Categories: Tổng hợp

Sau sinh ăn bánh mì được không? Được, nhưng nên ăn ít

Published by

Bánh mì được nhiều người yêu thích vì tính tiện lợi và hương vị của nó. Với nguyên liệu chủ yếu là bột mì, đường, sữa,… nó hiếm khi nằm trong danh sách những thực phẩm không nên ăn. Song, do vừa trải qua nhiều sự thay đổi trên cơ thể, các mẹ vẫn cảm thấy ái ngại, không rõ sau sinh ăn bánh mì được không?

  • Sau sinh ăn mướp đắng được không?
  • Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Cần lưu ý gì?

Sau sinh ăn bánh mì được không?

Có rất nhiều loại bánh mì khác nhau được bày bán trên thị trường: bánh mì ngọt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì có men, bánh mì không men,… Theo các chuyên gia, phần lớn mẹ sau sinh có thể ăn mọi loại bánh mì mà không gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe. Tuy nhiên, cho dù yêu thích thế nào đi chăng nữa thì mẹ cũng không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên.

Sau sinh ăn bánh mì được không? Được chứ, nhưng không nên ăn nhiều

Tại sao mẹ bầu không nên ăn quá nhiều bánh mì?

Trong phần này, chúng tôi đề cập đến bánh mì trắng – loại bánh mì được làm từ bột mì, bột nở, đường, sữa, muối mà chúng ta thường ăn. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ sau sinh nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

Ít dinh dưỡng

Mỗi cơ sở sản xuất có công thức chế biến khác nhau, nhưng nguyên liệu chính để làm ra bánh mì trắng là bột mì tinh luyện. Loại bột mì này chỉ còn phần nội nhũ; cám và mầm đã bị loại bỏ toàn bộ. Bột tinh chế có kết cấu mịn hơn, nhẹ hơn, có thời hạn sử dụng lâu hơn nhưng còn rất ít (thậm chí không còn) chất xơ, vitamin, khoáng chất. Phần nội nhũ còn lại cung cấp carbohydrate nhanh, dễ tiêu hóa.

Khi ăn bánh mì trắng, bạn sẽ nhận được nhiều năng lượng nhưng không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Gây tăng cân

Ngoài bột mì tinh chế, bánh mì trắng còn chứa nhiều đường, muối, sữa, bơ. Một nghiên cứu được thực hiện trên 9.267 người cho thấy ăn 2 lát bánh mì trắng (120gr) mỗi ngày làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì tới 40%. Vì vậy, nếu bạn muốn lấy lại vóc dáng sau sinh, bạn nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

Ăn nhiều bánh mì có thể gây tăng cân

Tăng lượng đường trong máu

Theo Harvard Health, bánh mì chứa nhiều đường và có chỉ số đường huyết cao. Carbs đơn trong ngũ cốc tinh chế được hấp thụ vào máu nhanh hơn nhiều so với carbs phức tạp trong ngũ cốc nguyên hạt. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh; do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim,…

Gây rối loạn hệ sinh vật đường ruột

Nếu bạn thường xuyên ăn bánh mì trắng thay vì các thực phẩm giàu chất xơ, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi khuẩn đường ruột; gây chướng bụng, đầy hơi,… Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế có liên quan đến hội chứng ruột kích thích và các bệnh về đường ruột khác.

Những dấu hiệu bạn nên ngừng ăn bánh mì

Có một số dấu hiệu cho thấy bánh mì không phù hợp với chế độ ăn và sức khỏe của bạn.

  • Bạn đang tăng cân: nếu bạn đang ăn bánh mì mỗi ngày và cân nặng của bạn tăng nên nhanh chóng, hãy ngừng lại.
  • Bạn bị co thắt dạ dày nghiêm trọng sau khi ăn bánh mì: rất có thể bạn mắc chứng không dung nạp Gluten.
  • Bạn bị tiểu đường thai kỳ: ăn bánh mì khiến đường huyết tăng cao, có thể dẫn đến tiểu đường type II.
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, đừng ăn bánh mì

Hướng dẫn ăn bánh mì đúng cách, tốt cho sức khỏe

Bánh mì là thực phẩm quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn bánh mì đúng cách, để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn bánh mì với lượng vừa phải

Như đã nói, bánh mì nhiều năng lượng nhưng có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Chính vì vậy, mẹ không nên ăn bánh mì hàng ngày nhằm thay thế cho các món ăn từ gạo, ngũ cốc khác. Mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 chiếc bánh mì có kích thước từ nhỏ đến vừa mỗi tuần.

Hãy ăn bánh mì kẹp

Mẹ nên ăn bánh mì kèm với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác bao gồm rau củ, thịt,… Bánh mì thịt, bánh mì trứng, bánh mì chả,… là bữa sáng tuyệt vời mà mẹ không nên bỏ qua.

Bánh mì ăn kèm thịt và rau củ là một bữa sáng ngon và bổ dưỡng

Ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt

Thay vì ăn bánh mì trắng ít dinh dưỡng, mẹ có thể lựa chọn những loại bánh mì “lành mạnh” hơn, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám, bánh mì gạo lứt, bánh mì hạt lanh,… Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể ăn các loại bánh mì có chứa các loại hạt giàu omega-3 như bánh mì mè đen, bánh mì hạnh nhân, bánh mì hạt bí,…

Khi mua bánh mì, mẹ đừng nhìn vào màu sắc mà hãy đọc kỹ bảng thành phần để tìm thấy loại bánh mì phù hợp.

Không ăn bánh mì khi tiêu hóa kém

Mẹ nên tránh ăn bánh mì khi đang gặp tình trạng tiêu hóa kém. Ăn bánh mì có thể khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài.

Sau sinh ăn bánh mì được không? Mẹ có thể ăn bánh mì sau sinh với lượng vừa phải (1 – 2 ổ/tuần) và ăn kèm với các loại rau củ, thịt cá khác để đảm bảo dinh dưỡng. Bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt cũng được coi là tốt hơn bánh mì trắng.

Tham khảo: webmd

This post was last modified on 06/01/2024 16:17

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

39 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago