Categories: Tổng hợp

Gia nhập quân ngũ, cấp bậc khởi điểm của người mới tham gia nghĩa vụ quân sự là gì?

Published by

Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội

Cấp bậc quân hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân hiện nay được quy định tại Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự. Cụ thể:

Cấp bậc quân hàm của sĩ quan

Theo Điều 10, Điều 11 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, 12 bậc:

– Cấp Tướng có 4 bậc:

+ Đại tướng;

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân.

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

– Cấp Tá có 4 bậc:

+ Đại tá;

+ Thượng tá;

+ Trung tá;

+ Thiếu tá.

– Cấp Úy có 4 bậc:

+ Đại úy;

+ Thượng úy;

+ Trung úy;

+ Thiếu úy.

Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

– Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

– Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

– Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

– Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

– Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

– Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

– Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

– Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

– Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

– Trung đội trưởng.

Cấp bậc quân hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân hiện nay được quy định tại Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự. Ảnh minh họa: TL

Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp

Theo Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như sau:

– Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:

+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.

– Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:

+ Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

Theo Thông tư 170/2016/TT-BQP thì cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương như sau:

– Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.

– Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.

– Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.

– Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.

– Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.

– Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.

– Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.

Theo quy định, khi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân. Ảnh minh họa: TL

Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ

Theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ gồm:

– Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm:

+ Thượng sĩ;

+ Trung sĩ;

+ Hạ sĩ.

– Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm:

+ Binh nhất;

+ Binh nhì.

Cấp bậc đầu tiên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về thời điểm phong cấp bậc Binh nhì như sau:

“1. Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận.

2. Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân.

3. Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm”.

Theo quy định trên, khi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân.

Thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với Bình nhì là bao lâu?

Theo Khoản 1, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP cũng quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang công tác tại đơn vị

a) Thăng cấp bậc Binh nhất: Binh nhì có đủ 06 tháng phục vụ tại ngũ.

b) Thăng cấp bậc Hạ sĩ.

– Binh nhất được bổ nhiệm chức vụ Phó Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.

– Các chức danh có cấp bậc Hạ sĩ và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 06 tháng.

c) Thăng cấp bậc Trung sĩ

– Hạ sĩ được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.

– Các chức danh có cấp bậc Trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 06 tháng.

d) Thăng cấp bậc Thượng sĩ

– Trung sĩ giữ chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương được bổ nhiệm chức vụ Phó Trung đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn.

– Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 06 tháng.

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng từ Chiến sĩ thi đua trở lên thì được xét thăng một bậc quân hàm; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc không phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ và thời hạn quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản này, nhưng không vượt quá một cấp so với quân hàm quy định của chức vụ đảm nhiệm”.

Như vậy, trong thời gian hoạt động tại ngũ 06 tháng thì Binh nhì sẽ được xét để thăng cấp bậc lên Binh nhất. Ngoài ra, trong trường hợp Binh nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng từ Chiến sĩ thi đua trở lên thì được xét thăng một bậc quân hàm.

L.Vũ (th)

This post was last modified on 10/04/2024 00:53

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago