Categories: Tổng hợp

Khi bị bọ cạp cắn phải làm sao? 4 Mẹo chữa bọ cạp cắn ngay tại nhà

Published by

Bọ cạp cắn có sao không? Bọ cạp cắn có nguy hiểm không? Bị bọ cạp cắn phải làm sao? Cách trị bọ cạp đốt như thế nào? Trẻ bị bọ cạp cắn phải làm gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

Bọ cạp thuộc lớp nhện, sống nhiều ở các vùng sa mạc, có ngòi độc ở đuôi

I – Bọ cạp là con gì?

Bọ cạp là loài chân đốt ăn thịt, có 8 chân và có ngòi độc ở đuôi. Ước tính hiện có khoảng 1500 loài bọ cạp, phân bố ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến là ở các vùng sa mạc.

Các loài bọ cạp khác nhau sẽ có nọc độc khác nhau. Các loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Centruroides exilicauda, Androctonus australis, Centruroides spp, Leiurus quinquestriatus và Tityus spp. Các loài bọ cạp nguy hiểm chết người tập trung chủ yếu ở châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Đông và Ấn Độ.

Các loài bọ cạp khác nhau sẽ có nọc độc khác nhau.

II – Nguyên nhân bị bò cạp cắn

Bọ cạp không chủ động tấn công con người mà chỉ tấn công khi cảm thấy bị đe dọa.

Bọ cạp hoạt động về đêm, chủ yếu vào mùa hè nên tỷ lệ bọ cạp chích gặp nhiều vào mùa nóng, vị trí bị cắn thường gặp là ở tứ chi.

Bọ cạp chỉ cắn người khi cảm thấy bị đe dọa.

III – Dấu hiệu bị bọ cạp chích là như thế nào?

Các triệu chứng và dấu hiệu nhẹ khi bị bọ cạp cắn:

– Tê và ngứa râm ran xung quanh vết cắn.

– Đau, có thể đau khá dữ dội.

– Sưng nhẹ ở xung quanh vết cắn.

Các triệu chứng và dấu hiệu bị bọ cạp cắn nghiêm trọng:

– Cơ co giật.

– Chảy nước dãi.

– Nôn mửa.

– Cử động đầu, cổ và mắt bất thường.

– Đổ mồ hôi.

– Loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

– Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.

– Trẻ em bị bọ cạp cắn thường bồn chồn, khó chịu và quấy khóc.

Dưới đây là một số hình ảnh người bị bọ cạp đốt:

Bọ cạp cắn gây sưng nhẹ ở xung quanh vết cắn

Trẻ em bị bọ cạp cắn thường bồn chồn, khó chịu và quấy khóc

IV – Bị bọ cạp cắn có sao không? Có nguy hiểm không?

Bị bọ cạp cắn có sao không? Bọ cạp cắn có nguy hiểm không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu khi không may bị bọ cạp cắn.

Khi bị bọ cạp cắn, vết thương sẽ có triệu chứng sưng và đau nhẹ, hiếm khi gây chết người. Chỉ có khoảng 30 trong số 1500 loài bò cạp có nọc độc có thể gây tử vong, sống chủ yếu là Trung Đông, châu Mỹ và châu Phi.

Đối tượng bị con bọ cạp cắn có nguy cơ gặp nguy hiểm cao nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Ước tính, mỗi năm có khoảng 2.000 người thiệt mạng, phải cấp cứu hoặc nhập viện vì bị bọ cạp tấn công.

Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có 2 loài bọ cạp chính là bọ cạp nâu và bọ cạp đen. Hai loài bọ cạp này có độ tín không cao, vết cắn chỉ gây nóng, sưng, đỏ và đau nhức trong khoảng 12 giờ nhưng không gây chết người.

Một số người chỉ cảm thấy hơi ngứa rát, nhưng một số người lại có thể bị chảy nước mũi, nước mắt, đổ mồ hôi, chóng mặt, cứng chân tay, buồn nôn. Nặng hơn, nạn nhân bị bọ cạp cắn có thể bị rối loạn nhịp tim hoặc co giật toàn thân.

Chỉ có khoảng 30 trong số 1500 loài bò cạp có nọc độc có thể gây tử vong

(→ Xem thêm: Bị nhện cắn có sao không? Dấu hiệu và cách xử lý khi bị con nhện cắn)

Do đó, khi bị bọ cạp đốt hoặc cắn phải tiến hành xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với trẻ nhỏ, người bị suy giảm hệ miễn dịch và người cao tuổi.

