Trước khi giải đáp thắc mắc sau sinh ăn rau mồng tơi được không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong loại rau này nhé. Trung bình 100g rau mồng tơi sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh ăn bim bim được không? Ăn có mất sữa không?
Sau sinh ăn rau mồng tơi được không? Câu trả lời là có. Rau mồng tơi là loại rau lành tính, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B, đạm, chất xơ, folate, canxi… rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe của mẹ sau sinh. Sau sinh mổ ăn rau mồng tơi được không? Có, dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bỉm ăn rau mồng tơi đều rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng miễn dịch, làm lành vết thương sau sinh, lợi tiểu, cải thiện hệ tiêu hóa. Lưu ý là mẹ nên ăn rau mồng tơi tự trồng tại vườn hoặc mua rau ở siêu thị, cửa hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ nên ăn rau mồng tơi đã được nấu chín kỹ, không ăn rau mồng tơi sống hoặc rau đã nấu chín nhưng để qua đêm sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy…
Không, chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho biết ăn rau mồng tơi sẽ gây mất sữa đối với mẹ bỉm sau sinh. Ngược lại, loại rau này còn có tác dụng lợi sữa, tăng nguồn sữa mẹ cho con bú. Mẹ ăn mồng tơi với liều lượng vừa phải giúp nguồn sữa mẹ có thêm dưỡng chất như canxi, sắt, chất xơ, protein, vitamin C… khi trẻ bú sẽ hấp thụ những dưỡng chất này và cứng cáp, khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Sau sinh mẹ có thể ăn rau mồng tơi luộc, xào hoặc nấu canh luôn để bồi bổ cho cơ thể. Ăn rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, giúp mẹ đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
Mặc dù rau mồng tơi có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, thế nhưng các bà đẻ cũng chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa mỗi tuần, mỗi bữa ăn khoảng 1 bát rau nhỏ là phù hợp. Còn lại những bữa cơm khác trong tuần mẹ nên ăn đa dạng các loại rau như rau dền, rau ngót, rau giá đỗ, rau đay, rau lang… để đỡ ngán và đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất cho sức khỏe.
Bà đẻ có ăn được rau mồng tơi không? Đáp án là có. Phụ nữ sau sinh ăn rau mồng tơi mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, cụ thể như:
Giảm cholesterol xấu
Thành phần chất nhầy có trong rau mồng tơi sẽ hấp thụ cholesterol xấu, đào thải chúng ra ngoài đường phân, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, tim mạch.
Ngừa loãng xương
Mẹ sau sinh ăn rau mồng tơi thường xuyên chứa chất pectin, canxi cao, do đó giúp răng và xương chắc khỏe, ngừa loãng xương.
Tăng đề kháng
Xem thêm : Bạn đã biết 1 sen bằng bao nhiêu tiền Việt?
Hàm lượng vitamin C trong rau mồng tơi rất cao, đây là chất chống oxy hóa mạnh có công dụng tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch, chống lại những tác nhân như vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhờ vậy mẹ sẽ hạn chế tình trạng ốm vặt, có sức khỏe tốt để chăm sóc con yêu.
Ngăn ngừa thiếu máu
Rau mồng tơi cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho mẹ sau sinh. Sắt giúp sản sinh thêm nhiều tế bào hồng cầu cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tế bào.
Làm đẹp da
Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giúp da dẻ mịn màng, hồng hào. Ngoài ăn mồng tơi thì bà đẻ cũng có thể lấy nước cốt rau mồng tơi thoa lên mặt trong 20 – 30 phút rửa sạch cũng giúp da mịn màng và săn chắc hơn, giảm nếp nhăn.
