Categories: Tổng hợp

Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng thế nào?

Published by

1. Biển báo nguy hiểm là gì?

Biển báo nguy hiểm là gì? (Ảnh minh họa)

Các quy định pháp luật có liên quan chưa có định nghĩa cụ thể về biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là những biển hiệu được đặt trên đường giao thông để thể hiện các thông tin đến người tham gia giao thông.

Theo quy định tại Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT được chia thành 05 nhóm cơ bản:

  • Biển báo cấm;

  • Biển hiệu lệnh;

  • Biển báo nguy hiểm và cảnh báo;

  • Biển chỉ dẫn;

  • Biển phụ, biển viết bằng chữ.

Như vậy, biển báo nguy hiểm thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Biển báo nguy hiểm là một trong số những loại biển báo giao thông hiện nay.

Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT cũng có quy định cụ thể nhóm biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo thông báo cho người tham gia giao thông nhìn thấy và biết trước được các nguy hiểm trên đường để người tham gia có chủ động phòng tránh kịp thời.

Khi gặp biển báo nguy hiểm, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ của phương tiện đến mức cần thiết, chú ý quan sát xung quanh và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để xử lý những tình huống có thể xảy ra để tách xảy ra tai nạn.

Một số ví dụ về biển báo nguy hiểm:

  • Biển báo 210 – Giao nhau với đường sắt có rào chắn;

  • Biển báo W.227 – Công trường;…

Có thể thấy, biển báo nguy hiểm là một trong những dạng của biển báo giao thông bởi theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 23/2008/QH12, biển báo giao thông bao gồm:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

  • Tín hiệu của đèn giao thông;

  • Biển báo hiệu;

  • Vạch kẻ đường

  • Cọc, rào chắn hoặc tường bảo vệ.

Nếu ở cùng một khu vực giao thông mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông thực hiện hiệu lệnh theo thứ tự sau:

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

  • Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

  • Biển báo hiệu;

  • Vạch kẻ đường, các dấu hiệu khác.

2. Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng hình tam giác đều, viền biển báo có màu đỏ, nền biển báo màu vàng, trên biển báo có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Cụ thể:

  • Biển báo nguy hiểm chủ yếu sẽ có dạng hình tam giác đều, ba đỉnh của tam giác lượn tròn và có một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên tên (Ngoại trừ biển báo nguy hiểm số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới);

  • Kích thước của các hình vẽ cũng như màu sắc quy định trên biển báo nguy hiểm quy định tại Điều 16 và Điều 17 và Phụ lục C của Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.

Về vị trí:

  • Biển báo nguy hiểm đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn và có đủ thời gian để chuẩn bị, thay đổi tốc độ, thay đổi hướng nhưng không cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông;

  • Biển báo nguy hiểm đặt thẳng đứng, mặt biển đối diện chiều đi, biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên đường xe chạy;

  • Trường hợp biển báo nguy hiểm đặt trên cột thì khoảng cách mép ngoài của biển cách mép phần đường xe chạy ít nhất là 0,5m và tối đa là 1,7 m.

  • Biển báo nguy hiểm thường được đặt trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa các nút giao, các phương tiện qua nút giao phải đi vòng xuyến theo chiều mũi tên;

  • Biển báo nguy hiểm thường được đặt trước những nơi giao nhau có đèn tín hiệu. Nếu người tham gia giao thông khó quan sát thấy tín hiệu đèn giao thông để kịp thời xử lý, đặt biển báo nguy hiểm số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”.

3. Không tuân thủ biển báo nguy hiểm bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Chương 3 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, hiệu lực của biển báo nguy hiểm có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.

Đồng thời, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), hành vi không tuân thủ biển báo nguy hiểm của người tham gia giao thông bị xử lý như sau:

  • Đối với ô tô: Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe thời gian từ 02 – 04 tháng nếu người điều khiển xe gây ra tai nạn giao thông;

  • Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.

Có thể thấy mức phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo giao thông nói chung và không tuân thủ biển báo nguy hiểm nói riêng là không hề nhẹ.

Khi tham gia lưu thông trên đường, chủ phương tiện giao thông cần nghiêm túc chấp hành các quy định bắt buộc khi tham gia lưu thông, đặc biệt là nắm rõ thông tin về Luật giao thông đường bộ, di chuyển theo sự hướng dẫn của điều khiển giao thông để không bị xử phạt.

Trên đây là nội dung giải đáp Biển báo nguy hiểm chủ yếu có dạng thế nào?

This post was last modified on 12/04/2024 21:07

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago