Categories: Tổng hợp

Ban chấp hành đảng bộ là gì?

Published by

Khách hàng quan tâm đến Ban chấp hành đảng bộ là gì? Vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Ban chấp hành đảng bộ là gì?

Ban Chấp hành đảng bộ là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ (chi bộ) giữa hai kỳ Đại hội; chịu trách nhiệm trước đảng bộ (chi bộ) và Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về mọi hoạt động của mình; có các nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.

Cụ thể tại Điều 9 về Điều lệ Đảng cộng sản có đề cập về Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Đảng có nêu rõ: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành đảng bộ

– Quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Tỉnh ủy và các chủ trương, nhiệm vụ công tác của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (chi bộ) cơ quan, đơn vị, căn cứ vào tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị để đề ra nhiệm vụ công tác của đảng bộ (chi bộ); lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện.

– Lãnh đạo đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

– Lãnh đạo xây dựng đảng bộ (chi bộ); các chi bộ trực thuộc trong sạch, vững mạnh; chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đảng viên; duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện nghiêm túc quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác quản lý đảng viên; giữ gìn kỷ luật và đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ (chi bộ).

– Thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy, của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.

– Phối hợp với Lãnh đạo cơ quan (đơn vị) chăm lo xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

– Lãnh đạo xây dựng các tổ chức đoàn thể trong cơ quan vững mạnh; đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy quyền làm chủ và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, công chức.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình công tác toàn khóa, tháng, quý, 6 tháng và hàng năm của Đảng bộ (chi bộ).

– Ban hành, bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc của đảng ủy (chi ủy), Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy (nếu có) và các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của đảng ủy (chi ủy, chi bộ).

– Đề ra các chủ trương, biện pháp thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cấp trên và Nghị quyết của đảng ủy (chi bộ).

– Tham gia với Lãnh đạo cơ quan, đơn vị về chủ trương, kế hoạch công tác hằng năm, 6 tháng; về thực hiện chế độ, chính sách trong cơ quan; lãnh đạo và kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong hoạt động của cơ quan và các quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị.

– Tham gia ý kiến với Lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác tổ chức, cán bộ trong cơ quan như: kiện toàn tổ chức, bộ máy; bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ; xây dựng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo và kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng các quy định, quy chế làm việc của cơ quan và lãnh đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế của cơ quan.

– Chuẩn bị và triệu tập Đại hội đảng bộ (chi bộ) theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.

– Phân công nhiệm vụ cho từng đảng ủy viên (chi ủy viên) phụ trách các mặt công tác xây dựng Đảng và phụ trách các chi bộ trực thuộc (nếu có).

– Thực hiện quy trình công tác nhân sự để đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xem xét, quyết định kiện toàn các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành và Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.

– Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên mới, đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình; biểu quyết đề nghị cấp có thẩm quyền kết nạp đảng viên mới, chuyển đảng viên chính thức, xóa tên đảng viên.

– Quyết định kiện toàn, chuẩn y hoặc chỉ định bí thư, phó bí thư các chi bộ (đối với đảng bộ).

– Xem xét, quyết định công nhận chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; quyết định khen thưởng chi bộ và đảng viên. Đề nghị Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh công nhận Đảng bộ cơ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên.

– Xem xét cho ý kiến các báo cáo kiểm điểm, báo cáo sơ kết, tổng kết của Đảng ủy (chi ủy).

– Xem xét kỷ luật đối với chi bộ, cấp ủy viên và đảng viên khi có vi phạm theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy và chi bộ.

– Quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của đảng ủy đối với chi bộ và đảng viên trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của cơ quan; thi hành kỷ luật đảng và giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng. Xem xét và có ý kiến kết luận đối với báo cáo định kỳ và đột xuất của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.

Thời gian làm việc của Ban chấp hành đảng bộ

Chế độ làm việc của Đảng ủy (chi ủy, chi bộ) làm việc theo chương trình toàn khoá, hằng năm (có điều chỉnh khi cần thiết).

– Đảng ủy (chi ủy, chi bộ) họp thường kỳ mỗi tháng một lần; khi cần có thể tổ chức hội nghị chuyên đề, bất thường hoặc mở rộng.

– Các vấn đề, văn bản cần trình hội nghị Đảng ủy (chi ủy), phải gửi trước đến các đồng chí Đảng ủy viên (chi ủy viên), trừ trường hợp đột xuất. Các đồng chí Đảng ủy viên (chi ủy viên) thực hiện nghiêm quy định về việc nhận, sử dụng, bảo quản và trả lại tài liệu; giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước.

– Đảng ủy (chi ủy) báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Đảng bộ (chi bộ) với Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh theo quy định, đồng thời thông báo đến các chi bộ trực thuộc (đối với đảng bộ).

– Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất các đồng chí Đảng ủy viên (chi ủy viên) có trách nhiệm báo cáo Đảng ủy (chi ủy) các vấn đề thuộc lĩnh vực và chi bộ được phân công phụ trách.

– Đảng ủy viên (chi ủy viên) không tham dự hội nghị phải xin phép và được sự đồng ý của Bí thư Đảng ủy (chi bộ); đồng thời có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi cho Đảng ủy (chi ủy) (nếu có yêu cầu).

– Định kỳ 6 tháng một lần, Đảng ủy tổ chức họp toàn Đảng bộ theo quy định của Điều lệ Đảng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ban chấp hành đảng bộ là gì? Khách hàng quan tâm, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

This post was last modified on 16/01/2024 07:15

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago