Categories: Tổng hợp

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không? Xử lý như thế nào?

Published by

Hãy tìm hiểu về vấn đề “mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi” và những cách giúp mẹ bầu ngủ ngon, ngủ sâu và ngủ đủ giấc, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi?

Mẹ bầu mất ngủ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng với mẹ bầu?

Một giấc ngủ chất lượng là điều vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Theo các chuyên gia, nếu chị em bị thiếu ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại sau:

  • Tiểu đường thai kỳ.

  • Tăng huyết áp trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 (tính từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 42).

  • Tăng nguy cơ bị tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non cùng các biến chứng lâu dài ở tim, thận và các cơ quan khác của người mẹ.

  • Thời gian chuyển dạ lâu hơn và tỷ lệ sinh mổ cao hơn, nhất là đối với chị em ngủ ít hơn 6 giờ/ngày.

  • Suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa da, nhất là da mặt khiến chị em thiếu tự tin với vẻ ngoài.

Có thể thấy, mất ngủ khi mang thai tác động tiêu cực đến cả sức khỏe lẫn thẩm mỹ của chị em. Vì vậy, trong quá trình bầu bì, nếu gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay mất ngủ, chị em cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Chính vì ngủ không đủ giấc khi mang thai gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với bà bầu, thế nên nhiều chị em lo lắng liệu mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không? Đối với thắc mắc này, thì mẹ bầu mất ngủ là có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Mẹ bầu bị thiếu ngủ sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi và có thể gây ra một số khiếm khuyết khi trẻ chào đời .

Thiếu máu bẩm sinh

Chị em khi mang thai thường xuyên bị mất ngủ, đặc biệt là trong khoảng từ 23h đến 3h sáng có thể khiến thai nhi bị thiếu máu. Điều này được lý giải là bởi từ 23h đến 3h sáng là thời điểm cơ thể tạo ra hồng cầu. Mất ngủ sẽ làm cho quá trình này bị gián đoạn, nên em bé có nguy cơ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Chậm phát triển

Từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi là lúc em bé phát triển và hoàn thiện trí não cũng như các giác quan của cơ thể. Lúc này, nếu mẹ bầu bị thiếu ngủ cộng thêm chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, trẻ có thể bị chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí não khi chào đời.

Hay quấy khóc

Trong thai kỳ, tình trạng mất ngủ kéo dài của chị em kém có thể là lý do khiến trẻ sơ sinh gặp vấn đề về giấc ngủ. Biểu hiện của một em bé bất thường về giấc ngủ đó là mức độ quấy khóc nhiều hơn hẳn những đứa trẻ khác.

Ngoài ra, mẹ bầu bị mất ngủ có thể dẫn đến sảy thai tự nhiên, trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc mắc dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn những rủi có thể xảy ra với đứa trẻ sắp ra đời, chị em cần chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của bản thân trong suốt hành trình mang thai.

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang bầu

Sau khi biết được mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không, điều chị em cần quan tâm tiếp theo là nguyên nhân nào khiến bản thân bị mất ngủ trong thai kỳ, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến chứng mất ngủ khi mang thai, trong đó lý do lớn nhất đến từ rối loạn nội tiết. Bắt đầu từ tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của sự rối loạn hormone khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được, bao gồm:

Chuột rút là nguyên nhân khiến chị em bị mất ngủ trong thai kỳ

Theo thời gian, em bé trong bụng lớn lên, bào thai tăng nhanh về kích thước và trọng lượng khiến các bà mẹ tương lai có thể bị đau lưng và gặp khó khăn trong việc tìm một tư thế thoải mái để nghỉ ngơi, nhất là khi bé bắt đầu đạp vào ban đêm. Đây cũng là nguyên do khiến mẹ bầu ngủ không ngon, liên tục thức giấc.

Bên cạnh đó, sự lo lắng về “cuộc vượt cạn” sắp tới, về thiên chức làm mẹ, trách nhiệm với gia đình và vô số những suy tư khác làm cho tâm trí của chạy em luôn trong trạng thái hoạt động, kể cả ban đêm. Tâm lý căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra ở tam cá nguyệt thứ ba (tính từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 42), mẹ bầu rất hay nằm mơ. Những giấc mơ sống động bất chợt tìm đến có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của hầu hết chị em.

