Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
Ví dụ:
+ Một là, liệt kê các phần tử của tập hợp:
Ví dụ: A = {1; 2; 3; 4; 5}
+ Hai là, theo tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:
Ví dụ: A = {x ∈ N| x < 5}
+ 2 ∈ A đọc là 2 thuộc hoặc là 2 là phần tử của A.
+ 6 ∉ A đọc là 6 không thuộc A hoặc là 6 không là phần tử của A.
* Chú ý:
Ví dụ: Tập hợp B trong hình vẽ là B = {0; 2; 4; 6; 8}
* Cách tính tổng số tập hợp con của một tập hợp: Nếu A có n phần tử thì số tập hợp con của tập hợp A là 2n.
Đề: Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 2 D; 10 D.
Lời giải:
Tập hợp D = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }
Điền kí hiệu thích hợp: 2 ∈ D; 10 ∉ D
Xem thêm : Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện có phạm tội?
Đề: Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.
Lời giải:
A = { N, H, A, T, R, G }
Giải thích: Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G.
Tuy nhiên, trong các chữ cái trên, chữ N và chữ A được xuất hiện 2 lần, nên ta chỉ viết mỗi chữ một lần cho phù hợp với quy tắc chung.
Đề bài: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 12 A 16 A
Giải:
Viết tập hợp A:
Cách 1: Liệt kê các phân tử: A = {9; 10; 11; 12; 13}.
Cách 2: Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử: A = {x ∈ N | 8 < x < 14}
Điền ký hiệu thích hợp là: 12 ∈ A; 16 ∉A.
Lưu ý: Vì phần tử của A là số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên 8 và 14 không thuộc tập hợp A.
Đề bài: Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.
Giải: Tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; C}
Lưu ý: Ở đây ta áp dụng quy tắc mỗi phần tử chỉ được liệt kê một lần.
Đề bài: Cho hai tập hợp:
Xem thêm : Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện
A = {a, b} ; B = {b, x, y}.
Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
x A ; y B ; b A ; b B.
Giải: x ∉ A ; y ∈ B ; b ∈ A ; b ∈ B
Đề bài: Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.
Giải: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.
Lưu ý: Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Ở đây bút vừa là phần tử của tập hợp M, vừa là phần tử của H. M là tập hợp con của tập hợp H.
Đề bài:
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Giải:
a) A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}.
Lưu ý: Vì mỗi quý có 3 tháng, ở đây ta chỉ tập hợp các tháng của quý hai theo yêu cầu của đề bài.
b) B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}
Lưu ý: Trừ các tháng có trong tập hợp B ở trên và Tháng 2 thì chỉ có 28 hoặc 29 ngày. Thì mỗi tháng còn lại đều có 31 ngày. Đây là số ngày cố định trong 1 tháng, chúng ta hãy ghi nhớ nhé.
Bài viết liên quan
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/05/2024 20:50
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024