Categories: Tổng hợp

Phụ nữ sau sinh ăn rau lang được không? Lưu ý mẹ nên biết

Published by

Sau sinh ăn rang lang được không?

Rau lang là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ sau sinh. Ngày nay, việc kiêng khem sau khi sinh không còn quá khắt khe như trước. Các bác sĩ sản khoa khuyên phụ nữ sau khi sinh em bé nên ăn nhiều thực phẩm để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Có khá nhiều món ăn tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh, trong đó là rau lang. Mẹ sau sinh ăn rau lang rất tốt nhưng các mẹ sinh mổ lại không nên ăn.

Sản phụ mới sinh xong ăn rau lang được không? Đáp án là có. Rau lang với thành phần dinh dưỡng phong phú như vitamin A, B6, C cùng nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, chất chống oxy hóa vừa giúp mẹ sinh thường khỏe mạnh, đẹp dáng, lợi sữa cho bé bú.

Một tác dụng khá lớn của rau lang là giúp nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đây là điều có lợi cho mẹ sinh thường nhưng lại bất lợi đối với mẹ sinh mổ. Ăn rau lang có thể gây đau bụng, tiêu chảy, có nguy cơ làm vết mổ bị hở, nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Lợi ích từ rau lang với mẹ sinh thường

Rau lang rất tốt cho phụ nữ sinh thường bởi nhiều tác dụng tốt. Phần lá và chất nhựa từ lá rau lang giúp giảm táo bón, giúp nhuận tràng. Chưa hết, trong 100g rau lang có chứa 11mg vitamin C giúp tạo ra collagen giữ cho làn da săn chắc, tươi trẻ, tràn đầy sức sống.

Ăn rau lang có công dụng duy trì đôi mắt sáng khỏe, ngăn chặn các cơ thần kinh mắt bị oxy hóa, phòng ngừa đục thủy tinh thể nhờ thành phần beta carotene, lutein và zeaxanthin. Các dưỡng chất trong rau lang dễ hấp thu và chuyển hóa, thúc đẩy quá trình tăng tiết sữa giúp nguồn sữa mẹ về nhiều cho bé bú.

Các vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, canxi… trong rau lang chẳng những hỗ trợ ngăn ngừa vàng da, tiêu viêm, kinh nguyệt không đều mà còn giúp mẹ no lâu. Rau lang có chứa 1.4g chất xơ cùng 22 calo năng lượng, mẹ sẽ không cảm thấy đói sau khi ăn.

Tại sao mẹ sinh mổ lại kiêng ăn rau lang?

Thông thường, cơ thể thai phụ sinh mổ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn so với sinh thường và hệ tiêu hóa cũng thế. Nếu cùng một thời điểm, sản phụ sinh thường có thể ăn bất kỳ thứ gì mình muốn thì mẹ sinh mổ lại chưa được phép và cần kiêng khem nhiều thứ.

Sản phụ sinh mổ ăn rau lang dễ bị đau bụng, tiêu chảy, vết mổ vì thế cũng bị ảnh hưởng. Sau khi sinh mổ, việc mẹ đứng lên, ngồi xuống nhiều hoặc không cẩn thận cũng có thể làm vết thương hở gây nhiễm nguy hiểm.

Thêm vào đó, ăn rau lang có nguy cơ khiến vết mổ của mẹ dễ bị loang lổ, kéo dài thời gian hồi phục. Chưa kể, sản phụ sinh mổ sẽ gặp nhiều di chứng nếu ăn nhiều, tạo nên vết thâm xấu xí. Do đó, mẹ không nên ăn rau lang cho đến khi vết thương hồi phục hẳn.

Tóm lại, mẹ sau sinh mổ ăn rau lang được không? Đáp án là KHÔNG. Thay vào đó, thai phụ hãy thay thế với những loại rau khác như mồng tơi, rau ngót, giá đỗ, măng tây,…

Một số món ngon từ rau lang cực dễ làm

Bên cạnh thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn rau lang được không, mẹ cũng nên biết cách chế biến rau lang như thế nào để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là một số món ăn dễ làm từ rau lang khá bổ dưỡng:

Rau lang xào tỏi

Nguyên liệu:

  • 700g đọt rau lang.

  • 4 tép tỏi.

  • ½ muỗng cà phê tiêu xay.

  • Muối, hạt nêm, đường, bột ngọt, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Rau lang nhặt lấy đọt non, bỏ phần gốc và lá già. Ngâm rau trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại 1 – 2 lần, sau đó vớt ra rổ, để ráo.

  • Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

  • Luộc rau lang khoảng 3 phút trong nước sôi, thấy rau hơi chín thì tắt bếp, vớt ra để ráo.

