A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong giáo dục phổ thông, môn Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Trong các giờ học Tiếng Việt nhà trường cung cấp cho các em những tri thức khoa học về ngôn ngữ. Đó là phương tiện giúp các em trau giồi và phát triển ngôn ngữ,sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong hoạt động giao tiếp hàng ngày qua đó rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Và để làm tốt được điều đó thì một việc quan trọng cần thiết mà chúng ta cần làm là dạy cho học sinh hiểu được nghĩa của từ.
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa hoàn toàn, đồng nghĩa không hoàn toàn cũng không mấy khó khăn vất vả, tuy nhiên khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm không được như mong đợi của cô giáo. Kể cả một số học sinh khá giỏi đôi lúc cũng làm thiếu chính xác. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Sau đây tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ ấy qua đề tài : “ Một số kinh nghiệm dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.”
II. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu lớp 5 phần từ đồng âm, nhiều nghĩa, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn phần từ đồng âm, nhiều nghĩa của lớp 5 trong trường Tiểu học.
III. Phạm vi nghiên cứu:
– Đối tượng: Học sinh lớp 5 trường Tiểu học
– Nội dung: Xây dựng và triển khai một số biện pháp nhằm dạy tốt phần từ đồng âm, nhiều nghĩa của lớp 5.
– Thời gian: Trong 2 năm học: 2015-2016 và 2016-2017.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc giảng dạy và học phần từ đồng âm, nhiều nghĩa lớp 5 trong năm học 2015-2016 ; 2016- 2017 và nguyên nhân của thực trạng đó.
– Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của thực trạng trên, đề ra một số biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy phần từ đồng âm, nhiều nghĩa lớp 5.
V. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy phần từ đồng âm, nhiều nghĩa cho học sinh lớp 5.
– Phương pháp điều tra chất lượng học tập phần từ đồng âm, nhiều nghĩa của học sinh lớp 5 trong nhà trường.
– Phương pháp đàm thoại.
– Phương pháp quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trên lớp.
– Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp, của chuyên gia.
– Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê toán học.
VI. Đóng góp mới của đề tài:
– Cung cấp thêm cho học sinh một số kinh nghiệm để làm bài và phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
VII. Kế hoạch nghiên cứu:
– Tháng 10 và tháng 11 năm 2015: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài.
– Từ tháng 12/ 2015 đến tháng 2/ 2018: Giai đoạn nghiên cứu đề tài.
– Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2018: Giai đoạn soạn thảo và viết đề tài.
B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Về khái niệm:
* Theo tài liệu “88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng) Khái niệm từ Đồng âm và từ nhiều nghĩa được hiểu như sau:
1.1 Khái niệm từ Đồng âm
– Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Do đó, các từ đồng âm không bị chi phối bởi các quy luật ngữ nghĩa của ngôn ngữ.
Hiện tượng đồng âm là hiện tượng mang tính phổ quát xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới
Ví dụ: Hình thức ngữ âm đá trong hai văn cảnh dưới đây là những từ đồng âm:
– Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
– Trăng tròn như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
Một ví dụ khác, hai từ đường trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu cũng là hai từ đồng âm:
– Đường ta rộng thênh thang tám thước
– Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
1.2 Khái niệm nghĩa gốc – nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa
– Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên.
– Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
* Theo tài liệu “Lý luận – Phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường của PGS – TS Nguyễn Đức Tôn cũng viết:
– Nghĩa gốc – nghĩa chuyển: Đây là cách gọi theo quan điểm lịch đại, nhìn nhận theo quá trình phát triển ý nghĩa của từ. Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ ngay từ khi xuất hiện, từ đó làm nảy sinh ra nghĩa khác. Nghĩa được nảy sinh ra từ một nghĩa nào đó được gọi là nghĩa chuyển.
– Nghĩa chính – nghĩa phụ: Đây là tên gọi theo quan điểm đồng đại.
Nghĩa chính là nghĩa được người ta nghĩ đến đầu tiên khi đọc hoặc nghe thấy một từ.
– Nghĩa phụ là nghĩa bị phụ thuộc vào vị trí của từ. Nghĩa từ chỉ khi kết hợp với những từ đặc thù nhất định thì nghĩa này mới được hiểu.
Ví dụ: Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật thì đây là nghĩa chính (răng người, răng chuột, sún răng, mọc răng…)
Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận giống với răng người ở một số đồ vật thì đó là nghĩa phụ (răng bừa, răng lược…)
Quy luật chuyển nghĩa của từ:
* Quy luật nhận thức của con người:
Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau: Trong 2 nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển.
Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển.
* Quy luật chuyển nghĩa của từ:
Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong 2 ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển.
Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính.
“răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực trạng:
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 được bố trí 2 tiết một tuần, thường là một tiết mở rộng vốn từ, một tiết luyện từ và câu, mỗi buổi học đều có tiết hướng dẫn học vì vậy học sinh có điều kiện thực hành thêm các bài tập và củng cố kiến thức về Tiếng Việt.
1.1 Nội dung dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5
* Từ đồng âm: Được dạy trong 2 tiết ở tuần 5 và tuần 6
Ở tuần 5 các em được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm. Tuần 6, các em được học cách dùng từ đồng âm để chơi chữ, bài tập thực hành ở phần này chủ yếu là tìm các từ đồng âm để chơi chữ và đặt câu với từ đồng âm.
* Từ nhiều nghĩa: được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8
Tiết 1 tuần 7 các em được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập thực hành chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và các từ mang nghĩa chuyển. Hai tiết còn lại học sinh được luyện tập về từ nhiều nghĩa với các dạng bài tập như giới thiệu nghĩa của từ và yêu cầu học sinh tìm từ đúng với nghĩa cho trước. Đặt câu phân biệt nghĩa gốc nghĩa chuyển, nêu nét nghĩa khác nhau của một từ. Duy nhất có 1 bài tập ( bài 1 trang 82- TV5 – tập 1) có dạng phân biệt, nhận diện từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Như vậy số lượng bài tập thực hành giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn ít, trong khi đó khả năng tư duy trìu tượng của các em còn hạn chế.
1.2 Việc dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm từ nhiều nghĩa của học sinh.
1.2.1 Về dạy từ đồng âm từ nhiều nghĩa của giáo viên:
Theo các trình tự nội dung được biên soạn trong SGK và trình tự dạy học luyện từ và câu, nhìn chung các đồng chí GV lớp 5 đều làm đúng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nắm kiến thức về hai nội dung từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Tuy nhiên do thời lượng 1 tiết có hạn, nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các bài học được. Do đó, sau các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa học sinh chỉ nắm được kiến thức về nội dung trên một cách tách bạch, đôi khi trong giảng dạy các nội dung này, giáo viên còn có lúc “ bí từ” khi lấy thêm VD cụ thể ngoài SGK để giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
1.2.2 về việc học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về từ đồng âm học sinh tiếp thu và làm bài nhanh hơn khi học và làm bài tập về từ nhiều nghĩa, có lẽ bởi từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn.Đặc biệt, khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các từ có quan hệ nhiều nghĩa với nhau trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài tập chưa đạt yêu cầu. lúc đầu, khi đang còn dạy tách bạch từng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi thấy phần lớn các em làm bài tập trong SGK tương đối đạt yêu cầu. Để kiểm tra khả năng phân biệt chính xác từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tôi đã cho học sinh lớp 5A3 ( năm học 2015- 2016) làm bài tập 1( trang 82- SGK – TV5 tập 1).
Đề bài: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
Lúa chín ngập lòng thung
Đi tìm măng hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Kết quả:
Sau khi thu bài chấm, kết quả học sinh làm bài được tổng hợp như sau
Tổng số học sinh
Số bài đúng cả 3 phần
Số bài có 1 phần sai
Số bài có 2 phần sai
Số bài có 3 phần sai
55
15
25
12
3
Như vậy số học sinh có phần bài làm sai khá nhiều, đặc biệt có những học sinh sai từ 2 đến 3 phần. Vậy việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa của các em chưa tốt.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III.1 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách dạy thật kĩ và chắc phần kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
2. Tổ chức dạy học trên lớp có sự lồng ghép gợi mở kiến thức.
3. Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh.
4. Tập hợp một số dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để có tư liệu dạy học.
5. Tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để thêm vốn từ trong giảng dạy.
III.2 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Biện pháp 1 : Giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bằng cách dạy thật kĩ và chắc phần kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững kiến thức.
Khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, Tôi thực hiện theo quy trình các bước sau:
Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu định nghĩa.
Cho học sinh lấy ví dụ để nắm vững kiến thức.
Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới.
Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
Phương pháp hỏi đáp – Hình thức học cá nhân
Phương pháp giảng giải – Thảo luận nhóm
Phương pháp trực quan – Tổ chức trò chơi
Phương pháp luyện tập thực hành
Ngoài ra tôi vận dụng cách liên tưởng, liên hệ trong từng bài tập cụ thể.
VD: Bài tập 2 – TV5- trang 67: yêu cầu học sinh tìm một số VD về sự chuyển nghĩa của các từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
Tôi gợi ý bằng cách đưa ra một số câu hỏi có nội dung liên tưởng như:
Lưỡi của những đồ vật gì có tính sắc, sáng ( học sinh dễ tìm được lưỡi dao, lưỡi kiếm, lưỡi gươm, lưỡi lê, lưỡi lam, lưỡi hái…). Các từ còn lại tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày bằng trò chơi ai nhanh hơn.
* Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi chủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa
VD1: Khi dạy bài từ đồng âm SGK TV5 tập 1 trang 51 tôi làm như sau:
– Tôi yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần nhận xét:
a) Ông ngồi câu cá.
b) Đoạn văn này có 5 câu.
Sau khi cho học sinh đọc tôi đưa câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu ngữ liệu
+ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?
+ Hoặc hai câu văn trên có từ nào giống nhau?
+ Nghĩa của từ câu trong từng câu văn trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2
Câu trong Ông ngồi câu cá: Bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây
Câu trong Đoạn văn này có năm câu: Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
Sau đó tôi hỏi:
+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên.
– HS rút ra khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa (SGK Tiếng Việt 5 – tập 1 – trang 51)
– Tôi đưa thêm một số ví dụ cho HS tìm hiểu:
+ Bò trong kiến bò: Chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.
+ Bò trong trâu bò: Chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa, …
+ Đầm trong đầm sen: Chỉ khoảng trũng to và sâu giữa đồng để giữ nước.
+ Đầm trong cái đầm đất: Chỉ vật nặng, có cán dùng để nện đất cho chặt.
-Tôi yêu cầu học sinh tự tìm thêm ví dụ về từ đồng âm để khắc sâu kiến thức trước khi chuyển sang phần luyện tập.
VD2: Khi dạy bài từ nhiều nghĩa SGK TV5 tập 1 trang 66 tôi làm như sau:
– Tôi yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần nhận xét: Rồi hỏi học sinh
+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì?
Tôi yêu cầu học sinh tự làm bài. Nhắc học sinh dùng bút chì để nối từ với nghĩa thích hợp
Nhận xét bài, kết luận đúng sai.
Gọi 1 học sinh nhắc lại nghĩa của từng từ.
A – Từ
B – Nghĩa
Tai
Răng
Mũi
Xem thêm : Hạt sen tốt như thế nào cho sức khỏe?
Sau đó tôi chuyển sang bài tập 2
Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm bàn tìm câu trả lời
+ Nghĩa của các từ tai, răng, mũi ở hai bài tập trên có gì giống nhau?
Học sinh trả lời:
+ Răng: đều chỉ vật nhọn,sắc, sắp đều thành hàng.
+ Mũi: Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như tai người.
Sau đó học sinh tự rút ra khái niệm:
*Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. ( SGK Tiếng Việt 5 – Trang 67)
Tôi đưa thêm ví dụ để học sinh hiểu rõ hơn
Từ “ mắt” trong câu “ quả na mở mắt” là nghĩa chuyển.
Tôi cũng yêu cầu học sinh tự tìm thêm ví dụ để khắc sâu thêm kiến thức. Rồi sau đó mới chuyển sang làm phần luyện tập.
Sau khi dạy cho HS một số khái niệm cơ bản cần thiết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Tôi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chúng:
Khác nhau:
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
– Đặc điểm: Giống nhau về âm thanh, khác nhau về ý nghĩa.
– Ví dụ:
+ câu cá, câu văn.
+ Cái bàn, bàn bạc công việc
– Đặc điểm: Có một nghĩa gốc và có một hoặc nhiều nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau.
– Ví dụ: + Đôi mắt của bé mở to.
+ Quả na mở mắt.
Giống nhau:
– Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau
Ngoài phần kiến thức trong SGK tôi giảng thêm để học sinh hiểu thật sâu phần này:
Tôi giúp học sinh có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tôi giúp học sinh hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa bằng cách so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào có tên gọi của một sự vật hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa.
VD: Từ “ xe đạp” chỉ loại xe người đi có hai bánh hoặc ba bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đó là nghĩa duy nhất thông dụng của từ xe đạp. Vậy có thể nói từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
VD: Từ ăn có các nghĩa sau đây:
+ ăn cơm: tự cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống cơ thể.
+ ăn cưới: ăn uống nhân dịp cưới
+ tàu ăn hàng: tiếp nhận hàng để chuyên chở
+ ăn hoa hồng: nhận lấy để hưởng
+ ăn con xe: giành về mình phần hơn, phần thắng.
+ Da ăn nắng: hấp thụ cho thấm vào, nhiễm vào.
+ Sơn ăn mặt: làm hủy hoại dần từng phần
+ ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh
+ sông ăn ra biển: lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó.
+ Đám đất này ăn về xã bên: Thuộc về
+ Một đô la ăn mấy đồng tiền Việt Nam: Có thể đổi ngang giá.
Như vậy từ ăn là một từ nhiều nghĩa.
Trong chương trình môn tập đọc lớp 5 từ “ trông” trong bài ca dao đi cấy là một từ nhiều nghĩa.
Chương trình phân môn luyện từ và câu không đề cập đến nghĩa đen và nghĩa bóng của từ nhiều nghĩa mà đề cập tới nghĩa chuyển và nghĩa gốc. Tôi giúp học sinh hiểu thêm về khái niệm này: Nghĩa đen chính là nghĩa gốc của từ còn được gọi là nghĩa trực tiếp, nghĩa đầu tiên của từ, là cơ sở để tạo ra các nghĩa khác. Trong từ điển, nghĩa đen được nói tới đầu tiên. Nghĩa bóng cũng chính là nghĩa chuyển, là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa đen ( hoặc nghĩa chuyển này được hình thành từ nghĩa chuyển khác), có mối liên hệ mật thiết với nghĩa đen. Nghĩa bóng ( nghĩa chuyển ) là sản phẩm của hoạt động chuyển nghĩa từ theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ. Trong từ điển, nghĩa bóng được nói đến sau nghĩa đen… Nghĩa bóng ( nghĩa chuyển ) cũng mang tính ổn định, bền vững, tính xã hội và tính dân tộc như nghĩa đen.
Tôi mở rộng thêm cho học sinh hiểu: Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa gốc) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác (nghĩa chuyển), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó.
Ví dụ: Chín:
+ Gốc: Chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
+ Chuyển 1: Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín).
+ Chuyển 2: Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt).
+ Chuyển 3: Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm. (cam chín).
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:
Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :
Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
Ví dụ:
+ Mũi ( mũi người) và Mũi( mũi thuyền).
+Miệng ( miệng xinh) và miệng( miệng bát).
Dạng 2: Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng, của các sự vật, đối tượng .
Ví dụ : cắt (cắt cỏ) với cắt (cắt quan hệ )
Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.
Ví dụ: đau (đau vết mổ ) và đau (đau lòng )
Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn
thể.
Ví dụ: Chân, Tay, mặt là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể ( anh ấy có chân trong đội bóng. Tay bảo vệ của nhà máy số ba có mặt trong hội nghị)
Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
Ví dụ : Nhà Là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)
Nhà là gia đình (Cả nhà có mặt)
Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên nguyên liệu hay công cụ với sản phẩm được làm ra từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành động dùng nguyên liệu hay công cụ đó.
Ví dụ: Muối:
+ Nguyên liệu (Một kg muối).
+ Hành động làm cho thức ăn lên men (Chị ấy muối dưa ngon lắm).
Việc giúp học sinh nắm sâu, nắm chắc phần kiến thức này sẽ là tiền đề để học sinh học tốt.
Biện pháp 2:Tổ chức dạy học trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt từ.
Trong chương trình SGK, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy về từ đồng âm. Như vậy để phòng xa sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm ngoài ví dụ đúng về các trường hợp đồng âm tôi đưa thêm một số ví dụ về các trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét.
VD: Từ “ đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay không?
Bài tập này tôi chỉ yêu cầu học sinh nhận diện từ đi trong các câu văn trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm , không yêu cầu các em các em giải thích gì và sẽ có hai phương án trả lời: đồng âm/ không đồng âm. Đến đây giáo viên gợi mở: để biết từ “ đi” trong các câu văn trên có phải quan hệ đồng âm hay không, các em về nhà suy nghĩ tìm hiểu SGK các tiết luyện từ và câu sau cô sẽ giúp các em tìm câu giải đáp.
Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, tôi viết sẵn nội dung câu hỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy VD về từ đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó tự các em sẽ có một sự so sánh giữa các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên, đồng thời kích thích được tư duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, tôi cũng không quên nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời giải thích về hiện tượng từ đi trong các câu văn đã cho.
