Categories: Tổng hợp

Quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng

Published by

Từ xa xưa, vấn đề trọng nam khinh nữ luôn là một trong những vấn đề rất khó khăn để thay đổi, gần như đi vào tiềm thức của con người. Người phụ nữ phải đáp ứng được đủ tam tòng, tứ đức và luôn bị coi là yếu thế, đứng sau người đàn ông và chịu sự chi phối của người chồng. Tuy khi xã hội ngày càng thay đỏi vị thế của người phụ nữ đã được đề cao hơn, vấn đề bình đẳng giới ngày càng được xem trọng. Hiện nay trong gia đình, vợ và chồng đều bình đẳng với nhau và có vai trò, vị trí ngang nhau. Điều này cũng đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật cũng như có các chế tài bảo vệ cho sự bình đẳng này. Vậy quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện như thế nào? Vợ chồng bình đẳng với nhau ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin mời bạn đọc tham khảo bài viết “Quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng” của Luật sư Huế chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bình đẳng giới 2006
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Vợ chồng bình đẳng là gì?

Vợ chồng bình đẳng cũng tương tự như việc bình đẳng giữa các giới nhưng được thu hẹp lại trong quan hệ giữa hai người là vợ chồng của nhau.

Trước khi tìm hiểu về khái niệm vợ chồng bình đẳng ta cần đi tìm hiểu xem “bình đẳng giới” được hiểu như thế nào.

Theo Khoản 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006 có quy định về khái niệm “bình đẳng giới” như sau:

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”

Từ đó có thể hiểu vợ chồng bình đẳng chính là vợ chồng có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình

Ngày nay, nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình nói riêng và bình đẳng về giới nói chung ngày càng được quan tâm và khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Việc vợ và chồng tôn trọng quyền của nhau không chỉ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quan hệ xã hội mà còn là nền tảng cơ bản xây dựng nên gia đình.

Bình đẳng giới vừa là vấn đề cơ bản của quyền con người, vừa là yêu cầu về sự phát triển xã hội một cách công bằng, hiệu quả và bền vững đặc biệt là trong đời sống gia đình thì sự bình đẳng giới càng quan trọng. Bình đẳng giới chính là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới. Bình đẳng giới là mối quan hệ không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử và được thụ hưởng ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Điều 18 (Luật Bình đẳng giới 2006) quy định như sau:

Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhautrong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việcbàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.”

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và Gia đình 2014. Tại Điều 17 Luật này quy định:

Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”

Quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện như thế nào?

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng phải đảm bảo các nội dung đó là: Vợ chồng có vai trò, vị trí ngang nhau trong đời sống gia đình; vợ chồng được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của mình; vợ chồng được hưởng thụ ngang nhau các thành quả của sự phát triển.

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ về quyền nhân thân và quyền tài sản.

Trong quan hệ về nhân thân

Nam và nữ kết hôn dựa trên tình yêu, sự tin tưởng và ngang bằng nhau về địa vị pháp lý khi thực hiện các hành vi trong gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ như vợ chồng yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình (Điều 19); tôn trọng danh dự, uy tín nhân phẩm của vợ chồng (Điều 21) hay vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 22)… Khi một trong hai ốm đau, bệnh tật thì người còn lại có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương, cùng nhau giữ gìn mái ấm. Trong các quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, quan hệ nhân thân giữ vai trò chủ đạo, quyết định nội dung quan hệ tài sản. Duy trì đời sống và cùng nhau xây dựng, vun vén cho kinh tế gia đình là nghĩa vụ chung của vợ và chồng. Cả hai người đều bình đẳng với nhau trong việc thực hiện những nghĩa vụ đó cũng như cùng nhau hưởng các quyền tài sản.

Bình đẳng trong quan hệ nhân thân cũng được thể hiện thông qua quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

Luật hôn nhân và gia đình cũng đã quy định rất cụ thể và chi tiết về nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái như sau: “

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4.Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Trong quan hệ về quyền tài sản

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về tài sản được thể hiện trên những phương diện sau:

– Thứ nhất, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc xây dựng và tạo lập khối tài sản chung. Tất cả những tài sản do chồng hoặc vợ tạo ra hợp pháp trong thời kì hôn nhân được quy định là tài sản chung của vợ chồng trừ những tài sản mà luật có quy định là tài sản riêng của vợ chồng.

– Ngoài ra, bình đẳng trong tài sản được thể hiện như việc vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung. Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.

Quy định này ghi nhận việc tạo lập và sự đóng góp công sức của mỗi bên trong các hoạt động làm nên khối tài sản chung của vợ chồng. Quy định này vừa để cho vợ chồng đều có trách nhiệm chăm lo sản xuất, tạo thu nhập phát triển đời sống gia đình và đề cao mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng. Điều này cũng là nhằm tôn trọng công sức đóng góp của nhau trong quá trình xây dựng kinh tế gia đình.

– Thứ ba, vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau, có quyền được hưởng tài sản thừa kế khi một bên đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết.

– Thứ tư, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc phân chia tài sản chung. Luật hôn nhân và gia đình quy định 3 trường hợp phân chia tài sản chung: chia tài sản chung khi ly hôn; chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại, chia tài sản chung khi một bên đã chết.

Khuyến nghị

Luật sư Huế tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng” của Luật Sư Huế. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như dịch vụ Tranh chấp thừa kế đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

  • Dịch vụ tư vấn, soạn thảo Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất tại Huế
  • Dịch vụ nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại Huế trọn gói năm 2023
  • Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài của Luật sư Huế

Câu hỏi thường gặp

This post was last modified on 09/01/2024 09:05

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago