– Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
– Giải thích: Nồng độ của các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.
Bạn đang xem: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học
Chú ý: Khi các chất phản ứng va chạm đúng hướng và đủ năng lượng dẫn đến xảy ra phản ứng, gọi là va chạm hiệu quả.
Ví dụ: Phản ứng hóa học: Na2S2O3(aq) + H2SO4(aq) → Na2SO4(aq) + S(s) + SO2(g) + H2O(l)
Nồng độ Na2S2O3 giảm ⇒ Các hạt phân tử Na2S2O3 giảm ⇒ Số va chạm hiệu quả giữa các phân tử Na2S2O3 và phân tử H2SO4 giảm ⇒ Kết tủa tạo thành chậm tức là tốc độ phản ứng chậm hơn.
– Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
– Giải thích: Ở nhiệt độ thường, các chất phản ứng chuyển động với tốc độ nhỏ; khi tăng nhiệt độ; các chất sẽ chuyển động với tốc độ lớn hơn, dẫn đến tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.
– Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:
vt2vt1=γt2−t110″>vt2vt1=γt2−t110vt2vt1=γt2−t110
Trong đó:
+ vt1; vt2″>vt1;vt2vt1; vt2là tốc độ phản ứng ở hai nhiệt độ t1 và t2;
Xem thêm : Tóc đỏ phai ra màu gì? Bảng màu tóc đỏ hot nhất hiện nay
+ γ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
Chú ý: Quy tắc Van’t Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.
III. Ảnh hưởng của áp suất
– Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất.
– Giải thích: Khi tăng áp suất thì nồng độ chất khí tăng, nên tốc độ phản ứng tăng.
– Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
– Giải thích: Khi tăng diện tích tiếp xúc của chất phản ứng, số va chạm hiệu quả tăng dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
– Ví dụ: Thực hiện các thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Cho 2 gam CaCO3 dạng khối tác dụng với 20 ml HCl 1M;
+ Thí nghiệm 2: Cho 2 gam CaCO3 dạng bột tác dụng với 20 ml HCl 1M.
Khi HCl phản ứng với CaCO3 dạng bột, diện tích tiếp xúc giữa các phân tử HCl và CaCO3 tăng lên
Xem thêm : Biển số xe đuôi 61 có ý nghĩa gì?
⇒ Số va chạm hiệu quả tăng ⇒ tốc độ phản ứng tăng.
⇒ Ở thí nghiệm 2 phản ứng diễn ra nhanh hơn.
– Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về lượng và chất khi kết thúc phản ứng.
– Chất xúc tác được ghi trên mũi tên trong phương trình hóa học.
Ví dụ 1: Phương trình hóa học của phản ứng:
2H2O2 (aq) →MnO2″>MnO2−−→→MnO2 2H2O (l) + O2 (g)
Trong phản ứng trên MnO2 là chất xúc tác.
Ví dụ 2: Enzyme amylase có trong nước bọt là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tinh bột.
– Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.
Ví dụ:
+ Nồng độ oxygen trong không khí chỉ chiếm 21%. Dùng bình chứa oxygen mục đích làm tăng nồng độ chất tham gia ⇒ Tăng tốc độ phản ứng cháy
+ Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ⇒ Giảm nhiệt độ ⇒ Giảm tốc độ phản ứng oxi hóa thức ăn ⇒ Thức ăn lâu bị ôi thiu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/03/2024 20:31
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024