Cách tính bán kính hình tròn không phải là một dạng bài khó đối với các em học sinh tiểu học. Tuy nhiên, nắm vững công thức tính bán kính, chu vi, diện tích hình tròn sẽ là tiền đề để làm các bài tập khó hơn ở cấp 2, cấp 3. Vì vậy, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài kiến thức về hình tròn và bán kính hình tròn trong bài viết dưới đây nhé.
Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, hình tròn là hình dạng rất phổ biến. Nó xuất hiện ở khắp nơi từ những vật dụng nhỏ bé hàng ngày cho đến những cái to lớn như các công trình kiến trúc,… Tuy nhiên, đa số chúng ta chỉ tiếp xúc với hình tròn qua việc quan sát bằng mắt thường chứ chưa tìm hiểu cặn kẽ về hình khối này theo chiều hướng toán học. Vậy nên trong toán học, hình tròn sẽ được thể hiện như thế nào?
Bạn đang xem: Cách tính bán kính hình tròn theo đường kính, chu vi và diện tích
Hình tròn là một vùng trên mặt phẳng nằm ở bên trong của đường tròn. Thêm nữa, tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.
Đường tròn là đường bao quanh hình tròn hay còn gọi là chu vi của hình tròn. Vậy nên, đường tròn không có diện tích. Điểm nằm ở chính giữa của đường tròn được gọi là tâm của đường tròn đó.
Đường kính của hình tròn là đoạn thẳng mà nối hai điểm bất kỳ A, B có vị trí trên đường tròn và đi qua tâm O của đường tròn đó. Bán kính hình tròn cũng chính là đoạn thẳng bắt đầu từ tâm và cắt đường tròn tại một điểm, có độ dài bằng nửa đường kính của hình tròn.
Hiểu một cách đơn giản, bán kính của hình tròn chính là khoảng cách từ tâm của hình tròn đến hình tròn. R và r chính là hai chữ cái thường được dùng để kí hiệu bán kính của hình tròn.
Trước khi tìm hiểu cách tính bán kính của hình tròn, chúng ta cùng điểm qua một vài công thức về hình tròn và bán kính:
Dựa vào các công thức trên, chúng ta có thể rút ra 3 cách tính bán kính hình tròn đơn giản:
Với dạng bài này, ihoc.vn cùng các bạn có thể áp dụng công thức (1) để giải. Vì bán kính luôn chỉ bằng ½ đường kính, suy ra, r = ½ d (trong đó d là đường kính cho trước).
Ví dụ 1: Cho một hình tròn, biết đường kính hình tròn là 12 cm, tìm bán kính của đường tròn đó.
Áp dụng công thức tính bán kính hình tròn, ta có: d = 2r => r = d/2 = 12/2 = 6 (cm).
Xem thêm : Sinh năm 1970 sẽ nghỉ hưu vào năm nào? – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Đáp số: r = 6 cm.
Đây là một dạng bài rất thường xuyên gặp ở bậc tiểu học, liên quan đến kiến thức Toán về hình khối. Để giải bài tập này, chúng ta hãy áp dụng công thức số (2) về chu vi hình tròn. Cụ thể, chu vi C của hình tròn sẽ bằng hai lần bán kính hay đường kính mà nhân với hằng số không đổi π (3.14).
Từ đó hãy suy ngược là công thức tìm r trong trường hợp này sẽ bằng r = C/2π.
Ví dụ: Cho chu vi của một hình tròn là 18.84 dm,tìm bán kính của hình tròn.
Áp dụng công thức, ta có r = 18.84/(2 x 3,14) = 3 (dm).
Đáp số: r = 3 dm
Để giải dạng toán này, chúng ta phải áp dụng ngay công thức tính bán kính số (3). Biết diện tích hình tròn bằng độ dài của bán kính hình tròn nhân với chính nó rồi nhân với hằng số không đổi 3.14. Từ đó, chúng ta có thể suy ra được, bán kính của hình tròn khi biết diện tích sẽ là một số mà khi nhân số đó với chính nó sẽ được một tích bằng S/3.14.
Ví dụ: Cho hình tròn có diện tích S bằng 12.56 cm, tính bán kính của hình tròn đó.
Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn ta có: 12.56 = r*r*3.14, suy ra r*r = 4.
Ta có 2*2=4 nên r=2 (cm)
Đáp số: r = 2 cm.
Để vẽ được hình tròn đẹp, thẳng, khép kín, người ta thường sử dụng compa, vì đây là cách đơn giản và nhanh nhất. Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp, không có compa để thực hiện vẽ hình tròn, thì chúng ta có thể sử dụng một vài vật dụng thay thế.
Xem thêm : TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP LÀ GÌ?
Compa là một dụng cụ vẽ kỹ thuật được dùng để vẽ hình tròn, đường tròn hay hình vòng cung, hình elip… Compa có thể được dùng trong toán học, soạn thảo bản vẽ, kiến trúc, đo khoảng cách trên bản đồ hoặc bản vẽ,….
Hiện nay chiếc compa được thiết kế trở nên nhỏ gọn hơn, dễ dàng mang theo vô cùng tiện lợi, được sử dụng nhiều rất là trong ngành giáo dục.
Một vài loại compa vẽ hình tròn:
Một điều cần chú ý khi vẽ hình tròn là cần biết cách tính bán kính hình tròn hoặc đọc kỹ đề bài yêu cầu để vẽ ra hình tròn có tỉ lệ chuẩn xác.
Bài 1: Tìm chu vi C và diện tích S của hình tròn, biết r hoặc d:
a) r = 5 cm, r = 0.8 cm, r = 4/5 dm.
b) d = 5.2 m, d = 1.2 m, d = 3/5 dm.
Bài 2: Tính đường kính hình tròn biết chu vi: C = 12.56 cm, C = 18.84 dm, C = 2.826 m
Bài 3: Tính diện tích hình tròn có chu vi: C = 6.908 m, C = 25.12 dm, C = 16.956 cm
Bài 4: Hình H được ghép bởi hình chữ nhật và hai nửa hình tròn. Tìm diện tích của hình H (xem hình minh họa dưới đây)
Một vài lưu ý quan trọng, giúp các bạn nhỏ có thêm kinh nghiệm, tránh những sai lầm không đáng có khi làm bài tập với cách tính bán kính hình tròn:
Và trên đây là một vài thông tin về cách tính bán kính hình tròn, cách vẽ hình tròn và một số bài tập vận dụng cơ bản. Hãy ghi nhớ các kiến thức này và thường xuyên làm bài tập để đem về các kết quả tốt trong các bài kiểm tra nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/04/2024 21:32
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…