cao, vùng kín mất cân bằng), làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Tình trạng nhiễm nấm Candida cũng dễ bùng phát khi bạn ăn quá nhiều độ ngọt hoặc đang dùng thuốc điều trị.
Khi đó, thực phẩm lên men giàu probiotic như sữa chua hay kim chi sẽ giúp tái cân bằng hệ vi sinh vật, ngăn nấm Candida phát triển quá mạnh.
Do sức khỏe của mỗi bà bầu đều có điểm khác biệt, nên việc tham khảo ý kiến bác sỹ để tìm ra chế độ ăn cân bằng, phù hợp với thai kỳ là rất cần thiết. Ngoài kim chi, phụ nữ mang thai còn có thể bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa qua: Sữa chua, nấm sữa kefir, bánh mì lên men tự nhiên (sourdough), chocolate, tương miso hoặc thực phẩm chức năng chứa probiotic.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 15/03/2024 16:35
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…
Tử vi tháng 12/2024 Mậu Tuất: Không đột phá, nhiều rắc rối mới