Categories: Tổng hợp

Bà bầu ăn rau ngót được không và ăn khi nào?

Published by

Rau ngót là một loại rau phổ biến ở Việt Nam. Rau ngót giàu vitamin, khoáng chất và dễ chế biến thành các món ăn ngon. Nhưng có nhiều người cho rằng bà bầu ăn rau ngót bị sảy thai. Vậy bà bầu ăn rau ngót được không, có ảnh hưởng gì không?

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót có rất nhiều dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Trong 100g rau ngót cung cấp:

– 6 mcg carotin

– 185 mg vitamin C

– 2,2g vitamin PP

– 100 mcg vitamin B1

– 400 mcg vitamin B2

– 5,3g đạm

– 3,4g tinh bột

– 169 mg canxi

– 2,7 mg sắt

– 64,5 mg phốt pho

– 3,1g lysin

– 2,5g methionin

– 1g tryptophan

– 4,7g phenylalanin

– 6,5g threonine

– 3,3g valine

– 4,6g leucine

– 3,3g isoleucine

Rau ngót rất giàu vitamin C, B1, B6, magie, kali, canxi, phốt pho… và đây đều là những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu và thai nhi. Vậy bà bầu ăn rau ngót được không?

Rau ngót rất giàu dinh dưỡng nhưng bà bầu có ăn được rau ngót không thì tùy vào từng mẹ bầu (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Theo Dược thư Việt Nam 2020 có khuyến cáo không sử dụng papaverin cho người có thai, hợp chất này có khả năng gây sảy thai. Trong rau ngót có chứa hợp chất papaverin nên khuyến cáo không nên ăn rau ngót cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.

Vậy bà bầu 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng hay 8 tháng có ăn được rau ngót không? Trường hợp này được chia làm 2 đối tượng:

– Bà bầu từ tháng thứ 4 trở đi mang thai khỏe mạnh bình thường thì vẫn có thể ăn rau ngót, chế biến rau ngót thành các món ăn theo sở thích để cung cấp thêm vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, magie, kali, phốt pho, sắt, canxi… cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu không ăn quá 30g rau ngót/ 1 lần ăn và không ăn quá nhiều lần trong tháng. Bà bầu có thể luộc, hấp hoặc nấu canh rau ngót để ăn.

– Bà bầu có thể trạng yếu, có tiền sử sinh non, sảy thai, gặp các vấn đề như ra máu, dọa sảy… thì không nên ăn rau ngót khi có thai.

Bà bầu khỏe mạnh, từ tháng thứ 4 có thể ăn rau ngót nhưng ăn rất ít (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn rau ngót có hại gì không?

Mặc dù rau ngót có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cần thiết cho bà bầu và thai nhi nhưng bà bầu 3 tháng đầu có thể chất yếu, tiền sử sảy thai, sinh non… được khuyến cáo không nên ăn. Còn những bà bầu khỏe mạnh bình thường có thể ăn rau ngót nhưng ăn rất hạn chế.

Về cơ bản, bà bầu ăn rau ngót nhiều có thể gặp phải những tác hại đó là:

– Sảy thai

Trong rau ngót tươi có hàm lượng papaverin khá cao, đây là chất gây kích thích co thắt tử cung. Nếu ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn rau ngót khi mới mang thai, tử cung co thắt nhiều có khả năng đẩy thai ra ngoài gây sảy thai. Chính vì vậy, bà bầu cần cẩn trọng với việc ăn rau ngót khi mang thai.

Theo một số quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh hoặc sau khi sảy hoặc nạo phá thai uống nước rau ngót sống có thể tránh được tình trạng sót rau, đẩy máu tụ trong tử cung, dạ con ra ngoài. Vì vậy, đối với phụ nữ có thai, cần hết sức cẩn trọng đối với rau ngót.

Rau ngót có thể gây co thắt tử cung nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)

– Khó hấp thụ sắt và canxi

Hợp chất glucocorticoid sản sinh ra trong quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, hợp chất này có thể gây cản trở hấp thụ canxi hoặc phốt pho, sắt vào cơ thể.

– Mất ngủ

Mẹ bầu ăn rau ngót khi mang thai có thể gây nên hiện tượng mất ngủ, khó thở, ăn uống kém…

Những loại rau thay thế rau ngót tốt cho bà bầu

Về cơ bản, mẹ bầu nên hạn chế tối đa ăn rau ngót và tuyệt đối không sử dụng rau ngót sống khi mang thai. Bà bầu có thể ăn các loại rau khác để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ trong quá trình mang thai.

– Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Bông cải xanh rất giàu axit folic, magie, phốt pho, vitamin K, A … bổ sung dưỡng chất cho bà bầu, giúp ngừa táo bón, chuột rút, bổ sung canxi ngừa loãng xương, tốt cho sự phát triển xương, răng, tóc của thai nhi. Đồng thời, axit folic của bông cải xanh giúp ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh.

Bông cải xanh rất giàu vitamin và khoáng chất (Ảnh minh họa)

– Cải thìa

Rau cải thìa giàu vitamin C, vitamin K, vitamin A và beta-carotene, phốt pho, kẽm, natri, đồng, mangan, selen, niacin và choline… tốt cho hệ tim mạch, ngừa viêm khớp, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.

Cải thìa cũng tốt ba bà bầu (Ảnh minh họa)

– Rau bina (rau chân vịt)

Rau bina giàu sắt, Vitamin C, A giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu. Vitamin K, canxi trong rau bina tốt cho xương và răng. Vitamin C, E, carotenoid trong rau bina tác dụng chống oxy hóa cho mẹ bầu.

Về cơ bản, các loại rau xanh đậm đều rất tốt cho bà bầu, bổ sung chất xơ, vitamin hiệu quả, mẹ bầu hãy đa dạng thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 18:23

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

10 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

10 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

12 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

13 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

18 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

18 giờ ago