Ngăn ngừa ung thư
Lượng carotenoid trong mồng tơi khá dồi dào – đây là chất chống oxy hóa có thể giúp trung hòa gốc tự do nguy hiểm, từ đó ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Tốt cho thị lực
Hàm lượng vitamin A trong mồng tơi khá cao, do đó giúp cải thiện thị lực, giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Dưới đây là vài lưu ý chị em sau sinh cần biết khi ăn rau mồng tơi để tốt cho sức khỏe:
Có một số loại thực phẩm được coi là “đại kỵ” với rau mồng tơi, các bà đẻ cần chú ý để tránh ăn vào gây hại cho sức khỏe:
Bà đẻ có ăn được rau mồng tơi không? Đáp án là có. Mồng tơi có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng các mẹ có thể tham khảo, cụ thể:
Canh cua mồng tơi
Bà đẻ có ăn được canh cua mồng tơi không? Có, mùa hè sắp đến, có bát canh cua mồng tơi ăn cùng với cà pháo thì phải nói ngon tuyệt cú mèo. Công thức chế biến món canh cua mồng tơi cũng hết sức đơn giản và dễ làm, mẹ có thể nấu và thưởng thức để cung cấp nhiều canxi cho cơ thể. Nguyên liệu chuẩn bị: 300g cua đồng, 1 mớ rau mồng tơi, 1 quả mướp, mắm, muối. Cách làm: Lột mai cua đồng, bỏ phần yếm và rửa sạch, lọc lấy phần gạch cua và cho vào bát nhỏ. Cho 2 bát nước lọc và cua vào máy xay nhuyễn đến khi cua mịn thì tắt máy, lọc qua rây lấy phần nước riêu cua và bỏ phần xác. Mồng tơi bạn nhặt lấy phần ngọn và lá non, bỏ phần gốc và lá già. Cắt rau mồng tơi thành khúc, rửa sạch, để ráo. Mướp đem gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng xéo vừa ăn. Bắc nồi lên bếp, cho 800ml nước lọc vào, cho phần gạch cua và nước riêu cua lọc vào nồi, nấu lửa vừa. Đun khoảng 5 – 10 phút nước sôi và nổi bọt thì bạn tiến hành vớt riêu tảng ra bát để riêng. Bạn cho mướp vào nồi nấu trong 5 phút với lửa vừa, sau đó cho rau mồng tơi vào nấu với lửa lớn trong 3 phút để rau chín, sau đó cho riêu cua tảng vào nồi, nêm nếm mắm và muối vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh cua rau mồng tơi ra bát, để nguội rồi thưởng thức.
Canh mồng tơi nấu ngao
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 mớ rau mồng tơi, 500g ngao, 3 nhánh sả, 3 quả ớt, dầu ăn, đường, muối, hạt nêm, bột ngọt. Cách làm: Ngao rửa sạch, ngâm vào chậu nước cắt nhỏ 3 quả ớt trong khoảng 1 tiếng để ngao nhả hết nhớt và đất cát bẩn. Rửa sạch ngao. Nhặt lấy phần lá và ngọn non rau mồng tơi, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Sả bóc phần vỏ già bên ngoài, rửa sạch rồi đem đập dập. Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 1 lít nước lọc, cho sả đập dập vào và đun đến khi nước sôi thì cho ngao vào. Đun đến khi ngao há hết miệng thì tắt bếp, vớt ngao ra bát. Giữ phần nước luộc ngao. Tách thịt ngao ra khỏi vỏ, phần nước luộc ngao để lắng rau đó bỏ phần cặn bên dưới. Lấy nước luộc ngao đã lọc cặn cho vào nồi, đun sôi thì cho mồng tơi vào, nêm ½ thìa muối, ½ thìa bột ngọt, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa dầu ăn. Nấu cho đến khi nước trong nồi sôi lại thì cho thịt ngao vào đun thêm 1 – 2 phút thì tắt bếp. Múc canh ra bát và sẵn sàng thưởng thức thôi nào!
Canh mồng tơi thịt nạc băm
Bà đẻ cũng có thể tham khảo công thức chế biến món canh mồng tơi thịt nạc băm để bổ sung vào thực đơn ăn uống, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể và giúp lợi sữa. Nguyên liệu chuẩn bị: 1 bó rau mồng tơi, 200g thịt nạc xay, 4 củ hành tím, dầu ăn, mắm, hạt nêm, đường, tiêu xay, bột ngọt, muối. Cách làm: Mồng tơi nhặt sạch, lấy phần lá non và ngọn rồi đem rửa sạch, để ráo, cắt thành những khúc ngắn vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn. Bắc nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn đun nóng, phi thơm tỏi băm, sau đó cho thịt xay vào đảo với lửa lớn khoảng 2 phút cho thịt săn lại. Khi thịt chín, bạn đổ thêm khoảng 1 lít nước vào nồi, đậy nắp nồi, đun cho tới khi nước sôi thì nêm nếm gia vị: 1/3 thìa bột ngọt, 1 thìa cà phê, 1 thìa đường, 2 thìa mắm. Cho rau mồng tơi vào, nấu cho tới khi chín rau rồi rắc ít tiêu xay, tắt bếp. Múc canh ra bát và sẵn sàng thưởng thức ngay thôi nào!
Canh mồng tơi nấu tôm khô
Nhắc đến những món canh ngon từ rau mồng tơi cho mẹ sau sinh thì không thể không kể đến canh mồng tơi nấu tôm khô. Món ăn này ngon miệng, giàu dưỡng chất, thích hợp để bồi bổ cơ thể. Nguyên liệu chuẩn bị: 1 bó rau mồng tơi, 1 quả mướp hương, 2 củ hành tím băm, 100g tôm khô, 2 – 3 nhánh hành lá, dầu ăn, hạt nêm, nước mắm. Cách làm: Tôm khô rửa sạch, ngâm với nước ấm khoảng 1 tiếng. Gọt vỏ mướp hương, rửa sạch, thái khúc nhỏ vừa ăn. Mồng tơi nhặt lấy ngọn và lá non, rửa sạch. Hành lá nhặt bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn đun nóng rồi phi thơm hành tím, sau đó cho tôm vào xào khoảng 5 phút. Bạn lấy nước ngâm tôm và thêm lượng nước lọc đủ ăn vào nồi, đun đến khi sôi thì cho rau mồng tơi vào, cho thêm 1 thìa hạt nêm, 1 thìa mắm, hành lá và tắt bếp. Món canh mồng tơi nấu tôm đã hoàn thành.
Mồng tơi xào tỏi
Bà đẻ có ăn được rau mồng tơi không? Đáp án là có, mồng tơi xào tỏi là món ăn ngon mà chị em không nên bỏ qua. Nguyên liệu chuẩn bị: 2 bó rau mồng tơi, 1 củ tỏi, dầu ăn, hạt nêm, muối, mắm, tiêu. Cách làm: Mồng tơi nhặt lấy lá non và ngọn non, đem rửa sạch, vớt để ráo. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Bắc nồi nước lên bếp, cho 1 thìa muối hạt, khi nước sôi thì cho rau mồng tơi vào trụng nhanh, đến khi nước sôi trở lại thì vớt rau ra ngâm vào tô nước đá lạnh để giúp rau được xanh và giòn, sau đó vớt rau ra rổ để ráo. Bắc chảo lên bếp, cho 1 – 2 thìa dầu ăn vào đun nóng rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho mồng tơi vào xào cùng lửa lớn, nêm mắm, tiêu, hạt nêm cho vừa ăn, nấu đến khi mồng tơi chín tới thì tắt bếp, bày món ăn ra đĩa.
Suy giảm nội tiết tố nữ là vấn đề mà chị em phụ nữ sau sinh đều phải đối mặt, nó gây ra một loạt rắc rối như: da khô nám, rụng tóc, kinh nguyệt rối loạn, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục. Những điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống phái đẹp. Hiểu được nỗi niềm của chị em phụ nữ, PGS.TS PHẠM GIA ĐIỀN – Nguyên Trưởng phòng Công nghệ các hóa chất sinh học, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Hóa dược và Hóa sinh hữu cơ, Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng đội ngũ cộng sự chuyên môn cao đã nghiên cứu và phát triển thành công viên uống nội tiết Aspa Lady. Đây là viên uống giúp tăng nội tiết tố nữ estrogen, làm giảm nhanh chóng những biểu hiện do suy giảm nội tiết gây ra, nhờ vậy chị em sẽ lấy lại được nhan sắc và sức khỏe sinh lý vốn có, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những ưu điểm của viên uống Aspa Lady bao gồm:
Xem thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/05/2024 07:14
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…