Xem thêm : Tổng hợp 20+ lời chúc 20/11 bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa dành tặng thầy cô
Vai trò của chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ trong thời gian mang thai là một trong yếu tố giúp trả lời câu hỏi bà bầu nhịn đói có sao không. Theo đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như sau:
- Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ khi chào đời: Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu được bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối sẽ giúp thai nhi tăng cân tốt, kể cả khi người mẹ thiếu cân hay suy dinh dưỡng. Ngược lại mẹ bầu không được bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ, thiếu ăn hay ăn uống không cân đối sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra thiếu cân, sinh non. Cân nặng khi mới sinh phản ánh cơ hội sống sót, khả năng phát triển về thể chất và trí tuệ. Theo đó, trẻ sinh ra thiếu cân hay bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ sẽ có có hệ miễn dịch suy yếu, nguy cơ bị nhiễm bệnh tăng cao, khả năng nhận thức và chỉ số thông minh thấp làm ảnh hưởng đến khả năng học tập, các cơ hội việc làm khi trưởng thành;
- Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến một số dị tật bẩm sinh: Trong thời gian thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên nếu mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và các dị tật bẩm sinh cho con trẻ khi sinh ra như sứt môi hở hàm ếch, tim bẩm sinh,… Bổ sung không đầy đủ lượng axit folic trong thời gian mang thai là nguyên nhân của bệnh lý dị tật ống thần kinh ở trẻ sau sinh;
- Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ: Sự phát triển của não bộ trẻ khi còn trong bụng mẹ quyết định đến trí nhớ và khả năng tiếp thu về sau. Quá trình phát triển trên cần đến các nhóm chất như vitamin B6, vitamin B12, axit folic, kẽm và sắt… Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm não bộ tăng trưởng và trưởng thành nhiều nhất, mẹ bầu cần được bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng với hàm lượng cao hơn. Vì vậy, mẹ bầu nhịn ăn có ảnh hưởng đến thai nhi về cả cân nặng, sự phát triển trí tuệ do không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển;
- Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ liên quan đến một số bệnh mạn tính không lây nhiễm của trẻ khi trưởng thành: Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thiếu dinh dưỡng trong thời gian đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính không lây nhiễm cho trẻ khi trưởng thành như tim mạch, béo phì. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng trong thời gian cuối thai kỳ làm tăng nguy cơ rối loạn dung nạp glucose ở trẻ khi sinh ra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/03/2024 13:31