Categories: Tổng hợp

Dấu hiệu bị rết cắn là gì? Con rết cắn có sao không? Xử lý khi bị rết cắn

Published by

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về dấu hiêu bị rết cắn là gì? Bị rết cắn có nguy hiểm không? Rết cắn nên uống thuốc gì? Hãy xem cách sơ cứu khi bị rết cắn và cách điều trị vết rết cắn hiệu quả mà kem rau má chia sẻ dưới đây

Con rết

I – Con rết là con gì? Hình ảnh

Rết là động vật chân đốt có nọc độc săn mồi, ăn thịt hầu hết các động vật không xương sống khác. Một số loài rết còn có thể tấn công và giết chết các loài động vật có vú nhỏ, động vật lưỡng cư, dơi và rắn.

Cơ thể rết phân đoạn gồm 15 đến gần 200 đoạn với một đôi chân trên mỗi đoạn. Răng nanh của rết là một cặp có chứa các tuyến nọc độc. Rết ưa khí hậu ấm áp và thích hoạt động về đêm. Do đó, bệnh nhân thường bị rết cắn vào các đêm mùa hè.

Hình ảnh con rết.

Theo thống kê, có khoảng 3500 loài rết nhưng chỉ có 15 loài chứa nọc độc gây các biểu hiện lâm sàng và nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

II – Nguyên nhân bị rết cắn

Con rết không tự cắn người nếu chúng không cảm thấy bị đe dọa hoặc bị tấn công.

Rết thường tấn công người khi chúng đang nghỉ ngơi và bạn vô tình chạm phải nó. Ngay lập tức, con rết sẽ sử dụng kìm và chân hàm để cắn rồi tiêm nọc độc vào người gây đau đớn.

Rết chỉ cắn người khi cảm thấy bị đe dọa hoặc bị tấn công.

III – Dấu hiệu bị rết cắn

Các dấu hiệu bị rết cắn phổ biến gồm:

– Dị ứng da.

– Da sưng đỏ, có bọng nước, thậm chí là hoại tử nhẹ ở vết cắn.

– Đau dữ dội ở vùng da bị rết cắn.

– Ngứa, phù nổi hạch, dị cảm.

– Có thể chảy máu nhẹ.

– Cơ thể mệt mỏi.

– Đau nhức toàn thân.

– Ho, đau họng.

– Thở nhanh.

– Đau bụng.

– Buồn nôn.

– Tiêu chảy.

Thông thường, các triệu chứng của vết rết cắn sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 1-2 ngày. Các triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài khoảng 4-5 giờ sau khi bị con rết cắn.

Dưới đây là một số hình dấu rết cắn:

Vết rết cắn ở tay

Vết rết cắn ở chân

( → Xem thêm hình ảnh bị nhện cắn TẠI ĐÂY )

IV – Bị rết cắn có sao không? Có nguy hiểm không?

Vậy người bị rết đốt có sao không? Tùy thuộc vào kích thước của con rết và số lần bị rết cắn mà mức độ ngộ độc và nguy hiểm sẽ khác nhau. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

1. Rết nhỏ cắn có sao không?

Đối với rết có kích thước nhỏ khi cắn thường chỉ gây dị ứng da, sau đó có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

2. Rết lớn cắn có sao không?

→ Theo các bác sĩ, nếu người bị rết đốt có biểu hiện như:

Vết cắn sưng đỏ, đau nhức dữ dội, phù, nổi hạch, ngứa; mệt mỏi, buồn nôn, sốt, đau nhức toàn thân, tê liệt cơ thể, mất cảm giác, đau họng và thở gấp mà không được đưa đến bệnh viện ngay, chất độc sẽ nhanh chóng đi vào cơ thể gây co giật, thậm chí là hôn mê sâu.

Rết cắn có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Tuy nhiên, nọc độc của rết chỉ có thể làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, không đủ mạnh để gây chết người.

Hơn nữa, phần lớn các vết thương do rết cắn là lành tính, thường tự khỏi và hiếm khi để lại di chứng. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi đã được các bác sĩ chăm sóc và điều trị.

V – Bị rết cắn uống thuốc gì?

Bị rết cắn uống thuốc gì? Bị rết cắn điều trị thế nào? Việc điều trị ngộ độc do rết cắn chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, tiêm phòng uốn ván và chăm sóc vết hoại tử hoặc nhiễm trùng trên da.

Nếu còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, nôn thì nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi. Vì rất có thể bạn đã gặp phải một số biến chứng về nhiễm trùng, tim mạch hoặc xuất huyết.

(→ Xem thêm: Cách xử lý kiến ba khoang đốt)

VI – Bị rết cắn phải làm sao? Bị rết cắn cách chữa khỏi đau

1. Mẹo chữa rết cắn trong dân gian

Rết cắn thì phải làm sao? Khi bị con rết cắn, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu bị rết nhỏ cắn và không chứa chất độc, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa rết cắn trong dân gian dưới đây:

– Bị rết cắn làm gì nhanh khỏi? Thoa một ít dầu gió vào vết rết cắn, sau vài tiếng vết thương sẽ khỏi.