Trong dạy bài từ nhiều nghĩa tôi cũng đưa thêm một ví dụ về từ đồng âm để học sinh phân biệt, rèn kĩ năng nhận diện từ.
Sau phần ghi nhớ của bài học từ nhiều nghĩa tôi lấy thêm một hoặc hai ví dụ về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từ trong ví dụ.
VD: Từ “ chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì sao?
Cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng.
Ở câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả lời tôi chốt lại : từ chỉ trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ chỉ trong mỗi trường hợp hoàn toàn khác nhau, không có quan hệ với nhau và nhấn mạnh thêm ở cuối tiết học những điều cần lưu ý khi phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai hiện tượng này.
Biện pháp 3: Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Mục tiêu: Tìm căn cứ giúp học sinh nhận diện và phân biệt từ.
– Quay lại với bài kiểm tra ở phần thực trạng, tôi muốn đề cập đến một số lỗi học sinh mắc phải khi phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đó là:
+ Các em không xác định được nghĩa của từ trong từng câu.
+ Không tìm được mối quan hệ giữa từ mang nghĩa gốc và từ mang nghĩa chuyển.
+ Không dựa vào văn cảnh để hiểu nghĩa của từ trong mối quan hệ với các từ khác của câu.
+ Không thuộc định nghĩa (tức phần ghi nhớ) của mỗi bài học.
VD Khi tôi dạy bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa SGK TV5 tập 1 Trang 82
Khi học sinh làm bài xong tôi hỏi một học sinh có phần lỗi sai nhiều về nghĩa của từ “ vạt” trong câu:
“ Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” nghĩa là gì?
Lúc đầu em im lặng không trả lời, sau đó tôi động viên, bảo em hiểu thế nào thì cứ nói cho cô nghe thì em trả lời “ vạt” trong câu văn đó là một phần đầu nhọn của con dao.
Tôi thầm nghĩ, em đã hiểu sai nghĩa của từ vạt và nội dung ý nghĩa thông báo của câu văn nên trong bài làm của mình em cho rằng từ vạt trong câu:
“ Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung”
Và từ vạt trong câu văn trên đều là những từ cùng nghĩa.
Tìm hiểu và nắm được một số sai lầm của học sinh như trên, tôi đã thử nghiệm một số biện pháp phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa như sau:
2.1 Yêu cầu học sinh thuộc và hiểu ghi nhớ
Tâm lí học sinh thích làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Biết vậy, tôi thường cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đôi, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt nhất. Cách làm này tôi đã cho các em thực hiện ở các tiết học trước đó ( về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ) do đó dạy đến từ đồng âm từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn cách tổ chức như trước mà thực hiện. Và kết quả có tới 50/ 53 học sinh thuộc ghi nhớ một cách trôi chảy tại lớp chỉ còn 3 em có thuộc song còn ấp úng, ngắc ngứ.
2.2. Dùng tranh ảnh vật thật để minh hoạ cho từ nhằm giúp các em hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ.
Ví dụ: Khi dạy bài từ đồng âm SGK TV5 tập 1 trang 51
– Để phân biệt nghĩa từ đồng trong bài tập: Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng. Tôi đã đưa bức ảnh chụp cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng. học sinh nêu nghĩa từng từ rồi từ đó tự rút ra kết luận : Đó là những từ đồng âm.
Cánh đồng Tượng đồng Một nghìn đồng
– Để phân biệt nghĩa từ đá trong ví dụ: đá bóng – hòn đá
Hòn đá Đá bóng
2.3. Giúp học sinh hiể đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau theo văn cảnh của câu văn
Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau( nói, đọc giống nhau viết cũng giống nhau).
“ đường”(1) trong “ đường rất ngọt”
“ đường” ( 2 ) trong “ đường dây điện thoại”
“ đường” (3) trong “ ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp”
đều phát âm, viết giống nhau. Vậy mà “ đường”(1) với “ đường” ( 2 ) và “ đường” (1) với “ đường” (3) lại có quan hệ đồng âm, còn “ đường” ( 2 ) với “ đường” (3) lại có quan hệ nhiều nghĩa
Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các từ
“ đường”(1), “ đường” ( 2 ), “ đường” (3) là gì?
Đường (1): ( đường rất ngọt): chỉ một chất có vị ngọt.
Đường (2): ( đường dây điện thoại) chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc.
Đường (3): ( ngoài đường, xe cộ đi lại nhộn nhịp) chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật.
Để có thể giải nghĩa chính xác các từ đường như trên, các em phải có vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, tôi luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn từ điển Tiếng Việt, biết cách tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải nghĩa từ.
Tiếp đó học sinh căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ “đường”.
Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:
Từ đường (1) và từ đường ( 2 ) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan đến nhau. Kết luận : hai từ đường này có quan hệ đồng âm.
Tương tự như trên từ đường (1) và từ đường ( 3 ) cũng có mối quan hệ đồng âm.
Từ đường ( 2 ) và từ đường ( 3 ) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của từ đường (3) – chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ đường ( 2 ) ( truyền đi) theo vệt dài ( dây dẫn), như vậy từ đường (3) là nghĩa gốc, còn từ đường ( 2 ) là nghĩa chuyển.
Vậy từ đường ( 2 ) và từ đường (3) có quan hệ nhiều nghĩa với nhau
2.4 Dựa vào yếu tố từ loại giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Dấu hiệu phân biệt
Từ nhiều nghĩa (Nghĩa gốc – nghĩa chuyển)
Từ đồng âm
Giống nhau
– Đọc giống nhau, viết giống nhau – Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ.
– Đọc giống nhau, viết giống nhau. – Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ.
Khác nhau
– Luôn luôn cùng từ loại
– Thường khác từ loại
Ví dụ: Lan ăn cơm. ĐT Xe ăn hàng ở cảng. ĐT – Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ luôn có mối quan hệ về nghĩa. – Tất cả nghĩa chuyển đều xuất phát từ quy luật chuyển nghĩa của từ. Ví dụ: Ngôi nhà (1) vừa mới xây xong. Cà nhà (2) vui vẻ trò chuyện . Nhà (1): chỉ nơi ở. Nhà(2): Chỉ những người sống trong nơi ở đó.
Ví dụ: Chúng nó tranh nhau quả bóng. ĐT Mọi người đang xem tranh. DT * Nếu cùng từ loại thì phần lớn là danh từ. Ví dụ: Tấm vải này dày quá. DT Năm nay quê em được mùa vải. – Các từ đồng âm có nghĩa khác xa nhau. – Một số từ đồng âm xuất hiện từ quy luật chuyển từ loại. Ví dụ: Bố đẽo cày(1). Bố đang cày ngoài đồng(2). Cày(1): Danh từ chỉ 1 loại nông cụ. Cày(2): Động từ dùng chỉ cày để lật đất lên (chuyển loại từ danh từ sang động từ)
2.5 Dùng sơ đồ
Đôi khi trong quá trình học sinh vận dụng làm bài tập, các em lúng túng về mặt kiến thức, tôi đưa ra sơ đồ để các em nhanh chóng nhớ lại về khái niệm đã học.
VD :khi học sinh phân biệt hai từ “bức tranh” và tranh giành tôi vẽ hai vòng tròn rời xa nhau. Mỗi vòng tròn ấy biểu thị cho nghĩa của một từ. Các nghĩa ấy hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau. Từ đó hướng học sinh tới phần kết luận về mối quan hệ đồng âm của hai từ đó.
Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập về từ nhiều nghĩa tôi cũng vừa hướng dẫn vừa vẽ hai hình tròn nhưng hai hình tròn lại có chỗ giao thoa với nhau như sau:
Khi ấy học sinh hiểu rằng chỗ giao thoa giữa hai hình tròn là biểu thị mối quan hệ với nhau về nghĩa, phần không giao thoa giúp các em hiểu giữa các từ ấy có những điểm không hoàn toàn giống nhau về nghĩa
VD: Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
“ xuân” (1) chỉ mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng 3
Xem thêm : Có nên mượn tuổi làm nhà không? Những điều kiêng kỵ cần tránh
“ xuân” (2) chỉ tuổi trẻ, sức trẻ.
Nghĩa của hai từ xuân trên đây tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ với nhau là cùng nói tới sự tươi trẻ đầy sức sống và đây cũng chính là phần giao nhau trên sơ đồ.
Biện pháp 4: Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Mục tiêu: Tạo hệ thống bài theo từng dạng để học sinh luyện tập.
Tôi đã tiến hành tập hợp, phân loại các dạng bài tập để giúp học sinh nắm chắc phần kiến thức này.
Dạng 1: Phân biệt nghĩa của từ
Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: cánh đồng(1); tượng đồng(2) ; một nghìn đồng(3)
Ở bài tập này tôi yêu cầu các em đánh số sau đó giải nghĩa của các từ đồng trong từng trường hợp:
đồng(1): Khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
đồng(2): Là kim loại có màu đỏ, dẽ dát mỏng và kéo thành sợi.
đồng(3): Là đơn vị tiền Việt Nam
Sau đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận : Nghĩa của các từ đồng này hoàn toàn khác nhau, chúng là những từ đồng âm.
Trong các câu sau câu nào có từ chân mang nghĩa gốc và câu nào có từ chân mang nghĩa chuyển ?
Tôi yêu cầu các em đánh số sau đó nêu nghĩa của từ chân và xác định nghĩa gốc,
nghĩa chuyển.
Từ chân trong câu a: Chỉ một bộ phận làm trụ đỡ của cái kiềng.( nghĩa chuyển)
Từ chân trong câu b: Một bộ phận của cơ thể, đỡ và di chuyển cơ thể ( nghĩa gốc)
Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc nhiều nghĩa.
Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau.
VD: Bàn: Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm.
Bố mẹ em đang bàn chuyện gia đình.
Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “ đứng”
Tôi yêu cầu học sinh đặt câu và gợi ý nghĩa của các từ đứng như sau:
Nghĩa 1: Đứng : Ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Nghĩa 2: Đứng : Ngừng chuyển động
Dựa vào gợi ý đó học sinh có thể đặt câu:
Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ.
Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại.
Trời đứng gió.
Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa.
VD: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau?
Vàng: – Giá vàng ở nước ta tăng đột biến.
Ở bài tập này tôi hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các từ “vàng”, rồi xác định mối quan hệ giữa chúng dựa vào định nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
Đáp án: Từ “ vàng” ở câu 1,2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng” ở câu3 có quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2.
Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho.
Ví dụ: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B
A
B
1.Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
2.Sao lá đơn này thành thànhba bản.
3.Sao tẩm chè.
4.Sao ngồi lâu thế?
5.Đồng lúa mượt mà sao.
a.Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo đúng bản chính.
b. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.
c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên nhân.
d. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, than phục.
e. Các thiên thể trong vũ trụ.
Đáp án: 1-e ; 2- a ; 3 – b ; 4 – c ; 5 – d
Ví dụ: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A
A
B
1.Bé chạy lon ton trên sân
2.Tàu chạy băng băng trên đường ray.
3.Đồng hồ chạy đúng giờ.
4.Dân làng khẩn trương chạy lũ.
a)Hoạt động của máy móc.
b)Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
c)Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
d)Sự di chuyển nhanh bằng chân.
Đáp án: 1- d ; 2 – c ; 3 – a ; 4 – b
Đối với những bài tập trên, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận để nối những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận thấy trước. Trường hợp khó còn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể vận dụng cả phương pháp loại trừ.
Ở cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có mặt cả bốn dạng bài tập trên. Bên cạnh đó mỗi nội dung lại có một số dạng bài tập riêng:
Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
( Là con gì?)
Hoặc dạng bài tập chỉ ra những từ đồng âm được dùng để chơi chữ trong các câu sau:
Với bài tập này tôi yêu cầu các em chỉ ra từ đồng âm và nêu cách hiểu của mình về các câu trên.
Tìm từ có thể thay thế từ mũi trong các cụm từ sau:
Biện pháp 5: Tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy
Mục tiêu: Tích lũy vốn từ cho bản thân
Để dạy tốt phần kiến thức nghĩa của từ này, tôi nghĩ bản thân người giáo viên phải luôn nỗ lực tự tích lũy, trau giồi bản thân để có được vốn từ phong phú. Bản thân tôi đã tự tích lũy cho bản thân vốn từ sau:
*Một số trường hợp dùng từ đồng âm để chơi chữ:
g. Chèo
– Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
( ca dao)
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng.
( Mẹ Suốt- Tố Hữu)
– Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
Trong bài thơ “ Rắn đầu biếng học” của Lê Quý Đôn cũng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ:
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi da.
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Câu chuyện vui sau đây cũng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ:
Xưa, có anh chàng mượn của người hàng xóm một chiếc vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “ Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả”. Anh chàng nói: “ Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò. Nhưng vạc của con là vạc thật.
Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh chàng trả lời.
Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
Đối với từ nhiều nghĩa:
-Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao. ( Trần Đăng Khoa)
Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
( Hồ Chí Minh)
( Nguyễn Du)
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
( Hồ Chí Minh)
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Việc dạy kiến thứcvề từ đồng âm,từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa theo một số biện pháp trên đây là một thử nghiệm của bản thân tôi Trong ba năm học; 2016- 2017; 2017-2018; 2018 – 2019. Kết quả đạt được rất tốt so với chất lượng học nội dung này ở năm học trước đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể năm học này tôi cũng ra những bài tập tương tự năm học trước cho các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Kết quả làm bài như sau:
Tổng số học sinh
Số bài đúng cả
Số bài có 1 phần sai
Số bài có 2 phần sai
Số bài có nhiều phần sai
55
47
8
0
0
So với kết quả kiểm tra năm trước số học sinh làm bài tốt tăng lên rất nhiều, số học sinh có phần sai nhiều giảm đi đáng kể. Đây là một dấu hiệu triển vọngcho việc vận dụngmột số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các năm học tiếp theo. Tôi đã mang những kinh nghiệm của mình trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong khối để cùng áp dụng vào trong năm học 2017-2018 này và đã thu được kết quả tốt. Phần kiến thức về từ đồng âm, nhiều nghĩa trong các bài đọc hiểu kiểm tra giữa kì 1, cuối kì 1 và giữa kì 2 năm học 2017-2018 của toàn khối 5 như sau
Giữa kì 1
Tổng số học sinh
Số bài đúng
Số bài sai
Cuối kì 1
Tổng số học sinh
Số bài đúng
Số bài sai
Giữa kì 2
Tổng số học sinh
Số bài đúng
Số bài sai
Với kết quả đạt được như vậy tôi nghĩ những kinh nghiệm mà mình tích lũy được đã có kết quả tốt.và những sáng kiến này đã mang lại hiệu quả cho học sinh lớp tôi cũng như học sinh toàn khối 5 của trường.
Bài học kinh nghiệm:
Để mang lại hiệu quả cao trong việc dạy từ đồng âm và nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm và nhiều nghĩa trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 người giáo viên cần phải:
Xác định đúng yêu cầu của bài dậy, tham khảo thêm những tài liệu có lien quan đến bài dậy.
Nắm vững những nội dung cần dạy cho học sinh, nghiên cứu xây dựng nội dung dạy học một cách hợp lí, khoa học với mục đích giúp học sinh giải nghĩa từ, mở rộng vốn từ, phát triển và sử dụng có hiệu quả vốn từ.
Giáo viên cần tìm tòi học hỏi để vốn từ của bản thân thật phong phú, khả năng sử dụng từ tốt.
Lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, các hình thức củng cố luyện tập tạo sự hứng thú say mê học Luyện từ và câu cho học sinh. – Mạnh dạn đề xuất ý kiến điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý và bổ sung những kiến thức làm nội dung phong phú hơn, chất lượng hơn. – Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của học sinh trong giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời, nhắm khuyến khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Dạy các nội dung về nghĩa của từ thực sự không đơn giản, nhất là phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Trong quá trình giảng dạy, tổ chức cho học sinh nắm kiến thức, bản thân tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu tìm tòi, học hỏi và lựa chọn sao cho học sinh nắm kiến thức mới và vận dụng trong học tập cũngnhư trong cuộc sống một cách hiệu quả.
Một số đề xuất nhỏ:
Để giúp học sinh hứng thú hơn, học tốt hơn trong bộ môn Tiếng Việt nói chung và phần Từ ngữ nói riêng, tôi xin đưa ra ý kiến đề xuất sau:
– Nhà trường có kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt để tạo cơ hội cho các em giao tiếp, củng cố và mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ để sử dụng có hiệu quả trong học tập, tạo sự hứng thú say mê học, hiểu tiếng mẹ đẻ.
– Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm từ, nêu nghĩa của từ dướ các hình thức như hái hoa dân chủ, thả thơ, hội vui học tập trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể để các em được vận dụng, trau dồi các kiến thức đã học đồng thời mở rộng thêm vốn từ của mình.
– Bản thân mỗi giáo viên phải biết tích lũy cho mình những kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu về từ, trau dồi vốn từ phong phú, học hỏi các biện pháp dạy học có hiệu quả của đồng nghiệp. Để ý những hiện tượng về từ đồng âm nhiều nghĩa trong đời sống hàng ngày để có thêm tư liệu dạy học.
Với một số những kinh nghiệm nhỏ này, tôi rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học cũng như tất cả các đồng nghiệp để SKKN đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và thiết thực hơn.
Quận Hoàng Mai
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/04/2024 21:37
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024