Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM), những vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã và đang diễn ra rất phổ biến, bủa vây người dân. Nhiều nạn nhân, trong đó có không ít là người trẻ, bị lừa số tiền từ vài trăm ngàn đồng cho đến tiền tỉ. Hình thức chủ yếu là kẻ lừa yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng như: mật khẩu, mã OTP…
Trong trường hợp đã lỡ chuyển tiền, luật sư Bình khuyên hãy lưu lại số tài khoản của kẻ lừa đảo. Sau đó gọi ngay đến số điện thoại chăm sóc khách hàng của ngân hàng mà kẻ lừa đảo sử dụng để báo cáo về việc tài khoản này có dấu hiệu lừa đảo. Việc này sẽ giúp công an có thời gian giải quyết vụ việc sau đó.
Bạn đang xem: Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần phải làm gì, có lấy lại tiền được không?
Trong trường hợp đã lỡ cung cấp mã OTP đăng nhập cho kẻ lừa đảo, nên đăng xuất khỏi tài khoản, đăng nhập lại và cố tình nhập sai mật khẩu để khóa thẻ của chính mình. Sau đó, hãy báo công an càng sớm càng tốt (thời điểm tốt nhất là trong vòng 30 phút kể từ thời điểm nạn nhân phát hiện mình bị lừa). “Bằng cách câu giờ thông qua việc cản trở kẻ lừa đảo, công an có thể thực hiện các biện pháp thích hợp và đến ngân hàng để phong tỏa tài khoản của kẻ lừa đảo trong thời gian dài và tìm cách trả lại tiền cho nạn nhân”, luật sư Bình nói.
Nhiều ý kiến thắc mắc, sau khi trình báo ngân hàng và cơ quan công an, thì bao lâu nạn nhân mới được thông báo kết quả? Cũng như nếu muốn biết kết quả thì công an và ngân hàng sẽ thông báo cho nạn nhân, hay họ phải liên hệ tìm hiểu?
Xem thêm : Cùng là vàng miếng, cùng đúc như vậy, tại sao vàng SJC cao gấp nhiều lần
Luật sư Bình cho biết sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, ngân hàng tạm thời phong tỏa tài khoản và tiến hành xác minh, thường sẽ có thông báo ngay bằng tin nhắn hoặc cuộc gọi của tổng đài từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời để kéo dài thời gian, khiến kẻ lừa đảo chưa thể chiếm đoạt được số tiền. Muốn giải quyết triệt để vấn đề và đòi lại được tiền, người bị hại cần phải tố giác ngay với cơ quan công an về hành vi lừa đảo.
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 147, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: khởi tố vụ án hình sự; không khởi tố vụ án hình sự; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.
Đồng thời, theo Điều 17, Thông tư số 28/2020/TT-BCA về thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan điều tra phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, tin báo về tội phạm.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (trừ trường hợp ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm), cơ quan điều tra phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, tin báo về tội phạm biết.
Và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm, cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi quyết định tạm đình chỉ trên cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, tin báo về tội phạm.
Một vị phụ trách khối khách hàng cá nhân tại một ngân hàng thương mại cổ phần ở Q.12, TP.HCM, cho biết khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản (cụ thể là tiền), thì để bảo vệ quyền lợi, nạn nhân cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng báo cáo sự việc, cung cấp những thông tin liên quan. Đồng thời thu thập, lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan chức năng.
“Trong những vụ việc có dấu hiệu tội phạm, ngân hàng sẽ tích cực hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ thực hư sự việc, nhằm hỗ trợ tối đa quyền lợi của khách hàng”, vị này thông tin.
Với câu hỏi khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có lấy lại tiền được không? Vị này cho biết vấn đề này dựa vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Thực tế đã có những vụ kẻ lừa đảo bị bắt và nạn nhân được trả lại tiền sau đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nạn nhân phải đợi rất lâu nhưng không có kết quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024