  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi đến khi tỏi hơi vàng, dậy mùi thơm. Cho tiếp rau lang đã luộc vào, xào đều tay trên lửa lớn khoảng 3 phút. Nem gia vị cho vừa ăn rồi xào thêm 3 phút nữa, sau đó tắt bếp.

Rau lang xào thịt bò

Nguyên liệu:

  • 200g thịt bò.

  • 300g rau lang.

  • 3 tép tỏi.

  • Muối, dầu ăn, tiêu xay, bột ngọt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thịt bò với một ít nước muối pha loãng, thái thành từng lát mỏng vừa ăn.

  • Nhặt sạch rau lang, chỉ lấy phần lá xanh ở trên, rửa qua 2 – 3 lần nước rồi để ráo.

  • Ướp thịt bò với 1 tép tỏi băm, ½ muỗng muối, ½ muỗng dầu ăn, 1 ít tiêu xay trong 10 phút.

  • Luộc rau lang với ½ muỗng muối khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra để ráo.

  • Bắc chảo lên bếp, cho vào ½ muỗng dầu ăn, đợi khi dầu nóng thì cho rau vào xào trên lửa lớn khoảng 2 phút rồi cho tiếp thịt bò vào xào chung. Đảo đều tay trên lửa nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Canh ngao nấu rau lang

Nguyên liệu:

  • 1 bát ngao sống.

  • 1 nắm rau lang.

  • ½ củ tỏi.

  • Bột nêm, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Nhặt là và ngọn rau lang rồi đem rửa sạch, thái vừa nhỏ.

  • Ngâm ngao trong nước gạo và một ít ớt tươi trong khoảng 1 tiếng để ngao nhả hết cát, sau đó chà sạch vỏ.

  • Tỏi băm nhỏ.

  • Luộc ngao đến khi mở miệng thì tắt bếp, đổ ra rổ, giữ lại phần nước trong đã dùng để luộc ngao.

  • Lấy hết phần thịt ngao để riêng.

  • Phi thơm tỏi băm trên chảo, cho tiếp nước ngao vào đun sôi.

  • Cho thêm rau lang vào, nấu đến khi sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Tắt bếp, cho ngao đã tách vỏ vào nồi canh rau lang

Xem thêm: Phụ nữ sau sinh ăn trứng được không? Những lưu ý khi sử dụng trứng gà

Lưu ý khi sử dụng khoai lang cho mẹ mới sinh

Mẹ sau sinh được ăn rau lang nhưng không đồng nghĩa với việc được ăn thỏa thích. Sản phụ cần ghi nhớ một số lưu ý sau để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể:

  • Không nên ăn khi đói vì đường huyết lúc này đang bị thấp, ăn vào dễ bị hạ đường huyết gây mệt mỏi.

  • Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên vì thành phần rau lang có chứa nhiều canxi, có nguy cơ gây bệnh sỏi thận.

  • Ăn kèm với các món ăn khác để đảm bảo cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

  • Lựa chọn rau sạch, không chứa thuốc.

  • Ăn rau đã nấu chín để tốt cho quá trình tiêu hóa, nhuận tràng, tránh ăn rau sống để hạn chế tình trạng táo bón.

Rau lang chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mọi người. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có lời giải đáp chi tiết nhất cho vấn đề sau sinh ăn rau lang được không. Bên cạnh rau lang, mẹ hãy xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ các nhóm chất khác để cơ thể sớm hồi phục nhé!

This post was last modified on 31/01/2024 07:03

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 7 – 13/10/2024: Dần vất vả, Thân thăng trầm

Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 7 – 13/10/2024: Hổ tranh đấu,…

23 phút ago

Con số may mắn hôm nay 7/10/2024 theo năm sinh thu LỘC nặng tay

Con số may mắn hôm nay là ngày 7/10/2024 theo năm sinh. LỘC nặng

28 phút ago

Tuần mới (7-13/10) bị hung tinh soi chiếu, 4 con giáp trầy da tróc vảy vẫn khó đạt được mục tiêu

Tuần mới (7-13/10) được chiếu sáng bởi các sao ác, 4 con giáp bị trầy…

8 giờ ago

Tử vi hôm nay – top 3 con giáp giàu có nhất ngày 6/10/2024

Tử vi hôm nay – top 3 con giáp giàu nhất ngày 6/10/2024

11 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 6/10/2024 theo năm sinh: Số VÀNG dành cho bạn

Con số may mắn hôm nay 6/10/2024 theo năm sinh: Con số VÀNG dành cho…

1 ngày ago

Tử vi Chủ nhật ngày 6/10/2024 của 12 con giáp: Ngọ nhiều lộc, Hợi nghi ngờ

Tử vi Chủ nhật ngày 6/10/2024 của 12 con giáp: Ngọ gặp nhiều vận may,…

1 ngày ago