Lá mơ là loại rau ăn kèm phổ biến trong mỗi bữa cơm gia đình. Không chỉ góp phần như một loại thực vật, lá mơ còn là thành phần của nhiều bài thuốc Đông Y cổ truyền. Vậy mang bầu ăn lá mơ được không? Hay nên ăn lá mơ sao cho hợp lý và tốt với mẹ bầu?
Lá mơ hay lá mơ lông có tên khoa học là Paederia tomentosa, thực vật thuộc họ Cà phê. Lá mơ là loại cây leo, dễ mọc và dễ trồng với khả năng thích nghi với môi trường tốt. Lá có hình đối xứng và có màu tím nhạt, hai mặt lá mơ được phủ một lớp lông mịn.
Bạn đang xem: Mang bầu ăn lá mơ được không? Tác dụng và lưu ý khi ăn lá mơ mà mẹ bầu nên biết
Trong lá mơ có hoạt chất alkaloid đặc biệt tên gọi là paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphide. Những hoạt chất này có tác dụng tương tự như kháng sinh, kháng viêm tự nhiên. Chúng không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏi mầm bệnh mà còn có tác dụng mạnh mẽ chống lại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, lỵ hay giun kim.
Ngoài ra, trong lá mơ có chứa đa dạng các loại hợp chất protein với axit amin như arginine, lysin, threonine, cysteine… cùng các loại vi khoáng khác. Mùi đặc trưng của lá mơ được tạo bởi hoạt chất methyl mercaptan.
Để trả lời cho câu hỏi “Mang bầu ăn lá mơ được không?”, lá mơ rất tốt đối với bà bầu, đặc biệt trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ. Không chỉ cung cấp lượng chất xơ dồi dào, lá mơ còn chứa rất nhiều loại khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Lá mơ có những tác dụng sau đây:
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể của người phụ nữ bắt đầu thay đổi nhiều về sự điều hòa nội tiết. Cơ thể có thể kích thích tăng nồng độ nội tiết tố Progesterone khiến nhu động ruột giảm, hệ tiêu hóa hoạt động kém và thức ăn ít được hấp thu hơn. Điều này gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu thường xuyên ở bà bầu.
Hiện tượng này không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý của bà bầu. Ăn lá mơ sẽ giúp cung cấp vi khoáng chất, protein, vitamin C… giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu bớt khó chịu hơn.
Xem thêm : Bài viết về thời gian rảnh rỗi bằng tiếng Anh
Trong thời gian mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ có thể bị rối loạn do sự thay đổi nội tiết tố. Điều này sẽ khiến vi khuẩn đường ruột cơ hội dễ tấn công, phát triển và gây bệnh. Vi khuẩn sinh sôi và tiết độc tố sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Trong lá mơ có chứa hoạt chất paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphide ức chế vi khuẩn đường ruột gây bệnh. Không chỉ ức chế hoạt động của vi khuẩn, những hoạt chất này giống như chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ cơ thể mẹ khỏe mạnh.
Mẹ bầu có thể bị nhiễm giun trước hoặc trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, trong thuốc tẩy giun có chứa pyrantel pamoate và mebendazole có nguy cơ tổn hại tới thai nhi.
Đồng thời, trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều khiến họ hạn chế sử dụng một số loại thuốc. Chính vì vậy, là mơ chính là một thuốc kháng sinh tự nhiên, thuốc tẩy giun hữu hiệu.
Giai đoạn mang thai dễ làm mẹ bầu bị đau nhức xương khớp liên tục. Lá mơ có thể giải quyết tình trạng trên. Thông thường, lá mơ sẽ được chế biến thành nước uống thông qua cách vắt nước, dầm nhuyễn hoặc phơi khô ngâm rượu uống và xoa bóp trực tiếp.
Với rượu xoa bóp từ lá mơ, bạn có thể sử dụng thường xuyên, bôi vào vị trí đau xương khớp giúp giảm đau, bớt khó chịu. Rượu lá mơ còn được sử dụng để massage giúp mẹ bầu thư giãn cơ thể sau ngày dài vận động.
Mang thai có thể khiến sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ môi trường. Những căn bệnh bà bầu thường gặp như cảm cúm, sốt rét… Thêm lá mơ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp cơ thể mẹ được cung cấp dinh dưỡng đa dạng, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Xem thêm : Navigation
Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai nên phối hợp đa dạng các loại thực phẩm như tôm, cua, trứng… giúp cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho sự phát triển của bé.
Tuy lá mơ có nhiều công dụng đối với bà bầu, mẹ cũng không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn lá mơ từ 1 đến 2 lần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng lá mơ vắt nước và đắp ngoài da chữa các bệnh về xương khớp, nhiễm khuẩn da…
Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều lá mơ có thể gặp những tác dụng không mong muốn sau đây:
Chính vì những tác dụng phụ trên nên khi sử dụng lá mơ, mẹ bầu nên chú ý những điểm sau:
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Mang bầu ăn lá mơ được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Lá mơ không chỉ là món ăn kèm quen thuộc mà còn là thành phần của nhiều bài thuốc Đông Y. Lá mơ rất tốt với bà bầu, hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ và bé trong thai kỳ.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: mediplus.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/05/2024 03:49
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…