Categories: Tổng hợp

Thế nào là cấu thành tội phạm? Những yếu tố của cấu thành tội phạm là gì? – KhoaTin

Published by
Video các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm

Cấu thành tội phạm là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học luật hình sự. Để một kết tội một người, một pháp nhân thì hành vi phạm tội của người đó phải đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Vậy cấu thành tội phạm là gì? Những yếu tố nào cấu thành nên tội phạm?

1. Cấu thành tội phạm

– Khái niệm: Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, cụ thể được quy định trong Luật Hình sự.

– Phân loại:

Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh, có thể chia cấu thành tội phạm thành: cấu thành tội phạm cơ bản; cấu thành tội phạm tăng nặng; cấu thành tôi phạm giảm nhẹ.

Căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể chia thành cấu thành tội phạm thành: cấu thành tội phạm hình thức; cấu thành tội phạm vật chất; cấu thành phạm tội hỗn hợp.

– Đặc điểm của cấu thành tội phạm

  • Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều do luật định

Chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành một bộ luật và cũng chỉ có nhà nước mới có quyền được quy định một hành vi nào là vi phạm pháp luật, hành vi nào là hành vi phạm tội. Và bằng cách mô tả những dấu hiệu đó và được quy định trong bộ luật hình sự. Cơ quan giải thích và áp dụng pháp luật chỉ được phép giải thích nội dung những dấu hiệu đã được quy định chứ không được phép định ra một tội mới hoặc sửa đổi một điều luật, về khung hình phạt, về tội danh mới….

  • Các dấu hiệu của cấu thành mang dấu hiệu đặc trưng điển hình

Một loại tội phạm chỉ được đặc trưng bởi một cấu thành tôi phạm và một cấu thành tội phạm chỉ đặc trưng cho một loại tội phạm, đó là dấu hiệu đặc trưng. Dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm còn thể hiện ở chỗ chỉ các dấu hiệu nào nói lên bản chất đặc trưng của loại tội phạm đo để phân biệt tội phạm đó với tội phạm khác mới được ghi nhận trong cấu thành tội phạm.

  • Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính bắt buộc

Một hành vi bị coi là tội phạm khi phải thỏa mãn đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu thiếu bất kì một dấu hiệu nào đó thì nó cũng có thể không phải là tội phạm hoặc có thể chuyển sang một tội phạm khác. Trong trường hợp thừa một yếu tố nào đó thì cũng dẫn tới việc không phải là tội phạm hoặc lại bị chuyển sáng một tội danh khác.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

2.1. Khách thể

Khách thể của tội phạm là một yếu tố để cấu thành tội phạm mà trong đó khách thể là các mối quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong đó đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động và qua đó gây ra gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Có thể phân loại các khách thể như: khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm, khách thể trực tiếp của tội phạm.

  • Khách thể chung của tội phạm: theo quy định khoản 1 điều 8 của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định: xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế đội chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tựn, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa đây cũng chính là khách thể chung của tội phạm.
  • Khách thể loại: khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại.
  • Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số mối quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những mặt bên ngoài của tội phạm, bất kì tội phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách quan.

Dấu hiệu để nhận biết được mặt khách quan của tội phạm gồm hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

  • Hành vi khách quan của tội phạm là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể; nhằm đạ được những mục đích có chủ định và mong muốn.
  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
  • Mối quan hệ nhân quả của mặt khách quan của tội phạm là mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành vi khách quan.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là những mặt bên trong của tội phạm, phản án trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Các dấu hiệu để nhận biết được mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.

  • Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
  • Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đấy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình
  • Mục đính phạm tội là cái mốc mà người phạm tội đặt ra mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Đối với dấu hiệu nhận biết của chủ thể của tội phạm thì thể hiện thông người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đạt độ tuôi chịu trách nhiệm hình sự.

  • Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình; điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội.
  • Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: căn cứ điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những trường hợp mà bộ luật này có quy định khác. Còn đối với đối tượng trên 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm nguy hiểm nghiêm trọng hay cố ý phạm tội.

Trên đây là toàn bộ bài viết của Khoa Tín liên quan về “Cấu thành tội phạm và những yếu tố của cấu thành tội phạm“.

Trường hợp quý khách hàng có vấn đề chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số 0983.533.005 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng./.

This post was last modified on 25/04/2024 09:56

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

3 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

4 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

19 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

19 giờ ago