Categories: Tổng hợp

Bà bầu đau đầu uống panadol được không? Lỡ uống có sao không?

Published by

I – Thuốc panadol có tác dụng gì?

Panadol là một thương hiệu thuốc phổ biến gồm thành phần chính là paracetamol, một loại thuốc giảm đau và hạ sốt.

Cụ thể, thuốc Panadol có tác dụng:

  • Giảm đau: Được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau, không chỉ dành cho người bị đau đầu mà còn phù hợp với người đang gặp tình trạng đau cơ, đau bụng kinh, đau xương khớp… Tuy nhiên không có khả năng kháng viêm như một số loại thuốc khác.
  • Hạ sốt: Được sử dụng để hạ sốt khi cơ thể bị cảm cúm, cảm lạnh.

Các loại thuốc panadol phổ biến bao gồm:

  • Panadol thường (panadol xanh): Là thuốc dạng viên nén với vỏ nổi bật màu xanh dương. Thuốc chứa thành phần chính là paracetamol, cũng là hoạt chất chính giúp giảm đau hạ sốt nhanh chóng của thuốc. Với hàm lượng paracetamol trong mỗi viên nén là 500mg, thuốc thường dùng cho các trường hợp đau đầu nhẹ đến vừa.
  • Panadol extra (panadol đỏ): Cũng là dạng thuốc viên nén như panadol xanh nhưng ngoài thành phần chính là paracetamol thì còn có thêm 65mg caffein. Thuốc có bao bì màu đỏ để phân biệt với loại panadol thông thường. Nhờ có thêm thành phần caffeine, công dụng giảm đau của thuốc cũng trở nên cao hơn so với các loại khác, đồng thời cũng giúp người bị đau đầu tỉnh táo, tránh buồn ngủ.
  • Panadol viên sủi: Thay vì là dạng viên nén thì thuốc có dạng viên sủi, dễ hòa tan trong nước và cũng dễ uống hơn. Thuốc cũng chỉ chứa thành phần duy nhất là paracetamol.

Việc sử dụng Panadol thường sẽ an toàn khi người bệnh sử dụng đúng liều lượng chỉ định. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng hay lạm dụng dùng Panadol trong một khoảng thời gian dài, thuốc có thể sẽ gây ra một vài tác dụng phụ như gây dị ứng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa…

Panadol là loại thuốc giảm đau cực kỳ phổ biến

II – Bà bầu đau đầu có uống panadol được không? Nên uống loại nào?

Trong thời gian mang bầu thì việc sử dụng thuốc gì, dùng với liều lượng như thế nào là việc cần phải cẩn trọng. Mặc dù panadol là loại thuốc được cho là lành tính và phổ biến thì việc có nên sử dụng khi bị đau đầu hay không vẫn là thắc mắc của rất nhiều các mẹ.

Thuốc giảm đau panadol có thành phần chính paracetamol. Đây là thành phần được phân loại vào mức độ B trong thang mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai, tức là không có nguy cơ trong vài nghiên cứu. Ngoài ra theo chỉ dẫn của thuốc thì cũng không chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Do đó về cơ bản, phụ nữ đang mang thai vẫn có thể uống panadol khi bị nhức đầu để giảm cơn đau.

Tuy nhiên đối với panadol đỏ (panadol extra) thì mẹ bầu nên chú ý. Do ngoài paracetamol thì loại này còn có chứa 65mg caffeine – một thành phần được khuyến cáo không nên sử dụng khi đang mang thai. Nồng độ caffein trong máu ở thai nhi có thể tăng lên tương đương với người mẹ do chất này có thể đi qua nhau thai. Cũng đã có những nghiên cứu cho thấy caffeine có thể làm tăng khả năng sinh non và sảy thai tự nhiên, trẻ sinh ra có cân nặng thấp.

Chính vì vậy, mẹ bầu khi bị đau nhức đầu tốt hơn chỉ nên chỉ uống panadol xanh hoặc loại viên sủi, và chỉ uống với liều dùng đã được chỉ định. Mẹ bầu cũng cần chú ý không nên uống loại panadol extra (loại màu đỏ) cũng như bất kỳ loại thuốc giảm đau có chứa cafein nào khác để hạn chế các nguy cơ xấu tới thai nhi.

Chưa kể đặc tính của paracetamol cũng có thể có sự thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ khi mang bầu. Do đó, mẹ bầu chỉ nên sử dụng Panadol với liều tối thiểu và tuyệt đối không nên sử dụng trong thời gian dài.

Xem thêm: Tại sau đau đầu nhưng uống thuốc không đỡ?

Cần chú ý khi sử dụng thuốc panadol ở phụ nữ mang thai

III – Lỡ uống Panadol Extra (Panadol đỏ) khi mang thai có sao không?

Mặc dù thuốc giảm đau kết hợp paracetamol và caffein đã cho thấy những ảnh hưởng tiềm tàng tới thai nhi, nhưng đó là trong các nghiên cứu diễn ra ở động vật và với liều dùng thuốc cao. Thực tế, đa số các trường hợp bà bầu lỡ uống Panadol Extra đều không có dấu hiệu bị ảnh hưởng nếu uống với liều thấp và không uống thường xuyên.

Chính vì vậy, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng về vấn đề lỡ uống panadol khi mang thai, việc cần làm là nên thăm khám và kiểm tra thai định kỳ hay bất cứ lúc nào có những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên sử dụng loại panadol trong những tháng thai kỳ, cũng như tuyệt đối không được sử dụng quá liều.

IV – Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng thuốc giảm đau

Khi uống panadol trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Khi đau nhức hoặc sốt trên 38,5 độ C thì mới nên nghĩ tới việc dùng thuốc.
  • Các liều dùng cần cách nhau khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ.
  • Chỉ dùng tối đa là 6 viên trong 1 ngày.
  • Không tự ý lạm dụng Panadol trong thời gian dài.
  • Cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng trong các trường hợp mẹ bầu từng mắc các bệnh về gan, thận hay bị thiếu máu.
  • Đặc biệt, những mẹ bầu nhắc các bệnh lý như bị thiếu máu nhiều lần, mắc các bệnh nặng về gan, phổi, tim, gan, thận… thì không nên sử dụng Panadol.
  • Sau khi sử dụng thuốc mà tình trạng đau đầu hay sốt vẫn không thuyên giảm, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Để phòng ngừa tình trạng đau đầu khi mang thai, mẹ bầu cần áp dụng một chế độ làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, lưu ý cần ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, cố gắng không để bản thân vì stress, căng thẳng.
  • Sử dụng với liều tối thiểu hoặc phù hợp, tốt nhất là mẹ bầu nên tham khảo và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chỉ có tác dụng giúp khắc phục triệu chứng, giảm đau tạm thời.
  • Khi sử dụng Panadol mà thấy cơn đau không bị thuyên giảm, mẹ bầu nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe.
  • Hơn cả, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, khi bị đau đầu mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sự lựa chọn tốt nhất.

Có thể thấy, bà bầu đau đầu thì có thể uống Panadol (loại thường màu xanh), tuy nhiên nên sử dụng theo đúng liều lượng và tốt nhất là cần hỏi ý kiến từ bác sĩ. Và để phòng ngừa tình trạng đau đầu, mẹ bầu nên xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống khoa học, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 10:09

Published by

Bài đăng mới nhất

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp vượng công danh ngày 5/11/2024, tha hồ bộc lộ năng lực

Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG lấy may

Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…

18 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Dần hoang mang, Tuất áp lực

Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…

18 giờ ago

4 con giáp càng cứng đầu càng thiệt thân, mất phương hướng trong 2 tháng tới

4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…

21 giờ ago