Categories: Tổng hợp

Giải đáp: Bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được?

Published by

Tình trạng của vết thương bấm lỗ tai mỗi người đều không giống nhau. Tuy nhiên vẫn có những mốc thời gian và cách nhất định để xác định được thời điểm cần tháo khuyên tai để tiến hành vệ sinh và chăm sóc lỗ bấm.

Bấm lỗ tai có đau không?

Vị trí bấm để đeo khuyên tai của bạn sẽ quyết định việc bấm lỗ tai có đau hay không. Vì vậy không thể đưa ra một kết luận về mức độ chính xác của cơn đau khi bấm lỗ tai. Trước khi thực hiện bấm lỗ tai, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết những vị trí ít đau và vị trí đau nhiều. Cụ thể là ở phần thùy hay dái tai, việc bấm khuyên tai sẽ không tạo cảm giác quá đau mà chỉ nhức nhối ở mức độ nhẹ. Đồng thời, thời gian để lỗ bấm lành lặn cũng tương đối nhanh. Mặt khác, xỏ khuyên ở phần sụn hoặc vành tai trên, vành tai trong, lỗ rook, lỗ helix,… là những nơi tập trung rất nhiều mạch máu và các sợi dây thần kinh sẽ khiến cường độ đau đớn được nâng lên cao hơn. Có thể khiến bạn mất đến 1 – 3 tháng để vết thương được phục hồi hoàn toàn.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện hai phương pháp đó chính là bắn và xỏ lỗ tai. Nếu đem ra cân đo đong đếm, đương nhiên phương pháp bắn lỗ tai sẽ gây đau nhói hơn vì phải dùng lực mạnh so với dùng kim xỏ lỗ tai. Tuy nhiên, hình dạng lỗ tai cũng đều đẹp và cảm giác đau sẽ nhanh chóng biến mất hơn phương pháp xỏ bằng kim.

Bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được?

Tương tự câu hỏi bấm lỗ tai có đau hay không thì với thắc mắc bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được sẽ nhận về câu trả lời tương đối giống. Khoảng thời gian để vết thương lành hẳn của mỗi đối tượng sẽ không giống nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí bấm, cách chăm sóc và vệ sinh của mỗi người.

Khi bấm khuyên tai ở vị trí dái tai, nơi không có lớp sụn và các dây thần kinh gây nhạy cảm, lỗ bấm sẽ nhanh chóng hồi phục và lành lặn. Dao động từ 3 – 4 tuần là bạn có thể tháo khuyên tai của mình ra được rồi. Ngược lại, với những vị trí như vành tai, thùy tai hoặc sụn tai sẽ ngốn thời gian của bạn nhiều hơn. Nó khiến bạn mất những 6 – 8 tuần để có thể dễ dàng lành lại và bình phục hẳn.

Tất nhiên việc vết bấm có nhanh lành, không xảy ra tình trạng viêm nhiễm, xuất hiện mụn hay áp xe và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng thì còn bị ảnh hưởng bởi sự chăm sóc và vệ sinh cá nhân của mỗi người. Trong thời điểm nhạy cảm này, bạn cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và học cách chăm sóc vết thương ở vùng tai của mình sao cho hợp lí, khoa học.

Ngoài ra, việc bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng làn da của từng người. Nếu vết bấm của bạn lâu bình phục hơn so với số ngày dự kiến của bác sĩ thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy nên bình tĩnh và quan sát các dấu hiệu đang xảy ra để tìm cách xử lí phù hợp nhé!

Không nên quá nôn nóng mà hấp tấp tháo khuyên tai khi vết thương vẫn chưa lành hẳn. Hành động này sẽ làm mở rộng vết bấm đang dần lành lại của bạn và khiến những cơn đau kéo dài dai dẳng hơn nữa.

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh thì câu trả lời bấm khuyên tai bao lâu thì tháo được cũng tương tự như đối tượng người lớn. Nhưng cần đặc biệt chú ý quan sát các bé dù là những dấu hiệu nhỏ nhất để phòng chống các rủi ro có thể gặp phải.

Những điều cần lưu ý khi bấm lỗ tai

Một số điều lưu ý khi bấm lỗ tai như:

  • Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện bấm lỗ tai thay vì tự làm tại nhà để đảm bảo không xảy ra những rủi ro không đáng có.
  • Khi bấm khuyên tai, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và không nên quá căng thẳng. Tìm hiểu thêm kiến thức để lập ra kế hoạch chăm sóc cũng như tuân thủ các nguyên tắc về những loại thực phẩm cần hạn chế nạp vào cơ thể trong giai đoạn này cũng là cách để bản thân không quá bỡ ngỡ và áp lực sau khi bấm lỗ tai.
  • Dùng nước muối sinh lý thay vì cồn để vệ sinh vị trí tổn thương trên tai.
  • Vệ sinh vết thương thường xuyên và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như sữa tắm, dầu gội hay bụi bẩn, mồ hôi. Vì có thể làm xuất hiện tình trạng viêm da do tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng.
  • Tránh hành động dùng tay sờ lên vết thương thường xuyên. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tiếp xúc với vết bấm và xâm nhập gây nên tình trạng viêm, ngứa hay thậm chí là nhiễm trùng.
  • Hạn chế xõa tóc trong thời gian này vì có thể vướn vào khuyên tai và nguy cơ làm trầy xước vết thương.
  • Nhiều người đưa ra lời khuyên rằng hãy xoay khuyên thường xuyên sau khi bấm lỗ tai. Nhưng hành động này không những làm phần thịt mới bị tổn thương, trầy xước do cọ xát mà còn làm tăng nguy cơ kích ứng của vết thương. Bạn có thể xoay nhẹ nhàng khuyên khi vết thương đã có phần lành và không còn cảm giác quá đau đớn nhé!

Chắc chắn với những lượng thông tin và kiến thức trên, bạn đã không còn băn khoăn về việc bấm lỗ tai có đau không và bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được. Không một ai có quyền phê bình chuyện làm đẹp nhưng hãy biết cách làm đẹp đúng cách và chú ý đến sức khỏe cùng sự an toàn của bản thân.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

This post was last modified on 20/04/2024 18:39

Published by

Bài đăng mới nhất

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

3 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

8 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

8 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

9 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn số ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC

23 giờ ago

Tử vi thứ 6 ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuất hạnh phúc, Dần gặp may

Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…

23 giờ ago