Phản ứng Ba(OH)2 + HCl tạo ra BaCl2 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Ba(OH)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Bạn đang xem: Ba(OH)2 + HCl → BaCl2 + H2O
Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi.
-Bari hidroxit tác dụng với axit clohiđric tạo thành muối bari clorua và nước.
– Nhận ra có phản ứng bằng dùng chỉ thị thích hợp.
– Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa 1 – 2 ml HCl và một mẩu quỳ tím.
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Bạn đang xem: Ba(OH)2 + HCl → BaCl2 + H2O
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
Ba2+ + 2OH- + 2H+ + 2Cl- → Ba2+ + 2Cl- + 2H2O
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:
OH- + H+ → H2O
Xét phản ứng:
Dung dịch A + dung dịch B → Sản phẩm.
– Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
– Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:
+ Chất kết tủa.
+ Chất điện li yếu.
+ Chất khí.
Thí dụ:
+ Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
K2SO4 + BaCl2 → 2KCl + BaSO4↓
+ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
HCl + KOH → KCl + H2O
+ Phản ứng tạo thành chất khí:
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑
Axit clohiđric là một axit mạnh, mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit như:
– Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
– Tác dụng với kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ví dụ:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với dung dịch HCl thu được muối trong đó kim loại ở mức hóa trị thấp. Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
– Tác dụng với oxit bazơ và bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ:
CuO + 2HCl →t0 CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl →t0 2FeCl3 + 3H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
– Tác dụng với muối của axit yếu hơn tạo thành muối mới và axit mới. Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Ngoài tính chất đặc trưng là tính axit, dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện tính khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3…
4HCl−1+MnO2→toMnCl2+Cl02+2H2O
K2Cr2O7+14HCl−1→3Cl02+2KCl+2CrCl3+7H2O
Câu 1:Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch X chứa HCl dư và 28,07 gam hai muối và V lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M có có tỉ lệ mol Al : M = 1: 2. Kim loại M là
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
16 HCl + 2 KMnO4 → 2 KCl + 2 MnCl2 + 8 H2O + 5 Cl2
Theo PTHH: nKCl=nMnCl2=x mol
Khối lượng muối là 28,07 →mKCl+mMnCl2=28,07
→ x.74,5 + x.126 = 28,07
→ x = 0,14 mol
→nKCl=nMnCl2=0,14 mol
Theo PTHH nCl2=52nKCl=0,35 mol
Theo định luật bảo toàn e:
Xem thêm : Biểu thức chính quy số điện thoại Việt Nam(mới nhất)
n M . x + n Al. 3 = nCl2. 2 = 0,7 mol
Có tỉ lệ mol Al: M = 1: 2 → n Al = a thì n M = 2 a
→ 2a. x + a. 3 = 0,7 mol
→ Với x = 1 → a = 0,175 mol → m Al = 0,175. 27 = 4,725 g
→ m M = 7,5 – 4,725 = 2,775 g
→MM=2,7750,175.2=7,9(loại)
→ Với x = 2 → a = 0,1 mol → m Al = 27. 0,1 = 2,7 g → m M = 7,5 – 2,7 = 4,8 g
→MM=4,80,1.2=24(Mg , chọn)
Vậy kim loại cần tìm là Mg
Câu 2:Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A. Chỉ có khí màu vàng thoát ra
B. Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
C. Chất rắn MnO2 tan dần
D. Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời MnO2 tan dần
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Phản ứng: MnO2 + 4HClđ →t0 MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
→ Hiện tượng của phản ứng: Có khí màu vàng thoát ra, MnO2 tan dần.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây về khí hidro clorua là không đúng?
A. Là chất khí ở điều kiện thường
B. Có mùi xốc
C. Tan tốt trong nước
D. Có tính axit
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Khí hiđro clorua không có tính axit.
Câu 4: Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl ở 200C là
A. 25%
B. 37%
C. 20%
D. 50%
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl ở 200C là 37%
Câu 5. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án C
nHCl = 0,1.0,02 = 0,002 mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,002 → 0,002 mol
x=0,0020,01=0,2M
Câu 6: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 1,00. B. 0,50. C. 0,75. D. 1,25.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án A
nFeO=3672=0,5 mol
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O
Theo PTHH: nHCl=2nFeO=1mol
Câu 7. Cần dùng 300 gam dung dịch HCl 3,65% để hòa tan vừa hết x gam Al2O3. Giá trị của x là
A. 51. B. 5,1. C. 153. D. 15,3.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án B
nHCl=300.3,65100.36,5=0,3 mol
6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O
0,3 → 0,05 mol
mAl2O3 = 0,05.102 = 5,1 gam
Câu 8. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. Al2O3. B. CaO. C. CuO. D. FeO.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Gọi công thức oxit là M2Oa
2aHCl + M2Oa → 2MCla + aH2O
Gọi số mol H2O là x (mol) ⇒ nHCl = 2x (mol)
Bảo toàn khối lượng: 36,5.2x + 5,6 = 11,1 + 18.x
⇒ x = 0,1 mol
⇒nM2Oa=0,1a⇒M2Oa=5,60,1a=56a⇒M=20a
a
1
2
3
M
20
40
60
Kết luận
Loại
Ca
Loại
Câu 9. Cho 30,00 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO phản ứng với dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của FeO trong 30,00 gam hỗn hợp X là
A. 13,2 gam. B. 46,8 gam. C. 16,8 gam. D. 5,6 gam.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án A
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Theo PTHH:
nFe = nkhí = 0,3 mol ⇒ mFeO = 30 – 0,3.56 = 13,2 gam.
Câu 10. Để hoà tan hết hỗn hợp Zn và ZnO phải dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19g/ml) thu được 0,4 mol khí. Phần trăm về khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu lần lượt là
A. 40% và 60%.. B. 45% và 55%.
C. 50% và 50% D. 61,6% và 38,4%.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án D
nHCl=100,8.1,19.36,5100.36,5=1,2 mol
2HCl + ZnO → ZnCl2 + H2O (1)
2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 (2)
Theo PTHH (2):
nZn=nH2=0,4 mol
nHCl (2) = 2.nZn = 0,8 mol ⇒ nHCl (1) = 1,2 – 0,8 = 0,4 mol
⇒nZnO=0,42=0,2 mol
mhỗn hợp = 0,4.65 + 0,2.81 = 42,2 gam
%mZn=0,4.6542,2.100%=61,6%.
Câu 11. Cho 36,5 gam dung dịch HCl 10% vào một cốc đựng NaHCO3 dư thì thu được V lit khí ở đktc. Giá trị của x là
A. 44,8. B. 4,48. C. 22,4. D. 2,24.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án D
nHCl=36,5.10100.36,5=0,1mol
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
0,1 0,1 mol
⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 12. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (D =1,2g/ml). Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là
A. 152,08 gam. B. 55,0 gam.
C. 180,0 gam. D. 182,5 gam.
Xem thêm : 7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 – 2 lần đọc
Hướng dẫn giải
Đáp án D
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
0,5 → 1 mol
⇒mdd HCl=1.36,520.100=182,5gam.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024