Trong quá trình điều trị lao bằng thuốc, hầu hết người bệnh nào cũng thắc mắc uống thuốc lao bao lâu thì hết lây? Cần có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc điều trị lao? Để giải đáp những câu hỏi xoay quanh vấn đề dùng thuốc điều trị lao này, mời bạn đọc tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Trước khi trả lời cho câu hỏi uống thuốc lao bao lâu thì hết lây, bạn cũng nên tìm hiểu về các loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị lao.
Bạn đang xem: Uống thuốc lao bao lâu thì hết lây? Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị lao
Khi người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các loại thuốc nhằm kiểm soát các cơn ho và điều trị bệnh lao. Thuốc điều trị lao phổi sẽ được các bác sĩ kê đơn dựa trên tình trạng sức khỏe người bệnh, độ tuổi và thói quen sinh hoạt của mỗi người bệnh.
Để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao, các bác sĩ thường cho người bệnh sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao.
Các loại thuốc được dùng trong điều trị lao phổ biến hiện nay gồm có:
Xem thêm : Dịch biển số xe & ý nghĩa biển số xe theo phong thủy 2023
Thời gian dùng thuốc trị lao phổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như phác đồ được bác sĩ lựa chọn, thường kéo dài từ 6 – 9 tháng, thậm chí lâu hơn.
Trước khi trả lời cho câu hỏi uống thuốc lao bao lâu thì hết lây, bạn cũng cần nắm được bệnh lao lây nhiễm như thế nào, bệnh lao phổi có dễ lây không vào những đối tượng nào có nguy cơ lây bệnh cao?
Nguyên nhân gây bệnh lao chính là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lây truyền từ người này qua người khác qua không khí. Vi khuẩn lao có thể lây lan khi người bị bệnh lao phổi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Những người ở gần có nguy cơ cao hít phải vi khuẩn lao và bị nhiễm bệnh lý này. Những người bị lao tại các cơ quan khác như hạch, cột sống, thận thường không lây nhiễm.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm lao. Một số đối tượng sau có nguy cơ bị nhiễm lao cao hơn gồm:
Không phải ai bị mắc lao cũng có nguy có lây nhiễm bệnh cho người khác. Khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc và vị trí bị lao và giai đoạn bệnh của người mắc lao.
Những người bị lao phổi mới có khả năng lây nhiễm lao cho người khác. Những người này có thể truyền vi khuẩn lao cho những người mà họ thường xuyên tiếp xúc hàng ngày như: Các thành viên trong gia đình, người chăm sóc, bạn bè, đồng nghiệp hay bất kỳ ai mà người bệnh lao phổi tiếp xúc trực tiếp.
Xem thêm : Vết thương hở ở đầu gối và những điều cần biết
Những người mắc bệnh lao cần được nghỉ ngơi tại nhà hay làm việc tại nhà để tránh tiếp xúc và lây lan vi khuẩn cho người khác. Bên cạnh đó, người bị bệnh lao cần sử dụng kết hợp một số loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt cũng như ngăn ngừa khả năng lây nhiễm cho người khác.
Sau khi uống thuốc lao được vài tuần, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tới tái khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau khi làm đầy đủ xét nghiệm, các bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc điều trị lao đang dùng có hiệu quả hay không và sẽ thông báo cho người bệnh biết khi nào thì người bệnh không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác.
Vậy thì uống thuốc lao bao lâu thì hết lây? Sau khi người bệnh dùng thuốc theo đúng phác đồ của các bác sĩ chuyên khoa từ 2 – 3 tuần, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn và lúc này, người bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác nữa. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể quay trở lại sinh hoạt như bình thường, điều này không giống nhau trên từng trường hợp bệnh nhân.
Đến đây, chắc hẳn câu hỏi uống thuốc lao bao lâu thì hết lây của bạn đã được giải đáp phần nào. Trên thực tế, việc người bệnh khỏi bệnh nhanh hay chậm còn phụ thuộc một phần quan trọng vào việc dùng thuốc và chế độ chăm sóc, sinh hoạt. Bởi điều này tác động trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào câu hỏi uống thuốc lao bao lâu thì hết lây cũng như nắm được những điều cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Cần tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám đúng hẹn theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/04/2024 12:10
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024