Hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của người dân Hà Nội. Nhằm để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, Sở giao thông Vật tải thành phố Hà Nội đã có công bố những quy định về các tuyến đường cấm ô tô ở Hà Nội mới nhất 2024. Dưới đây là danh sách tuyến đường cấm ô tô dưới 9 chỗ và ô tô tải theo khung thời gian cụ thể. Cánh tài xế cần tham khảo để tránh mất tiền oan nhé!
Các tuyến đường cấm xe taxi và xe hợp đồng dưới 9 chỗ ở Hà Nội:
Danh sách tuyến phố cấm ô tô(xe taxi và xe dưới 9 chỗ) ở Hà Nội:
Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ khôi phục biển cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên các tuyến đường cụ thể sau:
Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Trường Chinh (Cấm từ đoạn từ Vương Thừa Vũ đến Tôn Thất Tùng).
Tuyến đường Khâm Thiên, cấm chiều từ Lê Duẩn đi Ô Chợ Dừa.
Cầu Chương Dương, cấm theo chiều từ Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật.
Phố Hàng Bài – đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt, cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ theo chiều Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt.
Phủ Doãn, cấm chiều Tràng Thi đến Hàng Bông; đường Cầu Giấy – Xuân Thủy, cấm cả hai chiều; ngõ 897 Giải Phóng – cổng vào bến xe phía Nam, cấm taxi theo chiều từ đường Giải Phóng đi vào bến xe.
Cách tuyến phố cấm 2 chiều trong khung giờ 6h00 – 9h00 và từ 16h30 – 19h00: Giảng Võ, Láng Hạ , Lê Văn Lương, Trường Chinh(cấm từ đoạn Vương Thừa Vũ đến Tôn Thất Tùng)
Tuyến đường Khâm Thiên, cấm chiều từ Lê Duẩn đi Ô Chợ Dừa, trừ ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật được hoạt động 24/24.
Cầu Chương Dương, cấm theo chiều từ Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật từ 6h00 – 9h00, trừ ngày lễ, thứ Bảy và Chủ nhật.
Phố Hàng Bài – đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt, cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ theo chiều Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt từ 19h00 – 0h00 các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật.
Dưới đây, Vinaser sẽ tổng hợp cho bạn đọc danh sách 22 tuyến đường cấm xe ô tô tải ở Hà Nội cập nhật mới nhất:
Cát Linh: Cấm chiều từ Khách sạn Horizon ra Văn Miếu
Hàng Đậu: Cấm chiều từ Trần Quang Khải vào
Hoàng Ngọc Phách: Cấm chiều từ Nguyên Hồng ra Láng Hạ
Trung Liệt: Cấm chiều từ Đặng Tiến Đông ra Thái Hà
Hoàng Hoa Thám: Cấm một chiều từ Phan Đình Phùng ra Lạc Long Quân
Thuỵ Khuê: Cấm chiều từ ngã ba Bưởi ra đường Thanh Niên
Hùng Vương: Cấm đoạn đi qua Lăng Bác
Thuốc Bắc: Cấm một chiều từ Hàng Mã ra Hàng Thiếc
Trương Định: Cấm chiều từ ngã tư Chợ Mơ đi Giải Phóng
Vũ Ngọc Phan: Cấm rẽ trái từ Láng Hạ vào
Thanh Nhàn: Cấm từ cầu Lạc Trung – Bạch Mai
Nguyễn Thượng Hiền: Cấm từ ngã ba Trần Bình Trọng đến ngã tư Khâm Thiên – Lê Duẩn
Đội Cấn: Cấm một chiều đi từ phía Lăng Bác
Đại La: Cấm chiều từ Phố Vọng đến Bạch Mai
Nguyễn Công Trứ: Cấm từ Tăng Bạt Hổ đến Phố Huế
Hà Trung – Ngõ Trạm: Cấm chiều từ Chợ Hàng Da đến Phùng Hưng
Nguyễn Tuân: Cấm đoạn từ Láng Hạ sang Nguyễn Trãi
Nguyễn Huy Tự: Cấm chiều từ Yersin
Lê Quý Đôn: Cấm chiều ngược lại từ Trần Khánh Dư vào
Lê Đại Hành: Cấm một chiều ô tô đoạn đâm ra Đại Cồ Việt
Trung Liệt: Cầm từ Thái Thịnh ra Thái Hà
Thụy Khuê: Cấm chiều từ Bưởi về Hồ Tây.
Quy định khung giờ cấm xe tải tại Hà Nội:
Ngoài quy định những tuyến đường cấm, thì Sở Giao thông Vận Tải thành phố Hà Nội cũng quy định cụ thể về thời gian, cụ thể các khung giờ hoạt động với các loại xe từ 1 tấn như sau:
Với các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng lên đến 1,25 tấn: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm
Với các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng > 1,25 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công: Chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.
Với các loại xe ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn, các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng: Cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày.
Các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công chỉ được hoạt động từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.
Xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí bằng đường bộ; Xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ: Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày.
Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, xe hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người làm việc trên cao: Được hoạt động trên các đường phố trừ giờ cao điểm
Xe chở thực phẩm tươi sống; xe chở rau, quả có trọng lượng toàn bộ xe đến 2,5 tấn. Được hoạt động trên các đường phố, trừ giờ cao điểm.Xe chở rau an toàn (RAT) được phép hoạt động 24/24h theo quy định của Thành phố.
Mức phạt vi phạm khung giờ cấm đối với xe ô tô:
Mức phạt khung giờ cấm đối với xe ô tô được quy định rõ tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nếu các tài xế vi phạm quy định xử phạt lái xe taxi đi vào các tuyến đường cấm sẽ bị xử lỹ.
Người điều khiển phương tiện ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đ đến 1.200.000 đ khi đi vào đường cấm, khu vực cám, đi ngược chiều của đường ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 5 và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Đồng thời, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Nếu gây tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Xem thêm: Tên gọi các bộ phận trên xe ô tô đầy đủ, chi tiết nhất năm 2024!