V – Bị bọ cạp cắn phải làm sao cho hết đau?

1. Mẹo chữa bọ cạp cắn bằng phương pháp dân gian

Một số cách chữa bọ cạp cắn bằng dân gian phổ biến có thể kể đến như:

– Lá húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh rồi đem giã nhuyễn. Sau đó trộn lẫn với dầu dừa rồi đắp lên vết cắn.

– Tỏi: Giã nhuyễn tỏi tươi rồi trộn với vôi ăn trầu đắp lên vùng da bị bọ cạp cắn.

– Lá bạc hà: Giã nát 1 nắm lá bạc hà rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bọ cạp đốt.

– Mướp đắng: Rửa sạch mướp đắng rồi giã nhuyễn, đắp lên vết bọ cạp cắn.

**Lưu ý: Các phương pháp dân gian mang tính chất tham khảo, tốt nhất là đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế khám gần nhất.

2. Cách trị bọ cạp cắn

Vậy bị bọ cạp cắn phải làm gì? Bị bọ cạp cắn phải làm sao? Bọ cạp cắn làm sao cho hết đau? Dưới đây là cách sơ cứu khi bị bọ cạp cắn và cách trị bọ cạp đốt:

– Làm sạch vết thương, sau đó sát trùng vết bọ cạp cắn bằng cồn 70° hoặc Povidine 10%.

– Chườm đá lạnh lên vết bọ cạp cắn trong 20 phút để làm giảm tình trạng nọc độc lây lan rộng ra cơ thể.

– Băng bó vết thương

– Sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Sử dụng thuốc chữa rắn cắn cho các vết cắn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol,và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như diphenhydramin, clorpheniramin, phenergan.

Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của vết thương bác sỹ sẽ chỉ định thuốc có chứa corticoid nếu cần thiết

– Đối với các trường hợp bị bọ cạp đốt nặng: Đảm bảo hô hấp, thở oxy hoặc mở máy khi cần; điều trị suy tim, phù phổi nếu có; điều trị nhịp tim nhanh, tăng huyết áp; điều trị co giật nếu có.

** Lưu ý: Không được ngâm trực tiếp vết cắn vào nước lành; không hút hoặc chích rạch ở khu vực bị bọ cạp cắn.

Tiến hành sơ cứu đúng cách ngay sau khi bị bọ cạp cắn

3. Cách làm giảm đau khi bị bò cạp chích bằng một số loại rau

– Cách giảm đau khi bọ cạp cắn bằng rau răm: Ngay khi bị bò cạp con cắn hay bị bọ cạp to cắn, bạn cũng có thể lấy khoảng 20 ngọn rau răm rửa sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước cốt uống, phần bã còn lại dùng để đắp vào vết bọ cạp đốt.

Trường hợp không biết bò cạp cắn phải làm sao cho mau khỏi, bạn có thể sử dụng mẹo dân gian chữa bọ cạp cắn bằng rau răm 1 lần/ngày.

Bị bọ cạp cắn nên làm gì? Hãy dùng rau răm.

– Cách xử lý khi bị bò cạp cắn bằng rau sam: Cách thực hiện mẹo chữa bọ cạp đốt với rau sau như sau: Rửa sạch 1 nắm rau sam rồi đem giã nát. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bọ cạp cắn rồi đắp rau sam đã giã nhuyễn lên. Với cách trị bọ cạp chích này, bạn cũng nên thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày.

( → Xem thêm cách xử lý khi bị bọ chét cắn TẠI ĐÂY)

4. Cách chữa bọ cạp chích bằng củ và hạt

– Cách giảm đau khi bị bọ cạp chích bằng hành tăm: Mẹo trị bọ cạp cắn bằng hành tăm thực hiện như sau: Giã nát 5 củ hành tăm cùng lá ớt rồi đắp lên vết bọ cạp cắn.

Khi thấy hết nhức thì tháo bỏ đi. Mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần. Tác dụng của hành tăm là giải độc thông kinh lạc, còn lá ớt thì giúp hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu. Nếu không biết bò cạp chích thì phải làm sao, bạn đừng bỏ qua cách trị bọ cạp cắn tại nhà này nhé.

Bị bọ cạp chích thì phải làm sao? Hãy đắp lá, dây, củ của cây chìa vôi.

– Cách chữa bò cạp cắn dân gian bằng củ gấu: Củ gấu đem rửa thật sạch sau đó giã nát. Vệ sinh da sạch sẽ rồi đắp lên vị trí bọ cạp cắn.

– Cách trị khi bị bò cạp cắn bằng hạt hoa mào gà: Tìm kiếm bọ cạp cắn cách điều trị tại nhà thế nào, bạn có thể lấy hạt của hoa mào gà giã nhuyễn hoăc nhai nhỏ. Chắt lấy nước cốt uống còn phần bã thì đắp lên vết bọ cạp cắn.

– Cách giảm đau khi bị bò cạp cắn bằng cây chìa vôi: Cách chữa bọ cạp đốt bằng cây chìa vôi rất đơn giản: Dùng lá, dây, củ của cây chìa vôi giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí bị bọ cạp cắn.

5. Cách giảm sưng ngứa khi bị bọ cạp cắn bằng kem rau má Yoosun

Kem rau má Yoosun có thành phần chính gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất chlorhexidine và D- panthenol có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng và mát da hiệu quả. Khi điều trị khỏi vết bọ cạp cắn thì thoa kem Yoosun rau má để ngừa thâm sẹo.

Kem Yoosun là sản phẩm của Công ty TNHH Đại Bắc – đơn vị có hơn 20 năm trong ngành dược mỹ phẩm với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành. Thành phần của kem không chứa corticoid, không chứa paraben, nên rất an toàn và lành tính với làn da nhạy cảm của trẻ.

Kem rau má Yoosun giúp giảm sưng giảm ngứa khi bị bọ cạp cắn

Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

!Lưu ý: Trường hợp phải đi gặp bác sĩ

Người bị bọ cạp chích cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

– Xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: Cơ co giật, chảy nước dãi, nôn mửa, tim đập nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp…

– Đối tượng bị bọ cạp cắn là trẻ em.

VI – Cách phòng tránh bọ cạp cắn

Thay vì tìm cách trị bọ cạp cắn và cách làm giảm đau khi bị bọ cạp chích, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bọ cạp cắn. Loài động vật này thường có xu hướng ẩn nấp và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu bạn đang sinh sống khu vực có bọ cạp, để tránh bị bọ cạp chích, cần chú ý một số điều sau:

– Di chuyển khúc gỗ, thùng rác, đá, gạch, các tấm biển hoặc bất kỳ nơi nào mà bọ cạp có thể trú ẩn cách xa nơi sinh sống.

– Cắt cỏ, tỉa cành cây, bụi cây để tránh tạo đường dẫn giúp bọ cạp đi vào mái nhà.

– Bịt kín các khe nứt và vết nứt trên cửa chính, cửa sổ vào nhà.

– Không nên dự trữ củi ở trong nhà.

– Nên mặc quần áo dài khi đi bộ hoặc cắm trại.

– Nên mang theo dụng cụ tiêm epinephrine khi đi du lịch nếu bạn bị dị ứng vết đốt do côn trùng.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn triệu chứng khi bị bọ cạp cắn, cách sơ cứu an toàn và điều trị khi không may bị bọ cạp đốt.

Tham khảo thêm:

  • Mò đỏ đốt có thể gây bệnh sốt mò: Hãy cẩn trọng!
  • Con tò vò đốt có sao không

This post was last modified on 02/03/2024 21:24

Published by

Bài đăng mới nhất

10 ngày đầu tháng 10 dương: 3 tuổi TÌNH – TIỀN đỏ chót, đặc biệt 1 tuổi giàu ú ụ

10 ngày đầu tháng 10 dương tính: 3 tuổi TÌNH - TIỀN có màu đỏ…

2 giờ ago

Đầu tháng 10/2024: Top 3 con giáp có thu hoạch nhân 3, làm gì cũng ra tiền, đạt được cả danh lẫn lợi

Đầu tháng 10 năm 2024: Top 3 con giáp có thu hoạch gấp ba, làm…

3 giờ ago

Tháng 9/2024 âm lịch: Ý trời đã định, 3 tuổi GIÀU PHƯỚC tiền nhiều như trúng số – 2 tuổi XUI ngập đầu

Tháng 9/2024: Ý trời đã định, trẻ 3 tuổi sẽ GIÀU và có nhiều tiền…

3 giờ ago

Tài lộc 12 con giáp tháng 10/2024: Ai thu tiền đầy túi, ai thắt chặt chi tiêu?

Vận may của 12 con giáp tháng 10/2024: Ai nhét đầy tiền vào túi, ai…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

5 giờ ago

Tử vi thứ 2 ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu hạnh phúc, Dậu có lộc

Tử vi thứ Hai ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu vui vẻ, Gà phát…

15 giờ ago