– Bị rết cắn nên làm gì? Người theo kinh nghiệm của người Dao, bị rết cắn cách chữa khỏi đau là dùng nước dãi của gốc hoặc của gà bôi vào vết thương. Sau khi bôi từ 2-3 lần cơn đau do rết cắn sẽ được xoa dịu.

– Xử trí khi bị rết cắn thế nào? Nếu bạn không biết bị rết cắn bôi gì tốt thì hãy giã nát vài nhánh tỏi rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị rết cắn. Cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

– Bị rết cắn phải làm gì? Giã nát hạt cây hoa mào gà rồi hòa với nước lọc. Chắt lấy nước cốt để uống, còn phần bã để đắp vào vết rết đốt. Nếu không may bị bị rết cắn sưng và ngứa thì bạn đừng quên sử dụng hoa mào gà nhé.

– Cho mướp đắng và giấm ăn vào xay nhuyễn. Vệ sinh vết rết cắn sạch sẽ rồi đắp lên.

– Bị rết cắn cần làm gì? Lá ớt đem giã nhỏ rồi đắp vào chỗ rết cắn. Mỗi ngày đắp 1 lần cho tới khi khỏi hẳn. Nến bạn đang không biết bị rết cắn thì làm thế nào thì đừng bỏ qua mẹo dân gian chữa rết cắn bằng lá ớt nhé.

Lá ớt trị rết cắn hiệu quả

**Lưu ý: Nếu áp dụng cách mẹo chữa rết cắn dân gian trong 2-3 ngày mà thấy vết rết cắn không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời vì rất có thể bạn đã bị nhiễm độc rết.

2. Bị rết cắn làm gì ngay lập tức?

Khi bị rết cắn nên làm gì? Bị rết cắn cần làm gì? Rết cắn làm gì ngay? Bị rết cắn vào chân phải làm sao? Bị rết cắn thì làm sao? là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi không may bị rết cắn.

Khi bị rết cắn phải làm gì? Theo các bác sĩ, nếu rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ và không có chất độc bơm vào cơ thể, bạn chỉ cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sau đó bôi ít dầu gió là vết thương sẽ khỏi.

Rết cắn nên làm gì? Nếu trường hợp bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc. Khi bị rết cắn, đầu tiên cần phải lấy vải hoặc dây để buộc được để buộc vào phía trên vết cắn nhằm hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

3. Cách trị khi bị rết cắn khi mang thai

Các mẹ bị rết cắn khi mang thai tuyệt đối không được chủ quan. Nếu bị rết nhỏ cắn, các mẹ có thể áp dụng cách xử lý như chúng tôi chia sẻ ở trên.

Nhưng nếu bị rết to cắn, các mẹ nên đến ngay có sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

4. Rết cắn bôi gì? Xử lý khi bị rết cắn

Bị rết cắn thì bôi gì tốt? Con rết cắn bôi thuốc gì?? Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị rết cắn ngứa nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm thuốc bôi trị dấu rắn cắn khi có sự chỉ định của bác sĩ.

5. Cách chữa rết cắn của người Dao

Để xử lý vết cắn của rết, người Dao thường sử dụng 1 trong 2 cách sau:

– Dùng nước dãi gà: Nước dãi gà có thể vô hiệu hóa được nọc độc của rết. Chính vì vậy, khi bị rết cắn người Dao thường sử dụng nước dãi gà thoa lên vị trí bị cắn.

– Sử dụng chất nhờn của con ốc: Tương tự, phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của con rết nên có thể sử dụng để thoa lên vết rết cắn.

Người Dao thường dùng nước dãi gà để chữa vết rết cắn.

!Lưu ý: Trường hợp phải đi gặp bác sĩ

Các dấu hiệu bị rết cắn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời:

– Nhiễm trùng cục bộ, hoại tử.

– Sưng hạch bạch huyết.

– Mày đay, ngứa, phù mạch.

– Khó thở, tức ngực, thở rít, khàn tiếng.

– Đau bụng quặn, nôn.

– Tím tái, rối loạn nhịp

– Da nhợt, lạnh, ẩm, huyết áp hạ.

– Hôn mê.

– Cảm giác mất ý thức.

VII – Cách phòng tránh  bị rết cắn

Một số cách phòng tránh bị rết cắn hữu hiệu bạn có thể tham khảo và áp dụng gồm:

– Giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm thấp.

– Dọn hết các vật dụng ở trong nhà như chổi, thảm, đồ gỗ cũ, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao để tránh rết có nơi làm tổ.

Nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và thoáng mát để tránh rết làm tổ.

– Tổng vệ sinh dọn dẹp quan nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.

– Đeo bao tay, chân khi đi vào các khu vực có nhiều rết.

– Không để trẻ em chơi ở nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ vì rết dễ làm tổ.

– Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng định kỳ để loại bỏ rết và côn trùng gây hại ra khỏi nhà.

Hy vọng với những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xử lý khi bị rết cắn. Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết

Tham khảo thêm:

  • Khi bị bọ cạp cắn phải làm sao? 4 Mẹo chữa bọ cạp cắn ngay tại nhà
  • Bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì? Nguyên nhân và cách xử lý vết muỗi cắn.

This post was last modified on 09/02/2024 21:47

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

2 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

19 giờ ago