Mặc dù mất ngủ ở bà bầu thường là do sự thay đổi bất thường của cơ thể khi mang thai, thế nhưng nhiều trường hợp có thể liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý mạch máu não nghiêm trọng, mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có hướng xử lý phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ khi mang thai: nguyên nhân và cách cải thiện

Các mẹo giảm mất ngủ khi mang thai cho mẹ bầu

Dùng thuốc để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho em bé. Vậy nên, đối với bà bầu, chuyên gia luôn khuyến khích cải thiện chứng mất ngủ bằng những cách tự nhiên. Dưới đây là một số mẹo giảm mất ngủ hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu, chị em có thể tham khảo và áp dụng ngay để nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Chọn tư thế ngủ thoải mái nhất

Ngủ nghiêng về bên trái với hai chân hơi cong được coi là tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai. Tư thế này tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông đến tim, thận và tử cung, đồng thời tăng cường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nằm nghiêng bên trái trong nhiều giờ khiến cơ thể đau mỏi, thế nên chị em có thể nằm nghiêng sang bên phải khi cần thiết.

Nếu không quen với tư thế ngủ này, bà bầu hãy sử dụng thêm một vài chiếc gối để hỗ trợ. Bắt đầu từ việc kê một chiếc gối mỏng để nâng đỡ bụng hoặc kẹp giữa hai đầu gối để giúp giảm áp lực lên lưng dưới. Ôm một chiếc gối nhẹ trên cơ thể hoặc đặt dưới thắt lưng cũng có thể mang lại cảm giác thoải mái để mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ.

Ngủ nghiêng và ôm gối êm sẽ giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ

Chuyên gia lưu ý, khi bào thai phát triển lớn hơn, nằm ngửa có thể gây đau lưng và gia tăng áp lực lên tĩnh mạch chủ, cản trở lưu thông máu và gây chóng mặt. Chính vì thế, chị em nên tránh nằm ngửa hoặc chỉ ngủ với tư thế này trong khoảng thời gian ngắn.

Vệ sinh giấc ngủ (Sleep Hygiene)

Vệ sinh giấc ngủ chính là tạo những thói quen và hành vi tốt giúp chúng ta có được giấc ngủ ngon và sâu vào ban đêm. Ngoài các dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ khi mang thai như gối chuyên dụng hoặc mặt nạ mắt, những thói quen sau có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bà bầu:

  • Giữ phòng ngủ thoáng mát, đủ tối, yên tĩnh và sạch sẽ.

  • Tuân thủ giờ đi ngủ và thức dậy nhất quán trong tất cả các ngày (chẳng hạn: đi ngủ lúc 10 giờ đêm và thức dậy vào 6 giờ sáng mỗi ngày).

  • Đọc sách, nghe nhạc hoặc tập yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

  • Tránh thức uống chứa caffeine, thức ăn cay và bữa ăn giàu năng lượng gần giờ đi ngủ.

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, máy tính bảng ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

  • Duy trì thói quen tập thể dục khoảng 30 phút/ lần với các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe…

  • Uống đủ lượng nước cần thiết vào ban ngày (2.5-3 lít nước) để hạn chế nạp chất lỏng vào ban đêm.

  • Nếu không thể ngủ, bà bầu nên ra khỏi giường và làm một số hoạt động khác cho đến khi thật sự cảm thấy buồn ngủ.

  • Viết những suy nghĩ và lo lắng vào nhật ký hoặc chia sẻ với chồng, người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý nếu cảm thấy căng thẳng quá mức.

Thay đổi lối sống là hành động thiết thực giúp bà bầu có được giấc ngủ say, ít tỉnh giấc giữa đêm. Nếu duy trì được thói quen vệ sinh giấc ngủ khoa học, chứng mất ngủ cũng sẽ hiếm khi làm phiền chị em sau khi sinh.

Giảm chứng ợ nóng

Tại một số thời điểm của thai kỳ, chị em rất hay bị ợ nóng. Đây là một triệu chứng khó tiêu, gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng. Chứng ợ nóng có thể đánh thức bà bầu vào nửa đêm và phá hỏng giấc ngủ ngon. Tránh ăn đồ cay và giảm lượng thức ăn vào bữa tối là cách giảm ợ nóng giúp chị em ngủ ngon và liền mạch.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (chân luôn trong trạng thái muốn vận động) khiến bà bầu không thể tập trung đi vào giấc ngủ. Vì không thể dùng các loại thuốc tây để chữa căn bệnh này khi mang thai, thế nên chị em có thể giảm cảm giác chân không yên bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất như folate và sắt, kết hợp thực hiện một số động tác kéo giãn chân và uống đủ nước.

Kiểm soát triệu chứng ốm nghén

Triệu chứng buồn nôn do ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào và thường nặng hơn vào cuối ngày. Ăn một vài chiếc bánh quy giòn trước khi đi ngủ có thể làm dịu cơn buồn nôn bất thình lình ập đến giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn.

