Khái niệm tính hàn nhiệt của thực phẩm, hay cơ địa nóng – lạnh xuất phát từ Y học cổ truyền Trung Quốc được ứng dụng từ nhiều năm ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Trong y học cổ truyền, tính vị của thực phẩm bao gồm tứ vị là hàn – lương – ôn – nhiệt, tương ứng là lạnh – mát – ấm – nóng, trong đó khái niệm thực phẩm hàn – nhiệt là khái niệm phổ biến và được biết đến nhiều hơn cả.
Bạn đang xem: Mẹo nhận biết thực phẩm hàn – nhiệt
Việc ăn uống hằng ngày dựa trên nguyên tắc cân bằng giữa thực phẩm hàn – nhiệt sẽ giúp cho cơ thể hài hòa, sức khỏe dồi dào, sống lâu trường thọ.
Những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn vải).
Gừng, tỏi, ớt là các gia vị có tính nhiệt tạo cảm giác nóng.
Những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và tươi, cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản, đồ tanh (ếch, ốc).
Rau lá màu xanh là thực phẩm có tính hàn mang cảm giác mát.
Ngoài ra, Đông Y còn phân loại tính hàn – nhiệt của thực phẩm dựa trên nhiều đặc điểm khác như:
Cách thức phát triển: Thực phẩm mọc theo chiều đi xuống thì là thực phẩm có tính hàn, mọc/phát triển theo hướng đi lên thì tính nhiệt.
Trạng thái của thực phẩm khi vào cơ thể: Thực phẩm có tính hàn sẽ có xu hướng chứa nhiều nước, mềm, còn thực phẩm có tính nhiệt thì có xu hướng nóng, khô, cứng.
>> Xem thêm:
Dinh dưỡng học cổ truyền luôn nhắn nhủ cơ thể con người phải luôn luôn giữ thế cân bằng động giữa âm và dương, giữa hàn và nhiệt, giữa bên trong và bên ngoài…, cho nên bất cứ thuốc hoặc đồ ăn thức uống nào khi đưa vào cơ thể cũng phải được lựa chọn cẩn thận để không làm mất thế cân bằng sinh tử này.
Nếu như cơ thể không may bị bệnh, nghĩa là sự thiên thịnh hay thiên suy đang hiện diện, thì việc “biện chứng” để “luận trị” bằng thuốc hoặc thức ăn nhằm lập lại thế cân bằng là điều rất cần thiết. Khi đó, chuyện nên ăn thứ này với cái gì, nên kiêng thứ kia khỏi cái gì là việc đáng cân nhắc và cần có kiến thức hiểu biết đúng đắn để áp dụng.
Xem thêm : Thoa rượu lên mặt có tác dụng gì – Nên sử dụng loại rượu nào thoa mặt
Ví dụ: Đông trùng hạ thảo, một loại dược liệu có tính ôn, vị ngọt.
Sau đây là mẹo nhận biết thực phẩm hàn – nhiệt theo quan điểm Đông Y mà các bạn cần nắm rõ:
Thực phẩm màu xanh gần mặt đất, hấp thụ khí ẩm ở mặt đất cho nên thường mang tính hàn như các loại đỗ, đậu, các loại rau xanh…
Thực phẩm màu đỏ như ớt, táo, quả lựu.. Mặc dù chúng sinh trưởng gần mặt đất nhưng những loại quả này có thể hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời do đó chúng mang tính nóng.
Thực phẩm có vị đắng hoặc chua như mướp đắng, các loại rau đắng, khoai môn, quả mơ, quả đu đủ… thường có tính hàn – lạnh.
Mướp đắng (khổ qua) là thực phẩm mang tính mát, giải nhiệt.
Thực phẩm cay, ngọt do chịu nhiệt của ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài, chẳng hạn như tỏi, hồng, lựu nên chúng sẽ mang tính nóng.
Ngó sen, rong biển… là những thực phẩm mang tính lạnh do tính tiếp xúc với nước thường xuyên trong quá trình phát triển sinh trưởng.
Thực vật trong đất có tính nóng như lạc, khoai tây, củ từ, gừng… Do thời gian dài ở trong đất, hấp thu lượng nước ít và chậm vì thế chúng mang tính nóng.
Khoai tây là thực phẩm trong đất, nên sẽ có tính ấm nóng
Thực vật trong bóng râm hấp thụ nhiều khí ẩm, rất ít bị ánh nắng chiếu nên thường mang tính lạnh như nấm, mộc nhĩ…
Mộc nhĩ là thực phẩm có tính hàn lạnh
Nguyên tắc quan trọng khi ăn uống là làm sao để cơ thể đạt được trạng thái QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG của cơ thể, nghĩa là phải chú trọng tính hàn – nhiệt của thực phẩm đưa vào cơ thể mà cân bằng theo Âm Dương. Bởi vì theo tiên sinh Ohsawa, khi cơ thể quân bình thì chúng ta sẽ thoát khỏi mọi bệnh tật và đạt được hạnh phúc và trí tuệ phát triển cao nhất.
Xem thêm : Lời khuyên từ bác sĩ: sau sinh bao lâu được uống nước đá ?
Tùy vào mỗi người có thể trạng nhiệt ưu hay hàn ưu (cơ thể tính lạnh hay cơ thể tính nóng) mà nên lựa chọn thực phẩm sử dụng liều lượng nhiều hơn để cân bằng hoặc bù đắp cho thể trạng.
Ốc các loại (ngêu, sò, hến…); Thịt vịt, thịt ngan, ngỗng, thịt trâu; Ếch, cóc; Các loại trứng; Các loại đỗ (đỗ đen, đậu nành, đậu đỏ, nước đậu, đậu tương, giá…); Chanh, cà tím, mướp đắng (khổ qua); Muối; Củ nghệ vàng; Măng tre; Rau muống, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau nhút, rau sam, lá mơ; Dưa gang, mướp, bầu, bí đỏ…
Thịt dê, thịt chó, thịt bò, thịt gà, trứng gà, thịt chim sẻ; Cá mè, Cá diếc, Gạo nếp, Bột mì, Gạo tẻ lâu năm, Rượu gạo, Giấm thanh, Cà rốt, Mướp, Rau cải có vị cay, Rau diếp cá, rau kinh giới, Tỏi tươi, Rau răm, Hẹ, Hạt tiêu, Gừng các loại (sống, khô, nướng)…
Ngũ cốc, khoai lang, táo ta, Củ cải đường, thịt lợn, thịt thỏ, cá chép, cá quả, khoai lang, sắn dây, vừng, dâu, khế, sữa, hoa thiên lý, đặc biệt là đông trùng hạ thảo cũng được liệt vào thực phẩm có tính ôn (bình)…..
Đông Trùng Hạ Thảo là thực phẩm mang tính ôn. – Hình minh họa: Món gà hấp Đông Trùng Hạ Thảo.
Dưới đây là những điểm cần lưu ý để ăn uống cân bằng:
Lưu ý ăn uống đúng đủ để cân bằng tính hàn – nhiệt.
–
Ý An hy vọng bài viết trên sẽ đem lại kiến thức bổ ích trong việc nhận biết thực phẩm hàn – nhiệt góp phần vào những bữa ăn dinh dưỡng mang lại cân bằng cơ thể cho gia đình bạn.
Tham khảo thêm các món ăn về Đông Trùng Hạ Thảo: TẠI ĐÂY.
Click mua nhanh sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo chính hãng của Ý An tại đây nhé: TẤT CẢ SẢN PHẨM hoặc click vào dòng bên dưới:
Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hay có nhu cầu mua đông trùng hạ thảo hãy liên hệ với Ý An theo thông tin dưới đây:
Website: https://dongtrunghathaoyan.com/
Hotline: 0888.981.489 (sms/zalo)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/03/2024 22:02
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…