Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội được Nhà nước khuyến khích tham gia nhằm san sẻ bớt gánh nặng cho người dân những lúc ốm đau, bệnh tật. Sau nhiều năm thực hiện, quyền lợi khám bảo hiểm y tế càng được đảm bảo và mở rộng.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn còn nhiều điểm mà người mua chưa chắc chắn về quyền lợi của mình, chẳng hạn như, nằm viện bảo hiểm được bao nhiêu ngày hoặc nằm viện bảo hiểm chi trả bao nhiêu?
Bạn đang xem: Nằm viện sẽ được bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu ngày?
Bảo hiểm y tế được nằm viện bao nhiêu ngày?
Hiện nay, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm y tế không quy định số ngày giới hạn trong điều trị nội trú của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
Xem thêm : Chụp ảnh hộ chiếu mặc áo gì? Quy định chụp ảnh hộ chiếu 2023
Do vậy, khi tham gia khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, bạn có thể an tâm rằng, một phần chi phí điều trị sẽ được hỗ trợ trong phạm vi và mức hưởng theo quy định cho đến khi bạn được chữa khỏi bệnh và xuất viện.
Khi có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ, bạn thắc mắc không biết nằm viện được chi trả bao nhiêu? Có thể khác nhau theo từng đối tượng cụ thể và các trường hợp sau đây:
Nằm viện bảo hiểm y tế được chi trả bao nhiêu là tùy vào trường hợp và mức hưởng của loại thẻ BHYT.
Tùy thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nếu người tham gia bảo hiểm y tế khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định kèm theo đầy đủ giấy tờ chứng minh hợp lệ, sẽ được thanh toán theo mức hưởng của thẻ.
Căn cứ trên quy định tại Điều 22, Luật BHYT 2008, sửa đổi và bổ sung 2014, khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100%, 95% hoặc 80% chi phí khám, chữa bệnh. Cụ thể như sau:
Xem thêm : Nên cạo lông mặt bao lâu một lần? Giải đáp chi tiết
Trường hợp đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014). Mức hưởng được tính trên mức khám chữa bệnh của loại thẻ BHYT, có tỷ lệ hưởng cụ thể như sau:
Ví dụ: Bạn đang tham gia bảo hiểm y tế có mức hưởng thấp nhất là 80%. Khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh thì có mức hưởng được tính là:
Như vậy, có thể hiểu, người bệnh tham gia bảo hiểm y tế tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán từ 32% – 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Trường hợp bạn đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT, người bệnh sẽ được thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng của BHYT nhưng không vượt quá mức quy định (Phụ lục 04 ban hành cùng Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC):
Tại điểm d, Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định đối với người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên, bạn sẽ được quỹ Bảo hiểm y tế hỗ trợ 100% tiền khám, chữa bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng theo quy định, khi có số tiền cùng chi trả khi khám, chữa bệnh có BHYT đúng tuyến trong năm lớn hơn 06 lần mức lương cơ sở (tương đương 8,94 triệu đồng).
Như vậy, khi bạn đi khám chữa bệnh và phải nằm viện, quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả khoản phí khám chữa bệnh của người bệnh trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế. Trong đó, mức hưởng được quy định căn cứ theo Luật bảo hiểm y tế. Hy vọng qua bài viết bạn đã giải đáp được các thắc mắc nằm viện bảo hiểm được bao nhiêu ngày và nằm viện bảo hiểm chi trả bao nhiêu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/01/2024 02:12
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024