Giảm triệu chứng ốm nghén giúp mẹ bầu ít bị tỉnh giấc giữa đêm

Ngăn cơn chuột rút chân

Không chỉ khiến mẹ bầu tỉnh giấc bất chợt giữa đêm, cơn co rút cơ bắp còn làm cho chân tê nhức, đau đớn. Bà bầu bị chuột rút có thể là do trong thai kỳ chị em bị thiếu khoáng chất như canxi và magiê. Để ngăn chặn chuột rút ở chân, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, chị em khi mang thai cần tích cực bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Trên đây là những cách giúp cải thiện chứng mất ngủ cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mất ngủ không hoàn toàn đến từ những thay đổi tâm sinh lý khi bầu bì, mà có thể là bởi mẹ bầu đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ từ trước.

Nếu đã biết mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không, thì bạn nên chủ động điều trị chứng mất ngủ trước khi quyết định sinh em bé. Mất ngủ là bệnh lý mạch máu não phổ biến, xảy ra do gốc tự do gia tăng quá mức tại não (stress oxy hóa).

Trước sự tấn công của gốc tự do, thành mạch máu não bị tổn thương, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm hẹp lòng mạch. Theo thời gian, lòng mạch bị thu hẹp, thậm chí bít tắc khiến lưu lượng máu, oxy và dưỡng chất không đủ để cung cấp cho não. Não thiếu máu, oxy và dưỡng chất sẽ giảm chức năng dẫn truyền thần kinh, khởi phát bệnh mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ…

Theo đó, chống gốc tự do, tăng cường máu lên não được xem là giải pháp khắc phục bệnh mất ngủ từ gốc.

Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai tinh chất thiên nhiên có khả năng trung hòa gốc tự do vượt trội là Blueberry (Việt quất) và Ginkgo Biloba (Bạch quả). Hai tinh chất thiên nhiên này (hiện có trong sản phẩm chăm sóc sức khỏe OTiV) có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, nhanh chóng ức chế hoạt tính của gốc tự do, bảo vệ chức năng tế bào não bộ. Từ đó, tăng cường kết nối thần kinh và chức năng não, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh mất ngủ, đau đầu.

Tuy nhiên cần lưu ý, vì chưa được nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ mang thai, nên OTiV nói riêng và các sản phẩm bổ não nói chung không được khuyến cáo sử dụng cho mẹ bầu. Mẹ bỉm có thể tham khảo sử dụng viên uống OTiV sau khi đã cai sữa bé.

Tìm hiểu thêm: 11 cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả không cần thuốc

Các câu hỏi liên quan đến tình trạng mất ngủ khi mang thai

Ngoài câu hỏi mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không, chị em còn băn khoăn những vấn đề dưới đây:

Khi mẹ bầu thức con có ngủ không?

Chu kỳ ngủ-thức của thai nhi có thể trái ngược với mẹ bầu, thế nên khi mẹ thức là lúc em bé trong bụng đang ngủ và ngược lại. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mẹ bầu bị mất ngủ, thức giấc vào ban đêm thì con vẫn ngủ “ngon lành”, tốt nhất vẫn nên đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để trẻ phát triển thuận lợi.

Mẹ bầu thức khuya có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thức khuya có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến mẹ bầu ngủ không đủ giấc và ngủ không sâu. Điều này làm giảm lưu lượng máu, oxy đến nhau thai và giảm lượng hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu ngủ nhiều có tốt cho thai nhi không?

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, thời lượng ngủ cần thiết để có sức khỏe tốt thay đổi theo độ tuổi. Đối với phụ nữ ở độ tuổi mang thai, chuyên gia khuyến khích nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày.

Nếu thường xuyên ngủ từ 9 đến 10 tiếng liên tục mà không bị tỉnh giấc có thể là dấu hiệu cho thấy, mẹ bầu đang ngủ quá nhiều. Ngủ quá nhiều có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất của mẹ bầu, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thai nhi. Trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên đặt báo thức để tránh ngủ mê man, khiến cơ thể mệt mỏi.

Bà bầu thức đêm, ngủ ngày có tốt không?

Đồng hồ sinh học của cơ thể đã thiết lập chế độ “hoạt động vào ban ngày, nghỉ ngơi vào ban đêm” thì dù mang bầu, chị em vẫn nên tuân theo nhu cầu tự nhiên này. Trừ trường hợp, bà bầu bị mất ngủ, thiếu ngủ ban đêm thì có thể ngủ bù bằng những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Bà bầu không nên ngủ trưa quá lâu (tối đa 30 phút) vì sẽ gây ra cảm giác khó ngủ vào buổi tối.

Thắc mắc mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không? đã được giải đáp. Nhiệm vụ của chị em là hãy chủ động xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc để thiết lập chu kỳ ngủ – thức cho cơ thể. Sau khi đã cai sữa bé, mẹ bỉm có thể bổ sung 1 viên OTiV/ngày để chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, giúp não bộ hoạt động khỏe mạnh dài lâu.

This post was last modified on 24/02/2024 09:41

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago