Categories: Tổng hợp

Bị ho có cần ăn kiêng ăn tôm, cua, cá hay không?

Published by

Chị Minh Anh (khu tập thể Trung Tự, Hà Nội) chia sẻ, những ngày qua, hết con bé đến con lớn nhà chị bị ho do thay đổi thời tiết. Vốn tính cẩn thận nên chị Minh Anh kiêng tuyệt đối những thực phẩm có đồ tanh như tôm, cua, cá… được cho là làm các bé ho nhiều hơn, ho dai dẳng lâu khỏi.

“Những hôm đầu, tôi còn dặn dò các cô giáo ở trường không cho con ăn những thức ăn này nhưng sau rồi sợ các cô bận và quên, nên tôi chủ động dậy sớm nấu đầu ăn rồi gửi đến trường cho các con”, chị Minh Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, việc làm của chị Minh Anh vấp phải sự phản đối ghê gớm của ông xã. “Ông ấy cứ cằn nhằn tôi suốt thôi, kêu là bị ho mà miêng tôm, cua, cá là không có cơ sở khoa học”, chị Minh Anh kể.

Những ngày qua, thời tiết chuyển hè sang thu ở miền Bắc là điều kiện cho rất nhiều bệnh lý tai mũi họng sinh sôi nảy nở. Trong đó, ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như viêm họng, viêm mũi họng, viêm amidan, cảm cúm…

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, ho là phản ứng tốt của cơ thể để đẩy các vật lạ ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, ảnh hưởng đến sức khỏe.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An tư vấn cho bệnh nhân

Tình trạng ho nếu kéo dài trên 5 ngày thì cần đi khám. Trong những trường hợp tình trạng ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Theo truyền miệng của mọi người, nhiều loại thực phẩm được cho là nên kiêng khi bị họ như tôm, cua, thịt gà, rau cần… Vậy thực hư điều này là sao?

PGS Hoài An cho biết, thực chất ăn tôm gây ho là đúng bởi phần vỏ và càng của của tôm. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Vì vậy, người bị ho không nên ăn tôm có vỏ, còn phần thịt tôm khi ăn vào thì không gây ho nhiều như mọi người vẫn nghĩ.

Tương tự như tôm, cua cũng vậy, nếu ăn thịt cua sẽ không ảnh hưởng đến bệnh ho. Còn nếu cua xay, lọc không kỹ, khi ăn vào thì dễ mắc ở cổ họng và gây ho. Việc kiêng cá, hải sản và những thực phẩm khác… lúc bị ho chỉ là quan niệm dân gian còn chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng cá, hải sản cần kiêng ăn khi bị ho.

Tuy nhiên, PGS Hoài An khuyến cáo, khi bị ho, cũng cần kiêng đồ cay nóng, đồ lạnh và các loại đồ ăn kích thích niêm mạc… có thể gây ho.

Thục Anh

This post was last modified on 07/01/2024 04:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

8 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

27 phút ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

5 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

6 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

6 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

7 giờ ago