Bài viết tham khảo thêm:
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số được và có thể dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện ở trong mạch.
Bạn đang xem: Biến trở – Điện trở dùng trong kĩ thuật chi tiết Vật Lý 9
– Cấu tạo gồm hai bộ phận chính:
– Kí hiệu:
– Hoạt động: Khi di chuyển tay quay hoặc con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn dây đang có dòng điện chạy qua. Vậy nên sẽ làm thay đổi điện trở của biến trở.
Có nhiều cách để phân loại biến trở:
– Theo chất liệu cấu tạo:
– Theo bộ phận điều chỉnh:
a) Cấu tạo
Các điện trở được chế tạo bằng một lớp kim loại hay than loại mỏng phủ bên ngoài một lõi cách điện (thường làm bằng sứ).
b) Nhận dạng cách ghi trị số của điện trở
Cách để tính toán giá trị điện trở:
– Điện trở 4 vạch màu:
– Điện trở 5 vạch màu:
Ví dụ:
– Điện trở tại vị trí bên trái có giá trị sẽ được tính như sau: R = 45 × 102Ω = 4,5 KΩ bởi vì màu vàng tương ứng với 4, màu xanh lục tương ứng với 5, và màu đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối sẽ cho biết sai số của điện trở có thể ở trong phạm vi là 5% ứng với màu kim loại vàng.
– Điện trở tại vị trí giữa có giá trị sẽ được tính như sau: R = 380 × 103 Ω = 380 KΩ bởi vì màu cam tương ứng với 3, màu xám tương ứng với 8, màu đen tương ứng với 0, và màu cam tương ứng với giá trị số mũ bằng 3. Vòng màu cuối cho biết giá trị sai số phạm vi là 2% tương ứng với màu đỏ.
– Điện trở tại vị trí bên phải có giá trị sẽ được tính như sau: R = 527 × 104 Ω = 5270 KΩ bởi vì màu xanh lục tương ứng với 5, màu đỏ tương ứng với 2, và màu tím tương ứng với 7, màu vàng tương ứng với số mũ 4, và màu nâu tương ứng với sai số là 1%. Vòng màu cuối cho biết sự thay đổi giá trị theo nhiệt độ là 10 PPM/°của điện trở.
Bộ phận chính của các biến trở tại các hình 10.1 a,b bao gồm con chạy (hoặc tay quay) C và một cuộn dây dẫn bằng chất liệu hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hoặc nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lõi làm bằng sứ. Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp với mạch điện thì lúc dịch chuyển con chạy C, biến trở có tác dụng làm thay đổi điện trở hay không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Ở trường hợp trên, đầu ra của con chạy C sẽ không còn được kết nối với nguồn điện nên khi dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn sẽ chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở. Lúc đó con chạy sẽ không có tác dụng thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua, vậy nên biến trở sẽ không có tác dụng làm thay đổi điện trở tham gia vào mạch điện nữa.
Xem thêm : Thời gian giao hàng Shopee đến mấy giờ? Chủ nhật có làm việc?
Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, chẳng hạn như với hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.1 a, b. Khi đó nếu dịch chuyển tay quay hoặc con chạy C thì điện trở của mạch điện có thay đổi hay không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Ở trường hợp trên, nếu dịch chuyển tay quay hoặc con chạy C thì chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua sẽ bị thay đổi và điện trở của biến trở cũng sẽ thay đổi theo. Vậy nên điện trở của mạch điện cũng sẽ thay đổi.
Trên hình 10.2 trong SGK vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả lại hoạt động của biến trở có kí hiệu theo sơ đồ a, b, c.
Gợi ý đáp án
Khi dịch chuyển con chạy, chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua sẽ bị thay đổi. Qua đó cũng làm thay đổi điện trở của biến trở.
Cụ thể: Nếu đầu con chạy dịch chuyển sang phía bên trái thì chiều dài phần điện trở tham gia vào mạch điện sẽ bị giảm dẫn tới điện trở của biến trở lúc này cũng giảm theo. Nếu dịch con chạy sang phía bên phải thì điện trở của phần biến trở tham gia mạch điện cũng sẽ tăng.
Vẽ sơ đồ mạch điện như hình 10.3 trong SGK.
Gợi ý đáp án
Các em học sinh sẽ vẽ sơ đồ của mạch điện tương tự như hình 10.1.
Tìm hiểu về trị số điện trở lớn nhất của biến trở được dùng và cường độ lớn nhất của dòng điện được cho phép chạy qua biến trở đó.
Gợi ý đáp án
– Để con chạy C tại điểm N thì biến trở sẽ có giá trị điện trở lớn nhất, bởi vì khi đó dòng điện sẽ chạy qua tất cả cuộn dây của biến trở.
