Categories: Tổng hợp

Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản

Published by

Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản? Đặc điểm ngành công nghiệp chế tạo Nhật Bản như thế nào? Các ngày mũi nhọn này chiếm tỷ trọng ra sao?

Cùng Du học Aloha khám phá qua nội dung sau nhé!

Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản đó là Rôbốt. Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử nên Rôbôt không phải sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo.

Câu hỏi vận dụng Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

Câu hỏi: Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

  • A. Tàu biển.
  • B. Ô tô.
  • C. Rôbôt.
  • D. Xe gắn máy.

Đáp Án: C

Giải thích:

Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Trong đó, có một số sản phẩm nổi tiếng như:

  • Tàu biển (Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới)
  • Ôtô (Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra)
  • Xe gắn máy (Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra).

Trong khi Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử nên Rôbôt không phải sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo.

Đặc điểm ngành công nghiệp chế tạo Nhật Bản

Công nghiệp được đánh giá là ngành mũi nhọn của Nhật Bản, bao gồm nhiều ngành khác nhau như vật liệu, chế biến kim loại, kỹ thuật cơ khí, điện, đóng tàu, công trình dân dụng…Trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có thể kể đến là chế tạo, xây dựng công trình công cộng, dệt, sản xuất điện tử, công nghiệp ô tô.

Có thể thấy, công nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế của “xứ sở mặt trời mọc”. Người Nhật tự hào sở hữu kỹ thuật công nghệ bậc nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất chế biến kim loại và vật liệu, đóng tàu, kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử…

Các cụm công nghiệp như sắt thép và hóa dầu tập trung tại các vùng ven biển với trung tâm là vành đai Thái Bình Dương, chuyên nhập khẩu nguyên liệu, chế biến gia công và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô của Nhật nổi tiếng thế với với các nhãn hàng như Toyota, Honda hay Nissan…

Bên cạnh đó, các lĩnh vực công nghiệp mới như hóa dược phẩm, công nghiệp hàng không vũ trụ…cũng đang được tập trung phát triển. Các ngành khác như công nghệ rô bốt, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin hay kỹ thuật tài chính…của Nhật cũng được đánh giá cao.

Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật

Để hiểu thêm về sự phát triển của công nghiệp Nhật Bản, bạn có thể tham khảo thống kê sau:

Công nghiệp chế tạo

Công nghiệp chế tạo (chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu). Các sản phẩm nổi bật như:

  • Tàu biển: Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới.
  • Ôtô: Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra.
  • Xe gắn máy: Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra.

Các hãng nổi tiếng là Mitsubishi, Hitachi, Toyota, Nissan, Honda, Suzuki

Sản xuất điện tử

Sản xuất điện tử (ngành mũi nhọn của Nhật Bản).

  • Sản phẩm tin học: Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghệ tin học thế giới.
  • Vi mạch và chất bán dẫn: Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn.
  • Vật liệu truyền thông: Đứng hàng thứ hai thế giới.
  • Robot (người máy): Chiếm khoảng 60% tổng số robot của thế giới và sử dụng robot với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ,…

Các hãng nổi tiếng là Hitachi, Toshiba, Sony, Nipon, Electric, Fujitsu

Ngành khác

Xây dựng và công trình công cộng và dệt cũng là các ngành thế mạnh của Nhật.

  • Công trình giao thông, công nghiệp: Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập công nghiệp, đáp ứng việc xây dựng các công trình với kỹ thuật cao.
  • Sợi, vải các loại: Là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển.

Trên đây là thông tin về Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản? mà Du học Aloha đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có câu trả lời chính xác.

Nếu quan tâm tới các thông tin về địa lý – kinh tế – văn hóa Nhật thì hãy theo dõi bài viết khác của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Du học Nhật Bản
  • Du học Nhật Bản ngành điện tử
  • Du học Nhật ngành công nghệ thông tin
  • Du học Nhật Bản ngành Ô tô
  • Du học Nhật Bản ngành cơ khí
  • Du học Kỹ sư Nhật Bản

This post was last modified on 02/02/2024 02:19

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

17 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago