Nếu đó là món tiết sống, thì bà bầu tuyệt đối không được ăn. Nhưng nếu mang tiết canh đi hấp chín hoặc luộc chín thì bà bầu có thể ăn được.
Dinh dưỡng trong tiết canh gồm có protein, sắt, vitamin K, muối và một số chất khác.
Bạn đang xem: Bầu có ăn được tiết canh không?
Lợi bất cập hại, món tiết canh vẫn tiềm tàng nhiều nguy cơ xấu gây tác hại khôn lường cho cả mẹ và bé.
1. Tiết canh chế biến từ máu sống, mang mầm truyền bệnh
Tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…
Ăn tiết canh vịt, tiết canh ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong…
Xem thêm : Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
Đặc biệt, quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
2. Nhiễm ký sinh trùng:
Nếu bà bầu ăn phải tiết canh còn sống thì nguy cơ cao bị nhiễm liên cầu lợn, giun sán.
Có nhiều trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn chỉ vì ăn tiết canh… vịt nhà tự làm. Trong tiết canh vịt sẽ không có liên cầu khuẩn lợn, nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên trên bát tiết canh. Phần sụn họng này lại là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn.
Loại vi khuẩn gây ra liên cầu lợn chỉ được tiêu diệt ở nhiệt độ cao, khi tiết canh được nấu chín kỹ. Nếu bị mắc liên cầu lợn, bà bầu sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ. Hậu quả để lại nếu không điều trị kịp thời là vô cùng nặng nề.
3. Nhiễm giun xoắn:
Xem thêm : Quan hệ trước ngày rụng trứng có thai không?
Đây là một loại giun rất nguy hiểm vì tính tổn thương nó gây ra cho các cơ, mô, bộ phận trong cơ thể bà bầu.
Nếu bà bầu ăn phải tiết canh lợn bị nhiễm giun xoắn thì khả năng bị nhiễm loại giun này rất cao. Khi ấu trùng giun đi vào cơ thể, chúng sẽ đi theo máu, nằm trong các cơ và phát triển. Từ đó đi khắp cơ thể gây nên những bệnh trầm trọng. Nếu bà bầu bị mắc giun xoắn, việc điều trị rất phức tạp và mất nhiều thời gian.
Nhiều trường hợp để quá muộn, biến chứng nặng nề có thể dẫn tới suy hô hấp, ngừng tim và tử vong.
4. Nhiễm sán lợn:
Biểu hiện khi sơ chế thịt lợn mà mắt thường có thể nhìn thấy là các “hạt gạo”. Đây là các ấu trùng sán lợn. Khi ăn phải tiết canh chứa sán, các ấu trùng sẽ phát triển, đi vào các cơ, bộ phận trong cơ thể mẹ bầu. Chúng gây ra bệnh nghiêm trọng như động kinh, đau đầu, viêm, áp xe hay gây mù mắt. Hơn nữa, việc điều trị sán não tốn kém và có thể mất mạng. Nếu điều trị muộn, khả năng tử vong rất lớn hoặc có thể để lại di chứng sau này.
Như vậy với câu hỏi bầu có ăn được tiết canh không các mẹ cũng đã có câu trả lời rồi nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 18:43
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024