Categories: Tổng hợp

Khái niệm Phân tử, nguyên tử, hình dạng, sự khác nhau và một số ví dụ

Published by

Trong chương trình hóa học, các bạn đã từng được tìm hiểu phân tử là gì đúng không? Vậy nhưng có một số bạn vẫn chưa nắm được “phân tử là gì”, hãy theo dõi bài viết này Studytienganh.vn để biết phân tử là gì nhé!

1. Phân tử là gì và ví dụ

Phân tử là một nhóm trung hòa điện tích có từ 2 nguyên tử trở lên, liên kết với nhau bằng những liên kết hóa học.

Phân tử sẽ được phân biệt với ion do thiếu điện tích. Trong vật lý lượng tử, hóa sinh và hóa học hữu cơ, thuật ngữ phân tử được sử dụng không quá nghiêm ngặt, cũng áp dụng cho các ion đa nguyên tử.

Theo lý thuyết động học của chất khí, khái niệm phân tử được dùng cho bất kỳ hạt khí nào bất kể thành phần của nó. Theo khái niệm này, các nguyên tử khí trơ cũng được coi là các phân tử bởi chúng là các phân tử đơn phân tử.

( Hình ảnh về phân tử trong hóa học )

Một phân tử cũng có thể là hạt nhân, tức là nó gồm các nguyên tử của một nguyên tố, ví dụ như với oxy (O2). Bên cạnh đó, nó có thể là một hợp chất hóa học nhiều hơn một nguyên tố, ví dụ là nước (H2O).

Ví dụ cụ thể về một phân tử điển hình là phân tử nước. Phân tử nước là gì? Kí hiệu ra sao? Phân tử nước là sự kết hợp hợp của 2 nguyên tử Hydro (H+) cad 1 nguyên tử Oxy (O2-). Công thức hóa học của nước là H2O.

Kích thước của phân tử này siêu nhỏ, trong đó H+ cũng là nguyên tử nhỏ nhất trong các nguyên tố. Vì vậy, nước thẩm thấu vào da rất dễ dàng. Do điện tích trái dấu giữa nguyên tử Hidro và Oxy, các phân tử nước thường hút nhau bằng liên kết Hidro. Nhưng liên kết này không bền vững, dễ đứt gãy. Ngoài ra, một số phân tử khác cũng rất phổ biến như Nitơ (N2), Canxi Oxit (CaO), Ôzon (O3), Glucozo (C6H12O6), Muối ăn (NaCl).

2. Nguyên tử là gì và ví dụ

Nguyên tử là hạt siêu nhỏ và trung hòa về điện. Thành phần nguyên tử bao gồm hạt nhân nguyên tử (Proton và Notron) và vỏ nguyên tử (Electron). Khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân nguyên tử.

( Hình ảnh minh họa về “nguyên tử” trong hóa học )

Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron.

Trong đó:

  • Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron.
  • Vỏ nguyên tử bao gồm các e chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

=> Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

3. Sự khác nhau giữa phân tử và nguyên tử

Cơ sở để so sánh

Nguyên tử

Phân tử

Ý nghĩa

Hạt nhỏ của một nguyên tố hóa học, có thể tồn tại hoặc không tồn tại độc lập được gọi là nguyên tử.

Các phân tử đề cập đến tập hợp các nguyên tử được liên kết với nhau bằng liên kết, chỉ ra đơn vị nhỏ nhất của hợp chất.

Sự tồn tại

Có thể hoặc không tồn tại ở trạng thái tự do.

Tồn tại trong trạng thái tự do.

Bao gồm

Hạt nhân và điện tử.

Hai hoặc nhiều hơn, các nguyên tử giống hệt nhau hoặc khác nhau, liên kết hóa học.

Hình dạng

Hình cầu

Tuyến tính, góc và tam giác

Tầm nhìn

Không nhìn thấy được bằng mắt thường, cũng không phải kính hiển vi.

Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có thể được nhìn thấy với sự trợ giúp của kính hiển vi.

Khả năng phản ứng

Phản ứng cao, có ngoại lệ nhất định

Tương đối ít phản ứng.

Liên kết

Liên kết hạt nhân

Liên kết cộng hóa trị

  • Về định nghĩa, phân tử là tập hợp bao gồm nhiều nguyên tử cấu tạo nên chất. Mặc khác, nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố cấu tạo nên chất
  • Về trạng thái tồn tại, phân tử tồn tại ở trạng thái tự do. Nguyên tử có thể tồn tại hoặc không tồn tại ở trạng thái tự do.
  • Về cấu tạo, nguyên tử bao gồm hạt nhân (Proton, Notron) và Electron. Cấu tạo phân tử gồm hai hoặc nhiều hai nguyên tử giống nhau trong cùng một nguyên tố hoặc nhiều nguyên tố.
  • Về hình dạng, nguyên tử có hình cầu. Trong khi, phân tử có thể có nhiều hình hình dạng khác nhau như: dạng tuyến tính, dạng góc, dạng hình chữ nhật,…
  • Về khả năng phản ứng, phân tử ít khả năng phản ứng, chúng không tham gia vào phản ứng hóa học. Ngược lại, nguyên tử có khả năng phản ứng cao, chúng tham gia vào phản ứng hóa học.

4. Một số dạng bài tập về nguyên tử, phân tử

Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tử X có số proton là?

Lời giải:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 thì số hạt = p + e + n = 2p + n = 40 (1)

Số hạt mang điện sẽ nhiều hơn số hạt không mang điện là 12

=> p + e – n = 2p – n = 12 (2)

Từ (1) và (2) => p = 13; n = 14

Vậy số proton có trong nguyên tử X bằng 13

Trên đây là những thông tin, kiến thức về “phân tử là gì”, chúc các bạn có những kiến thức về phân tử thật hiệu quả cùng studytienganh.vn nhé

This post was last modified on 28/02/2024 19:49

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago