Phân loại dải khoai (hay còn gọi là ngó khoai, bồng khoai)
Có nhiều loại dải khoai, nhưng thường gặp nhất là những loại sau: khoai nước đỏ và trắng (dải khoai dài, ngứa. Lớp vỏ bao ngoài màu tím đỏ hoặc xanh); khoai ngọc môn (giống khoai của Thái Lan. Dải khoai mập mạp, ngắn và không ngứa, màu xanh trắng); khoai nước trắng (người Thái Tây Bắc gọi là bon ngọt. Loại này thân khoai màu trắng xanh, giữa tim lá có 1 chấm tròn đen to cỡ đầu ngón tay. Loại này không hề ngứa, dải khoai dài, trắng xanh)…
Bạn đang xem: Ngó khoai nấu mẻ ngọt thanh tròn vị lại không lo bị ngứa
Cách chọn mua ngó khoai
Dải khoai ngứa đỏ và xanh nhặt vỏ khó, nếu nấu không khéo dễ bị ngứa hoặc nhẹ hơn là lăn tăn ngứa, nhưng thơm và đậm vị hơn;
Dải khoai ngọc môn ưu điểm rõ rệt là không hề ngứa, tước vỏ nhanh, nhưng vị nhạt và không thơm;
Dải khoai trắng (cây bon ngọt) là cực phẩm rồi, vừa không ngứa mà vị đậm đà, nấu lên ngọt thỉu…
Cách làm ngó khoai
Làm lúc mới mua về, dải càng tươi cạo vỏ càng dễ và nhanh. Cạo ngược từ gốc đến ngọn dải khoai. Nếu dải hơi se khô thì ngâm trong chậu nước có pha chút muối, để ráo nước rồi nhặt vỏ (cạo vỏ).
Có nhiều người chọn cách rửa sạch, luộc qua rồi tước vỏ rất nhanh. Nhưng cá nhân mình thì thích ngồi cạo vỏ sống hơn. Nhặt sạch vỏ, ngắt khúc tầm 5 – 6cm là đẹp.
Làm sạch, rửa lại, để ráo nước, đun nồi nước sôi bỏ vài hạt muối cho dải khoai vào luộc sơ. Trút ra rửa lại dải khoai dưới vòi nước.
Nguyên liệu:
Xem thêm : Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Một rổ ngó khoai đã được bóc vỏ lớp xơ bên ngoài. Mẻ là nguyên liệu không thể thiếu của món ăn này
– Ngó khoai 5 lạng
– Rau dền cơm
– 1 ít tôm khô (tôm khô có tác dụng làm ngọt canh hơn)
– Cà chua 3 quả
– Mẻ
-Tỏi băm nhỏ
– Gia vị
– Tía tô, rau ngổ
Cách làm:
Bát canh ngó khoai ngày hè
– Ngó khoai tước vỏ rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm, đảo qua nước sôi. Khi tước ngó khoai không nên tước bằng dao mà tước bằng móng tay (bởi theo quan niệm dân gian tước bằng dao món ăn sẽ ngứa rất khó ăn)
– Tôm khô ngâm nước sau đó rửa sạch
– Cà chua thái bổ cau
– Rau dền cơm, rau ngổ, tía tô rửa sạch, thái nhỏ
– Mẻ lọc lấy nước.
Ngó khoai hay có nơi còn gọi là ngỏ khoai, dãi khoai, bồng khoai…là phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa. Cây khoai ngứa có nhiều ở các vùng quê, đặc biệt là vùng quê bắc bộ. Người dân thường lấy phần tàu và lá khoai nấu cám cho lợn. Chỉ riêng phần ngó của cây khoai là ít ngứa nhất được lựa chọn làm nguyên liệu nấu canh.
Ngó khoai sau khi đã đảo qua nước sôi cho vào nồi, xếp cà chua lên trên, cho tôm khô vào, đổ một lượng nước vừa ăn, nêm gia vị vừa đủ và đun sôi.
Sau đó cho nước mẻ đã lọc sẵn vào nồi. Tiếp tục đun sôi đến khi ngó khoai đã nhừ.
Cuối cùng cho rau dền cơm, rau ngổ, lá tía tô vào rồi bắc khỏi bếp. Làm như vậy chúng ta đã có được một nồi canh ngó khoai nấu mẻ hoàn chỉnh.
Mách nhỏ:
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bắt đầu cho ngó khoai vào nồi đến khi bắc khỏi bếp, không được dùng đũa, nếu dùng đũa ngó khoai sẽ ngứa rất khó ăn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/02/2024 11:34
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024