– Để đèn sáng mạnh nhất thì cần phải dịch con trở của biến trở tới vị trí sao cho điện trở của biến trở là nhỏ nhất ( Bởi vì biến trở được mắc nối tiếp với đèn trong mạch), đó chính là điểm M.
– Khi con chạy đặt tại điểm M thì hầu như dòng điện không chạy qua cuộn dây của biến trở. Điện trở của biến trở khi ấy sẽ là nhỏ nhất.
Trong kĩ thuật, chẳng hạn như trong các mạch điện của tivi, radio,… người ta cần sử dụng các điện trở kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể là tới vài trăm megavon (1MΩ = 10^6Ω). Các điện trở này được làm bằng một lớp kim loại mỏng hay lớp than phủ ngoài một lõi cách điện (thường làm bằng sứ). Hãy giải thích vì sao lớp kim loại mỏng hay lớp than đó lại có điện trở lớn.
Gợi ý đáp án
Các điện trở này được làm bằng một lớp kim loại mỏng hay lớp than phủ ngoài một lõi cách điện (thường làm bằng sứ), nên khi áp điện vào cả hai đầu thì sẽ tiết diện S của điện trở tham gia vào mạch rất nhỏ (không được nhầm với tiết diện của lõi sứ)
Mặt khác R = ρ . 1/S nên khi S rất nhỏ → R rất lớn, có thể lên tới cỡ MΩ
Hãy nhận dạng hai cách ghi trị số các điện trở kĩ thuật nêu dưới đây.
Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở ở hình 10.4a SGK
Xem thêm : Từ 1/1/2023: Có căn cước công dân, không cần thêm giấy tờ khác
Cách 2: Trị số được thể hiện qua các vòng màu sơn điện trở ở hình 10.4b và hình 2 ở bài 3 SGK.
Gợi ý đáp án
Cách 1: Các điện trở có kích thước lớn thường sẽ được ghi trị số trực tiếp lên trên thân. Ví dụ như các điện trở công suất, điện trở sứ,….
Cách 2: Các điện trở có kích thước nhỏ sẽ được ghi trị số bằng các vạch màu tuân theo một quy ước chung của cả thế giới (xem tại bảng 1 Trang 31 SGK).
Cách đọc: Điện trở thường sẽ được ký hiệu bằng 4 vòng màu, nếu điện trở chính xác thì được ký hiệu bằng 5 vòng màu
– Cách đọc trị số điện trở có 4 vòng màu:
– Cách đọc trị số điện trở có 5 vòng màu (điện trở chính xác):
Đọc trị số của các điện trở kĩ thuật cùng loại với nhau như hình 10.4a có ở bộ dụng cụ thí nghiệm
Gợi ý đáp án
Ví dụ: Đọc trị số điện trở như ở hình vẽ sau:
R = 45 × 10² Ω = 4,5 KΩ
Bởi vì màu vàng tương ứng với vòng 4, màu xanh lục tương ứng với vòng 5, và màu đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối cùng cho biết sai số của điện trở có thể ở trong phạm vi 5% tương ứng với màu kim loại vàng.
Điện trở lớn nhất của một biến trở con chạy là 20Ω. Dây điện trở của biến trở là dây bằng hợp kim nicrom có tiết diện là 0,5mm² và được quấn đều chung quanh một lõi sứ bằng tròn đường kính là 2cm. Hãy tính số vòng dây của biến trở này.
Gợi ý đáp án
Ta có:
Tiết diện của dây dẫn: S = 0,5 mm² = 0,5.10^-6 m²
Tra bảng 1 trang 26 SGK, ta tìm được điện trở suất của dây nicrom: ρ = 1,10.10^-6 Ω.m
Chiều dài của dây hợp kim là: l = R.S/ρ = 20.0,5.10^-6/(1,1.10^-6) = 9,09m
Vì dây được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính d = 2cm = 0,02m. Vậy nên một vòng quấn quanh sẽ chiếm một chiều dài bằng chu vi của lõi: C = π.d (lấy π = 3,14)
Số vòng dây của biến trở là: N = l/(πd) = 9,09 . (π0,02) = 145
Vậy là các em học sinh và quý thầy cô, phụ huynh đã tham khảo xong bài giới tài liệu về chuyên đề Biến trở – Điện trở dùng trong kĩ thuật do HOCMAI sưu tầm và biên soạn. Hy vọng bài viết sẽ mang tới những kiến thức bổ ích và giúp các em học tốt môn Vật Lý 9.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/02/2024 05:45
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024