Categories: Tổng hợp

Mẹ bầu có được dùng dầu phật linh không?

Published by

Bà bầu cần thận trong khi sử dụng thuốc và các loại dầu để tránh tác động tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có được dùng dầu phật linh không? Hướng dẫn cách dùng dầu phật linh phù hợp nhất cho bà bầu.

Mẹ bầu có được dùng dầu phật linh không?

Trước khi tìm hiểu mẹ bầu có được dùng dầu phật linh không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dầu phật linh là gì và tác dụng mà dầu phật linh có thể mang lại.

Dầu phật linh là gì? Có tác dụng như thế nào?

Dầu phật linh là chất lỏng có chứa các loại tinh dầu bạc hà, long não, hương nhu, thông, tràm,… và một số loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Dầu phật linh thường được sử dụng khi bị sốt, ho đau đầu, căng thẳng, đau dây thần kinh, có vết bầm tím, phù nề, khi bị chuột rút, cơ thể nhức mỏi,… Không chỉ có thể dùng để bôi ngoài da, dầu phật linh cũng có thể dùng để hòa vào nước xông hoặc nước ngâm mình. Những người bị ho cũng có thể hòa dầu phật linh với nước ấm để uống trị ho rất hiệu quả.

Dầu phật linh rất dễ mua vì đây là thuốc không cần kê đơn. Giá thành của dầu phật linh thấp mà công dụng lại nhiều, rất được người Việt chúng ta ưa chuộng sử dụng.

Tinh chất bạc hà và long não trong dầu phật linh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ

Mẹ bầu có được dùng dầu phật linh không?

Long não và bạc hà có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai kỳ. Long não có thể kiến tử cung bị kích thích co bóp, đe dọa sảy thai, thai lưu và cũng có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh trong trường hợp mẹ bầu dùng quá nhiều. Bạc hà lại có thể khiến hệ hô hấp của bà bầu bị kích thích gây khó thở khi mang thai, sử dụng quá nhiều có thể khiến mẹ bầu không thể hít thở đủ lượng oxy cần thiết để cung cấp cho cơ thể và thai nhi. Vì thế mẹ bầu không được sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên và chỉ được dùng dầu phật linh khi có chỉ định của bác sĩ.

Nếu chỉ dùng 1 chút (1 – 2 giọt) dầu phật linh để bôi ngoài da, xoa lên lòng bàn chân, bàn tay thì không tạo ra ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không được uống dầu phật linh vì cách sử dụng này khiến mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai, sinh non rất cao. Bên cạnh dầu phật linh, mẹ bầu cũng cần hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, thuốc, siro, thức ăn có chứa bạc hà và long não. Khi cần sử dụng tinh dầu mẹ bầu có thể dùng dầu tràm hoặc các loại tinh dầu thiên nhiên không chứa bạc hà và long não khác để thay thế dầu phật linh.

Mẹ bầu chỉ dùng dầu phật linh khi có hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ

Cách giảm đau, mệt mỏi, trị cảm cúm cho bà bầu mà không cần sử dụng dầu phật linh

Mẹ bầu bị cảm cúm, mệt mỏi sẽ khiến khả năng đề kháng bị suy giảm. Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng dầu phật linh, cũng tuyệt đối không được sử dụng thuốc cảm cúm hoặc bất kỳ một loại thuốc nào khác để không tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển của thai nhi. Để giảm đau, mệt mỏi, trị cảm cúm hiệu quả nhất mẹ bầu cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Prenalen – sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Mẹ bầu nên tìm kiếm những sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần lành tính, chuyên biệt cho bà bầu, mẹ cho con bú để đảm bảo an toàn và lành tính khi sử dung. Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng trong thai kì, mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ các vi chất, đặc biệt là Sắt, Canxi, DHA, Axit Folic. Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu. Nhu cầu sắt cho bà bầu trong thai kỳ cao gấp 2 – 4 lần so với trước khi mang thai, cần kết hợp giữa thực phẩm và viên sắt để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sắt cần thiết. Mẹ bầu nên khám thai định kỳ và bổ sung các vi chất thai kì theo đúng hướng dẫn: uống sắt vào sáng hay tối, cách uống sắt, canxi, DHA đúng cách, … để đảm bảo bổ sung hiệu quả, hấp thu tốt nhất.

Để giảm đau, mệt mỏi, trị cảm cúm cho bà bầu mà không cần sử dụng dầu phật linh mẹ bầu cũng có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc – đúng giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp đủ năng lượng cho 1 ngày mới
  • Uống nhiều nước lọc để thải độc cơ thể
  • Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần bằng nước muối ấm
  • Tắm bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu hay tắm bằng nước quá nóng hay tắm bằng nước lạnh
  • Dùng thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
  • Uống nước ấm + chanh đào + mật ong hàng ngày

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu mẹ bầu có được dùng dầu phật linh không. Không chỉ dầu phật linh, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng tất cả các loại dầu gió, sản phẩm có chứa bạc hà và long não để có thể bảo vệ an toàn cho thai kỳ. Chú ý uống viên sắt hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để không bị thiếu máu thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch cho mẹ bầu.

This post was last modified on 18/01/2024 02:59

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago