Categories: Tổng hợp

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu, liều lượng thế nào?

Published by

Sắt là vi chất không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ, là cơ chất quan trọng để cơ thể sản xuất ra tế bào hồng cầu trong máu. Việc bổ sung sắt cho bé là vô cùng cần thiết, dù bé là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ thanh thiếu niên tiền dậy thì hay đang trong độ tuổi dậy thì. Vậy bổ sung chất sắt cho bé như thế nào để vừa an toàn vừa hiệu quả? Đâu là cách bổ sung sắt cho bé khoa học nhất?

Sắt (Fe) là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu trong máu, giúp vận chuyển oxy nuôi toàn tế bào của cơ thể, bao gồm cả não bộ.

Sắt là một thành phần của huyết sắc tố, myoglobin, các xitocrom và nhiều enzyme khác như peroxidaza hay catalaza. Do sắt có nhiều trong máu động vật nên các thực phẩm giàu sắt đến từ động vật thường là thịt đỏ (thịt bò, heo, gà), hải sản, tim, gan,…

Vì sao phải bổ sung sắt cho bé?

Sắt làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp tế bào. Nhiệm vụ quan trọng nhất của sắt là vận chuyển và lưu trữ oxy Cofactor của các protein và các enzyme, từ đó tạo tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy. Do đó, nếu cơ thể bé thiếu sắt sẽ gây thiếu máu khiến bé sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi và suy nhược.

Sắt cũng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ. Bởi vậy, thiếu máu có thể gây nên các vấn đề lâu dài đối với sự phát triển nhận thức. Thiếu sắt nặng kéo dài có thể đe dọa sự sống của bé. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho bé là điều cần thiết trong sự phát triển của trẻ.

Nhu cầu sắt của trẻ là bao nhiêu?

Bổ sung sắt cho bé cần tuân thủ liều lượng khuyến nghị. Liều dùng sắt cho trẻ em ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo như sau:

Độ tuổi Bé trai Bé gái Trẻ 0-6 tháng tuổi (bú mẹ hoàn toàn) 0,27 mg 0,27 mg Trẻ 7-12 tháng 11 mg 11 mg Trẻ 1-3 tuổi 7 mg 7 mg Trẻ 4-8 tuổi 10 mg 10 mg Trẻ 9-13 tuổi 8 mg 8 mg Trẻ 14-18 tuổi 11 mg 15 mg

Khi nào cần bổ sung sắt cho bé?

Có rất nhiều bố mẹ thắc mắc khi nào nên bổ sung sắt cho bé cũng như dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ là gì. Thông thường, nếu tình trạng thiếu sắt ở mức nhẹ, trẻ sẽ không xuất hiện triệu chứng gì đặc biệt.

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu sắt bố mẹ cần lưu ý:

  • Da trẻ trở nên xanh xao, nhợt nhạt.
  • Cơ thể mệt mỏi, tóc khô, móng tay giòn dễ gãy.
  • Tay chân lạnh, thân nhiệt thấp
  • Bé chậm tăng cân, tăng chiều cao hoặc chững cân, chậm lớn, thấp còi.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Thở nhanh bất thường.
  • Các vấn đề về hành vi, mất tập trung, học hành sa sút, phản xạ kém, khó chịu, cáu gắt, ít nói, có xu hướng bạo lực, sợ đám đông…
  • Sức đề kháng của trẻ giảm nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, viêm như như nhiễm trùng đường hô hấp (cảm cúm), té nhẹ cũng dễ bị bầm, chấn thương cũng lâu lành hơn người khác.

Trẻ nào có nguy cơ cao bị thiếu sắt?

Trẻ sơ sinh và trẻ em là 2 nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao nhất, cụ thể:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Trẻ không được cung cấp nguồn bổ sung sắt ngoài sữa mẹ sau 4 tháng tuổi.
  • Trẻ uống sữa công thức hoàn toàn mà trong sữa lại thiếu chất sắt.
  • Trẻ uống sữa đạm động vật trước 1 tuổi.
  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa động vật mỗi ngày.
  • Trẻ em có một số tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như nhiễm trùng mãn tính hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế như ăn chay trường.
  • Trẻ em không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt.
  • Trẻ em thừa cân hoặc béo phì.

Độ tuổi nào bé cần bổ sung sắt? Trẻ mấy tháng bổ sung sắt? Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trong bốn tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không cần bổ sung thêm chất sắt. Việc bổ sung sắt cho trẻ nên bắt đầu từ 4 tháng tuổi khi nguồn dự trữ sụt giảm và nhu cầu sắt của bé tăng lên. Trong sữa mẹ chứa rất ít chất sắt, nên trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ một phần hoặc hoàn toàn nên bổ sung thêm 1 miligam sắt cho mỗi kilogam cân nặng mỗi ngày cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Trong trường hợp mẹ gặp biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh như tiểu đường thai kỳ, trẻ sinh non, nhẹ cân, con nhỏ so với tuổi thai, thì việc bổ sung sắt cho bé có thể bắt đầu trong tháng đầu tiên sau khi sinh.

Dưới đây là các giai đoạn cần bổ sung sắt cho trẻ các mẹ nên lưu ý:

  • Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi chưa thực sự cần bổ sung sắt từ nguồn nào khác ngoài sữa mẹ. Trong trường hợp trẻ sinh non hoặc nhẹ cân cũng có nhiều nguy cơ thiếu sắt hơn trẻ bình thường. Việc bổ sung sắt cho bé lúc này là cần thiết, đặc biệt là bổ sung cho mẹ để có thể truyền tải sắt đến con thông qua sữa mẹ.
  • Trẻ 4 đến 6 tháng tuổi: Nên bổ sung thêm 1 mg/kg cân nặng.
  • Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung chất sắt cho trẻ bằng các thực phẩm giàu sắt.
  • Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi) là nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu sắt cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng cung cấp không đủ sắt so với nhu cầu tăng trưởng của trẻ.

Bên cạnh trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi, bé gái vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn về tình trạng thiếu sắt ở trẻ, khi nào nên bổ sung sắt cho bé cũng như liều lượng bổ sung sắt cho bé, chính xác, cha mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế để khám lâm sàng, kết hợp với việc làm xét nghiệm sắt để biết trẻ có thực sự cần bổ sung sắt hay không.

Có nên tự bổ sung sắt cho trẻ?

Trong bất cứ trường hợp nào, bố mẹ không nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ bằng đường uống tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Uống bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ, hoặc nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị ngộ độc sắt. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý chẩn đoán, tự bổ sung thuốc. Để an toàn, bố mẹ cần được bác sĩ tư vấn về cách bổ sung sắt cho bé hợp lý, tránh việc lạm dụng, bổ sung sai cách, ảnh hưởng không tốt cho trẻ, nhất là trẻ em dưới 1 tuổi bởi khả năng thích nghi của cơ thể bé còn chưa hoàn thiện.

Nên bổ sung sắt cho bé vào thời gian nào trong ngày?

Bé uống sắt vào thời điểm nào là tốt nhất? Nên bổ sung sắt cho bé lúc đói, tốt nhất là trước khi ăn sáng tối thiểu 25-30 phút. Hàm lượng sắt trong cơ thể bé thường xuống mức thấp sau giấc ngủ dài, vậy nên sáng sớm là thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt cho bé kịp thời nhằm cung cấp cho các hoạt động trong ngày của bé. Đối với các bé dễ bị đau bụng, buồn nôn khi uống sắt trước ăn thì cha mẹ nên cho uống trong hoặc sau ăn, bắt đầu bằng liều thấp để bé tập quen dần.

Có nên bổ sung sắt cho bé hàng ngày không?

Tùy vào độ tuổi và chế độ dinh dưỡng mà quyết định có nên bổ sung sắt cho bé hàng ngày hay không. Cụ thể:

  • Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, bắt đầu từ 4 tháng tuổi, trẻ chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn cần được bổ sung 1 mg sắt cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân cần được bổ sung sắt. Việc bổ sung như thế nào, bao nhiêu và trong bao lâu tùy thuộc vào cân nặng sơ sinh và chế độ dinh dưỡng. Phụ huynh cần nói chuyện với bác sĩ về liều lượng, cách bổ sung chất sắt phù hợp cho con.
  • Trẻ em trên 1 tuổi không cần uống bổ sung sắt hàng ngày, trừ khi trẻ không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt, hoặc đang mắc một số bệnh lý khiến giảm hấp thu sắt. Nói chuyện với bác sĩ của con bạn nếu phụ huynh nghĩ rằng trẻ cần uống bổ sung sắt mỗi ngày.

1 năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?

Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển, chế độ dinh dưỡng và mức độ thiếu hụt sắt của cơ thể mà bé sẽ được bác sĩ chỉ định 1 năm nên bổ sung chất sắt cho bé mấy lần.

Thông thường, thời gian uống bổ sung sắt thường kéo dài trong 3 tháng để cơ thể bù đắp kịp lượng sắt thiếu hụt theo khuyến cáo. Ngay cả khi hàm lượng sắt (mg/l) máu đã đạt mức khuyến cáo, bạn thường được bác sĩ chỉ định tiếp tục bổ sung chất sắt cho bé trong 3 tháng tiếp theo.

Như vậy, một năm bé thường được khuyến cáo bổ sung sắt 1 lần và lần bổ sung sắt này có thể kéo dài từ 3-6 tháng.

Mẹ nên bổ sung sắt cho bé trong bao lâu thì ngưng?

Bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu thì ngưng để đảm bảo an toàn cho cơ thể bé? Để giải đáp vấn đề này, bác sĩ Lê Bạch Mai, Giám đốc Y khoa miền Bắc, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome khuyến cáo:

“Trong mọi trường hợp, bố mẹ KHÔNG nên tự ý bổ sung một lượng lớn sắt cho bé trong một khoảng thời gian liên tục hơn 6 tháng mà không kiểm tra với bác sĩ của bé”

Tốt nhất, bố mẹ không nên tự ý quyết định việc bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu thì ngưng bởi thời lượng cần thiết để bổ sung sắt cho bé phải được tính toán cẩn thận, đúng liều lượng và chỉ định từ bác sĩ.

Nguy hại khi bổ sung sắt cho bé dư thừa

Mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có nhu cầu sắt khác nhau. Việc tự ý cho trẻ uống thuốc sắt trong thời gian dài có thể dẫn đến trường hợp trẻ bị ngộ độc sắt.

Một số dấu hiệu bé bị ngộ độc sắt thường gặp như buồn nôn, đau bụng, nghiêm trọng hơn là nôn ra máu,.. Ngộ độc sắt khiến trẻ bị tiêu chảy và mất nước. Đôi khi, quá nhiều sắt khiến bé đi phân đen và có máu. Bên cạnh đó, các biến chứng khác của việc bổ sung sắt dư thừa có thể bao gồm:

  • Đau khớp.
  • Mệt mỏi.
  • Yếu đuối.
  • Suy tim.

Ngoài ra, việc bổ sung sắt dư thừa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các khoáng chất khác, và có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như táo bón. Theo thời gian, sắt có thể tích tụ trong các cơ quan, gây ra tổn thương gan, não, thậm chí gây tử vong.

Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho trẻ hợp lý, an toàn và hiệu quả

Bổ sung sắt cho bé như thế nào cho hiệu quả chính là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ có con trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Thông thường, nguồn bổ sung chất sắt cho bé có thể đến từ 03 nguồn: bú sữa mẹ, thực phẩm và sản phẩm bổ sung.

1. Bú sữa mẹ

Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi chưa thực sự cần bổ sung sắt từ nguồn nào khác ngoài sữa mẹ. Trong 4 tháng đầu sau sinh, nếu trẻ sinh đủ tháng, cơ thể của bé đã dự trữ đủ một lượng sắt dành cho 4 tháng đầu đời ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Do đó trong thời gian này, ba mẹ có thể yên tâm trẻ không bị thiếu sắt, và cũng không cần cho trẻ uống các loại syrup bổ sung sắt.

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi chỉ bú mẹ một phần hoặc chỉ bú sữa công thức có bổ sung sắt thì trẻ không cần bổ sung thêm sắt từ nguồn nào khác.

2. Bổ sung sắt qua thực phẩm

Đến 6 tháng tuổi, trẻ đến độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ qua thực phẩm bên cạnh sữa mẹ. Các mẹ có thể xay nhuyễn, kết hợp cho bé dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt như:

  • Ngũ cốc tăng cường sắt: Gạo lứt nghiền nát, yến mạch, bánh mì nâu, lúa mạch,…các loại cháo bột nguyên cám.
  • Các loại đậu và chế phẩm từ đầu như: Đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành,…
  • Các loại rau có màu xanh đậm: Rau bó xôi, rau xà lách, bông cải xanh xay nhuyễn.
  • Thịt: ví dụ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, dê, nai dưới dạng xé vụn hoặc thịt viên / thịt băm / làm chả.
  • Hải sản: ví dụ các loại tôm, mực xay nhuyễn hay nạc cá, thịt phi lê.
  • Gia cầm: Trứng gà, trứng vịt, thịt gà, vịt xay nhuyễn.

Bên cạnh việc bổ sung sắt, các thực phẩm trên còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể của bé phát triển toàn diện.

3. Dùng sản phẩm bổ sung sắt cho bé

Vào khoảng 4 tháng tuổi, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể trẻ sơ sinh đã cạn kiệt nên khi tốc độ tăng trưởng của bé tăng lên, nhu cầu về sắt của cơ thể cũng tăng theo. Lúc này sữa mẹ không thể cung cấp đủ sắt cần thiết cho bé, các bác sĩ thường khuyến nghị dùng thêm sản phẩm bổ sung sắt cho bé.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhu cầu sắt hoàn toàn có thể được đáp ứng thông qua việc chế độ dinh dưỡng. Trong trường hợp trẻ thiếu máu thiếu sắt, mẹ có thể dùng thêm thuốc sắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ, nguồn sắt chủ yếu đến từ 3 hợp chất sắt như sắt sulfat, sắt fumarate, gluconat sắt. Trong đó:

  • Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, chưa thể nhai: Nên ưu tiên chọn các sản phẩm bổ sung sắt dạng lỏng như các loại syrup sắt.
  • Nếu trẻ đã có thể nhai và đã mọc răng hoàn chỉnh: Có thể cân nhắc cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt dạng lỏng hoặc dạng kẹo dẻo, viên ngậm, viên nhai để kích thích vị giác của trẻ tốt hơn dạng lỏng.
  • Nếu trẻ là thanh thiếu niên, tiền dậy thì hay dậy thì: Có thể chọn cho trẻ các loại viên uống sắt để tiện lợi và tiết kiệm chi phí.

Lưu ý khi bổ sung sắt cho bé để sắt hấp thụ tốt nhất

Khi uống thuốc sắt, bổ sung sắt cho bé như thế nào để đạt được mức độ hấp thụ tối ưu cũng là việc mà nhiều phụ huynh hay “ngó lơ”. Dưới đây là một vài lưu ý mẹ nên lưu lại ngay khi bổ sung chất sắt cho bé:

Thứ nhất, bổ sung sắt cho bé cùng vitamin C

  • Dù từ thực phẩm hay từ các sản phẩm bổ sung , bố mẹ cần nên kết hợp cho trẻ ăn cùng với các thực phẩm giàu vitamin C bởi vitamin C giúp cơ thể bé tăng cường hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Thực phẩm giàu vitamin C có thể được tìm thấy trong các loại rau như súp lơ xanh (bông cải xanh), súp lơ trắng, bắp cải, cà chua, trái cây họ cam, chanh, quýt, bưởi, quất (tắc),…và đặc biệt là ổi.
  • Vitamin C cũng có trong nước trái cây họ cam quýt, như nước cam, giúp cơ thể bạn hấp thụ tốt hơn chất sắt trong chế độ ăn.

Thứ hai, hạn chế bổ sung sắt cho bé cùng với các nhóm thực phẩm kiêng kỵ

Để tăng hấp thụ sắt, bạn cần tránh dùng thực phẩm/thuốc sắt với các thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm có chứa phytic acid/phytate: Axit phytic, hay phytates, là dạng phốt pho dự trữ được tìm thấy trong các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài (ví dụ như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bánh mì nâu,…)
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi: Sữa và trứng chứa nhiều canxi có thể ngăn cản quá trình hấp thụ sắt.
  • Nhóm thực phẩm chứa tanin và polyphenol: Trà và cà phê có thể cản trở sự hấp thụ sắt. Do đó, chỉ nên uống trà và cà phê 1 giờ trước khi uống thuốc sắt hoặc sau ít nhất 2 giờ kể từ thời điểm vừa uống thuốc sắt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bổ sung sắt cho bé mà bố mẹ cần biết. Qua bài viết này, chắc chắn bố mẹ đã biết được khi nào cần bổ sung sắt cho bé, bổ sung sắt cho bé trong bao lâu cũng như cách bổ sung sắt cho bé đúng khoa học nhất. Ngay khi bé có biểu hiện thiếu sắt, hãy đưa bé đến Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bố mẹ cùng các cháu thật nhiều sức khỏe!

This post was last modified on 04/05/2024 11:14

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago