Categories: Tổng hợp

Đang mang thai

Published by

1. Tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu

Ốm nghén khi mang thai là tình trạng phổ biến, có đến 90% bà bầu gặp phải tình trạng này trong thai kỳ với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, chướng bụng, khó tiêu, nhạy cảm với mùi vị thức ăn. Mặc dù ốm nghén không gây hại đến sự phát triển của thai nhi tuy nhiên nó gây cho mẹ bầu không ít những khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những cơn nôn ói kéo dài khiến mẹ bầu thường xuyên ăn không ngon, mệt mỏi, mất sức, thậm chí không thể lao động, làm việc.

Ốm nghén khi mang thai là tình trạng khá phổ biến

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu xảy ra vào khoảng tuần thai thứ 6-8 và biến mất sau khoảng tuần thai thứ 14 tuy nhiên, đối với một số thai phụ tình trạng này có thể kéo dài đến vài tháng thậm chí đến hết thai kỳ.

Đa số các mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén nhẹ, tức là các triệu chứng ốm nghén chỉ hiện thoáng qua 1-2 lần trong ngày và hầu như không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nặng, các vấn đề này thực sự khiến mẹ bầu mệt mỏi, các cơn ốm nghén xuất hiện nhiều lần, có khi đến vài giờ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lí và sức khỏe của mẹ bầu.

2. Ốm nghén có nên truyền nước không?

Những cơn nôn ói kéo dài kèm ăn uống không ngon miệng khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, mất sức và mất nước. Tình trạng này khiến mẹ bầu thường lựa chọn truyền nước như một biện pháp cải thiện sức lực nhanh và hiệu quả bởi theo tư tưởng của chúng ta luôn nghĩ rằng thuốc uống không tốt bằng thuốc tiêm/truyền. Tuy nhiên bất kì hoạt chất nào khi đưa vào cơ thể cũng có mặt lợi và mặt hại, nếu không đúng chỉ định được đưa ra sẽ gây nên những nguy hiểm đối với sức khỏe và truyền nước cũng không ngoại lệ.

Để hiểu được truyền nước có thực sự tốt khi ốm nghén hay không trước tiên chúng ta phải hiểu được bản chất của dịch truyền. Dung dịch truyền tĩnh mạch theo y khoa được phân loại thành các nhóm:

– Nhóm dịch cung cấp nước và điện giải bao gồm: Dung dịch chứa đường như Glucose 5%, dung dịch chứa muối như Natri clorid 0.9% hay dung dịch chứa điện giải như Ringer Lactat được sử dụng trong những trường hợp mất nước, điện giải.

– Nhóm dung dịch toan-kiềm giúp tái cân bằng acid, bazơ trong cơ thể được sử dụng trong một số trường hợp thừa toàn hoặc thừa kiềm. Ví dụ như khi bệnh nhân bị toan máu, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dung dịch natri bicarbonat để cân bằng.

Mẹ bầu ốm nghén có nên truyền nước không?

– Nhóm dung dịch cung cấp chất dưỡng cho cơ thể bao gồm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân suy kiệt, không thể ăn uống hoặc ăn uống không đủ. Loại dịch truyền này thường bị lạm dụng nhiều nhất. – Dung dịch thuốc: Đây là loại dung dịch chứa thuốc điều trị như kháng sinh, giảm đau, chống viêm… áp dụng trong những trường hợp cấp, nặng hoặc không thể sử dụng bằng đường uống.

– Dịch truyền máu và các thành phần của máu. Đây là loại dịch truyền đặc biệt được chỉ định trong những trường hợp thiếu máu hoặc một số thành phần của máu như huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu. Loại dịch truyền này tuyệt đối không được lạm dụng, chỉ được thực hiện khi có y lệnh của bác sĩ và được giám sát, theo dõi trong bệnh viện.

Cũng như tất cả những loại thuốc khác, dịch truyền khi đưa vào cơ thể cần đúng chỉ định. Đối với cơ thể nhạy cảm như mẹ bầu thì điều này càng cần lưu ý bởi bất kì sai sót nhỏ nào cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như phù phổi cấp, suy tim, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Như vậy, nếu mẹ bầu không nằm trong các nhóm bệnh cần truyền nước kể trên thì việc truyền nước khi ốm nghén là không cần thiết và không nên. Chỉ trong một số trường hợp ốm nghén nặng, nôn ói liên tục kéo dài khiến người mẹ không thể ăn uống, bác sĩ cho thể chỉ định truyền dung dịch điện giải hay một số chất dinh dưỡng để phục hồi mất nước, rối loạn điện giải hay thiếu hụt dinh dưỡng tạm thời cho người mẹ. Còn những trường hợp ốm nghén khác tuyệt đối không được lạm dụng truyền nước.

3. Lưu ý khi truyền nước cho mẹ bầu

Truyền nước cho mẹ bầu cần hết sức thận trọng. Để quá trình truyền nước được đảm bảo an toàn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Truyền nước cho mẹ bầu cần hết sức thận trọng

– Không tự ý truyền nước, chỉ đồng ý thực hiện truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ, tại cơ sở điều trị có uy tín và được giám sát, theo dõi trong suốt quá trình truyền.

– Truyền đúng thuốc, đúng chỉ định và liều lượng.

– Tuân thủ nguyên tắc chống lây nhiễm trong tiêm truyền để hạn chế nhiễm trùng và lây các bệnh truyền qua đường máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV/AIDS…

– Theo dõi chặt chẽ, đề phòng tai biến xảy ra trong suốt quá trình truyền.

Những thông tin trên đã giúp chúng ta có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc Ốm nghén liệu có nên truyền nước? Hi vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

This post was last modified on 24/01/2024 21:04

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago