Cây bông mã đề ngoài tác dụng nổi bật nhất là lợi tiểu thì còn rất nhiều tác dụng chữa bệnh và chế biến nhiều món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao mà không phải ai trong chúng ta cũng biết tới.
Vậy những tác dụng đó là gì? Các bài thuốc chữa bệnh và món ăn từ cây bông mã đề ra sao hãy cùng Benh.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Bông mã đề và những tác dụng chữa bệnh
Mã đề là cây thân thảo, cao độ 10-15cm, sống hàng năm.
Mã đề tính hàn, vị ngọt, không độc. Có tác dụng lợi tiểu, thanh phế can, trừ phong nhiệt, thẩm thấp khí trong bàng quang, chữa đẻ khó, ho, trừ đờm, cầm đi ngoài khi bị tả, giúp sáng mắt, bồi bổ cơ thể. Mã đề được dùng làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, đau mắt đỏ.
Mã đề được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.
Xem thêm : Đắp mặt nạ mật ong có tác dụng gì? Bôi mật ong lên mặt có bắt nắng không?
Tuy nhiên, do mã đề có tác dụng lợi tiểu nên những người đi tiểu quá nhiều, thận hư, dương khí hạ giáng không nên dùng. Đồng thời phụ nữ có thai cũng cần rất thận trọng khi sử dụng mã đề.
Phối hợp mã đề với 1 số dược liệu quen thuộc trong dân gian như cam thảo, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh…bạn có thể tự áp dụng thành 1 số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả.
Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc và giữ sôi trong nửa giờ, chia 3 lần uống trong ngày.
Mã đề có thể chữa sỏi tiết niệu.
Chữa ho, tiêu đờm từ bông mã đề
Mã đề 10 g, cam thảo 5 g, cát cánh 12 g, tất cả đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng bí tiểu tiện từ bông mã đề
Dùng 12 g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm ít lá sắc cùng để uống.
Xem thêm : Cùng giải đáp thắc mắc đi máy bay trong nước có cần hộ chiếu hay không
Chữa rụng tóc bằng lá mã đề
Lá mã đề rửa sạch phơi khô đốt thành than sau đó trộn với dấm ngâm trong 1 tuần rồi bôi lên chỗ bị rụng tóc sẽ rất hiệu quả.
Chữa bệnh lỵ bằng cây mã đề
Mã đề tươi 30g, rau sam tươi 30g, đem rửa sạch và đun nước uống hàng ngày như trà xanh.
Chữa sỏi đường tiết niệu bằng bài thuốc có mã đề
Mã đề 20, kim tiền thảo 30g, rễ cỏ tranh 20g, sắc chung 3 thứ uống ngày 1 thang hoặc hãm như chè uống nhiều lần trong ngày.
Không chỉ làm thuốc, bông mã đề còn sử dụng như một thực phẩm bổ dưỡng có lợi cho sức khoẻ.
Món ăn này chế biến từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, lợi tiểu, sáng mắt. Cho tới ngày nay, cháo mã đề vẫn rất nổi tiếng và được ưa chuộng tại Trung Quốc.
Món canh mã đề được chế biến từ lá mã đề, hành, gừng, muối ăn có tác dụng chữa bệnh đái ra máu, đau buốt niệu đạo rất hiệu nghiệm. Mã đề có thể chế biến cùng tôm, cá dễ ăn và bổ dưỡng
Lời kết: Cây bông mã đề không độc nên có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng đồng thời là thành phần chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh đơn giản mà vẫn hiệu quả. Tuy nhiên phụ nữ mang thai khi muốn sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ đồng thời do mã đề có tác dụng lợi tiểu nên những người tiểu thận yếu, hoặc những người tiểu đêm nhiều lần không nên sử dụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/02/2024 04:12
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024